Ngày 10/12/1984, hai tuần trước Giáng sinh, khi các cửa hàng bách hóa bắt đầu nườm nượp không khí Noel, đường phố London trắng xóa tuyết rơi, trên các kệ đĩa vẫn còn đang ra rả những bài Noel bất hủ thì bỗng nhiên các đài phát thanh phát đi một bài mới tinh - Last Christmas - sáng tác mới nhất của một nhóm nhạc mới nổi: Wham!. Và mùa Đông năm ấy dường như mọi ca khúc Noel đã bị khuất phục bởi Last Christmas. Và 30 năm sau, nó vẫn là bản nhạc Giáng sinh đang được nghe nhiều nhất thế giới. Đây có phải là bài hát Giáng sinh hay nhất mọi thời? Điều này chưa bao giờ được đảm bảo. Nhưng có một thực tế trong 30 năm qua, cứ đúng thời điểm Giáng sinh, Last Christmas là bài hát được vang lên nhiều nhất.
Ký giả âm nhạc Rupert Mellor của tờ Guardian nói rằng: “30 năm qua Last Christmas gần như quyết định sự tồn vong của các trung tâm mua sắm, sức vóc của nó đủ để đem lại cả mùa Giáng sinh. Có người thích hoặc không nhưng chưa ai từ chối những âm thanh của nó. 30 năm đủ làm giảm đi tầm nhìn và sức vóc của nhiều ca khúc nhưng Last Christmas giống như kẹo dẻo, gây thèm mỗi mùa”. Vậy điều gì gây nên sức hấp dẫn ở một bài hát nghe có vẻ đơn giản ấy? Ăn may nhờ Giáng sinh? Last Christmas hoàn toàn chẳng mang dáng dấp gì của niềm vui Giáng sinh. Đó đơn giản là câu chuyện về một chàng trai yêu điên cuồng một cô gái nhưng cô ấy lại bỏ anh ra đi. Trong cô đơn và tuyệt vọng, chàng trai ấy vẫn yêu, thậm chí “nếu được em hôn bây giờ thì anh biết mình sẽ lại điên cuồng như xưa”. Họ chia tay trong tuyết, ngay mùa Giáng sinh. Bìa single Last Christmas của nhóm Wham! phát hành ngày 10/12/1984 Last Christmas là câu chuyện tình buồn được đặt vào khung cảnh Giáng sinh và thế là trở thành bài hit. Bài này đã từng được xếp vào danh sách những ca khúc Giáng sinh mà chẳng liên quan nhiều đến Giáng sinh. Nhưng có người nói rằng khi cái lạnh thấm vào người, sẽ hiểu nỗi tê tái mà Last Christmas mang lại. Trường hợp này cũng giống như Happy New Year của ABBA khi bài hát mừng năm mới này lại phủ toàn vị buồn, chỉ là cái cớ để tâm sự. Nhưng hơn 30 năm qua, như Last Christmas, thì Happy New Year vẫn là bài hát được chọn để mở Champagne đón Giao thừa dù với phần đông công chúng, họ chẳng cần hiểu bài hát nói gì. Last Christmas là một sáng tác của nhóm Wham!, chính xác hơn của George Michael, giọng ca chính. Bài hát được ra đời trong một buổi tối khi George Michael và Andrew Ridgley về nhà bố mẹ của George để nghỉ ngơi. Lúc ấy Andrew đang nằm sô-pha để xem tường thuật bóng đá trên ti-vi còn George ngồi trên gác xép nghĩ ngợi mông lung và ngắm tuyết rơi ngoài cửa sổ. Chợt một hình ảnh cũ hiện về, đúng hơn là một mối tình đã qua. George lúc này mới nói vọng xuống: “Andrew, tớ sẽ làm một bài Giáng sinh”. Trả lời, Andrew nói rằng hãy sáng tác đi, “sáng mai tớ sẽ gọi cậu dậy”. Nguyên cả đêm hôm ấy, George Michael lọ mọ với giai điệu và ca từ. “Không hiểu sao giai điệu nó cứ ập đến tôi và ơn trời, tôi biết đó sẽ là một bài Giáng sinh hay ho”. Hay nhờ giai điệu quen? Sáng hôm sau Andrew gọi ngay George dậy và không thể ngờ bài hát đã được hoàn thành. Last Christmas mang giai điệu quen thuộc với hợp âm đi vòng và phần hòa âm hơi hướng dance pop thời 1980. Rupert Mellor cũng cho rằng chính vì giai điệu quá quen và rất dễ nhớ ngay từ lần đầu tiên nên bài hát này dễ “ám” công chúng. Có những bài cũng gây ám ảnh ngay lần đầu nhưng rồi sẽ bị trôi tuột theo thời gian nhưng Last Christmas được không khí Giáng sinh “vịn” lại bởi nó có một câu chuyện, bất kể vui hay buồn, và gây được cảm xúc. Nhiều người hay thích đón Giáng sinh trong tâm trạng hân hoan, vui vẻ nhưng có những lúc họ sẽ rơi vào trạng thái “ngược” và lúc ấy Last Christmas sẽ là một sự an ủi. Ngày 10/12, Last Christmas được Hãng Epic phát hành dưới dạng single. 5 ngày sau, 15/12, music video ca khúc trình làng. Cũng chính MV này đã đưa Last Christmas lên cao hơn khi Wham! sang tận làng Saas Fee ở Thụy Sĩ để quay với những thước phim rất đẹp và sau đó khiến ngôi làng ấy càng thêm nổi tiếng. Garry Farrow, người sau này trở thành Giám đốc Sony Music ở Anh nhớ lại: “Tôi đã rất ấn tượng bài hát này. Tôi nghe nó hàng ngày trên xe khi đi làm. Rồi có một ngày, nhân viên gọi điện bảo tôi rằng các đài phát thanh sẽ ngừng phát vì đã hết mùa Giáng sinh nhưng tôi bảo không được. Hãy nói các đài ấy là phát nối từ mặt B (có bài Everything She Wants) sang mặt A (Last Christmas) giống như một liên khúc vậy. Làm sao để Last Christmas đừng dừng lại”. Kết quả là Last Christmas được mở từ đầu mùa Giáng sinh sang đến tận năm mới. Chưa bao giờ là quán quân Gần 4 triệu đĩa bán ra, nhưng Last Christmas chưa bao giờ đứng quán quân ở bất kỳ quốc gia nào. Cũng trong năm 1984, ca khúc Giáng sinh có tên gọi Do They Know Itʼs Christmas? nằm trong dự án Band Aid của hai nhạc sĩ Bob Geldof và Midge Ure lập ra để giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi ở Ethiopia, đã thành công vượt bậc. Thế nên Last Christmas đứng hạng nhì ở Anh quốc, được xem là thành công đáng kể. Ở Đức, Last Christmas trụ 106 tuần trên bảng xếp hạng, một kỷ lục, nhưng chưa bao giờ quán quân. Tại Nhật, ca khúc này bán được 650 nghìn bản. Đến nay, hơn 100 nghệ sĩ chính thức hát lại bài này; rất nhiều người nổi tiếng nhờ bài này. Nhưng suốt 30 năm qua, phiên bản gốc của Wham! vẫn được nghe nhiều nhất. Năm 1985, Last Christmas dính vào vụ lùm xùm với tố cáo “đạo giai điệu” từ bài hit thời 1970 của Barry Manilow, Canʼt Smile Without You. Vụ việc sau đó được giải quyết ngoài tòa, đổi lại nhóm Wham! phải giao toàn bộ tác quyền ca khúc trong năm đầu tiên để giúp đỡ trẻ em ở Ethiopia (khoảng 250 nghìn bảng Anh). Thời gian trôi đi, nhưng dường như Last Christmas chưa bao giờ là mùa Giáng sinh cuối cùng, nên ngày nay nhiều trẻ con 3 tuổi đã có thể hát vanh vách. Các đài phát thanh lại tiếp tục mở, các hãng đĩa lại phát hành các hợp tuyển… Ngay cả ngôi làng Saas Fee, nơi Wham! quay hình cho ca khúc này, cũng đã quyết định giảm giá 7 ngày bằng đúng số tiền cho thuê năm 1984, để kỷ niệm 30 năm ca khúc này ra đời. Và giờ đã không còn một chỗ.
Nguyên Minh Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Ký giả âm nhạc Rupert Mellor của tờ Guardian nói rằng: “30 năm qua Last Christmas gần như quyết định sự tồn vong của các trung tâm mua sắm, sức vóc của nó đủ để đem lại cả mùa Giáng sinh. Có người thích hoặc không nhưng chưa ai từ chối những âm thanh của nó. 30 năm đủ làm giảm đi tầm nhìn và sức vóc của nhiều ca khúc nhưng Last Christmas giống như kẹo dẻo, gây thèm mỗi mùa”. Vậy điều gì gây nên sức hấp dẫn ở một bài hát nghe có vẻ đơn giản ấy? Ăn may nhờ Giáng sinh? Last Christmas hoàn toàn chẳng mang dáng dấp gì của niềm vui Giáng sinh. Đó đơn giản là câu chuyện về một chàng trai yêu điên cuồng một cô gái nhưng cô ấy lại bỏ anh ra đi. Trong cô đơn và tuyệt vọng, chàng trai ấy vẫn yêu, thậm chí “nếu được em hôn bây giờ thì anh biết mình sẽ lại điên cuồng như xưa”. Họ chia tay trong tuyết, ngay mùa Giáng sinh. Bìa single Last Christmas của nhóm Wham! phát hành ngày 10/12/1984 Last Christmas là câu chuyện tình buồn được đặt vào khung cảnh Giáng sinh và thế là trở thành bài hit. Bài này đã từng được xếp vào danh sách những ca khúc Giáng sinh mà chẳng liên quan nhiều đến Giáng sinh. Nhưng có người nói rằng khi cái lạnh thấm vào người, sẽ hiểu nỗi tê tái mà Last Christmas mang lại. Trường hợp này cũng giống như Happy New Year của ABBA khi bài hát mừng năm mới này lại phủ toàn vị buồn, chỉ là cái cớ để tâm sự. Nhưng hơn 30 năm qua, như Last Christmas, thì Happy New Year vẫn là bài hát được chọn để mở Champagne đón Giao thừa dù với phần đông công chúng, họ chẳng cần hiểu bài hát nói gì. Last Christmas là một sáng tác của nhóm Wham!, chính xác hơn của George Michael, giọng ca chính. Bài hát được ra đời trong một buổi tối khi George Michael và Andrew Ridgley về nhà bố mẹ của George để nghỉ ngơi. Lúc ấy Andrew đang nằm sô-pha để xem tường thuật bóng đá trên ti-vi còn George ngồi trên gác xép nghĩ ngợi mông lung và ngắm tuyết rơi ngoài cửa sổ. Chợt một hình ảnh cũ hiện về, đúng hơn là một mối tình đã qua. George lúc này mới nói vọng xuống: “Andrew, tớ sẽ làm một bài Giáng sinh”. Trả lời, Andrew nói rằng hãy sáng tác đi, “sáng mai tớ sẽ gọi cậu dậy”. Nguyên cả đêm hôm ấy, George Michael lọ mọ với giai điệu và ca từ. “Không hiểu sao giai điệu nó cứ ập đến tôi và ơn trời, tôi biết đó sẽ là một bài Giáng sinh hay ho”. Hay nhờ giai điệu quen? Sáng hôm sau Andrew gọi ngay George dậy và không thể ngờ bài hát đã được hoàn thành. Last Christmas mang giai điệu quen thuộc với hợp âm đi vòng và phần hòa âm hơi hướng dance pop thời 1980. Rupert Mellor cũng cho rằng chính vì giai điệu quá quen và rất dễ nhớ ngay từ lần đầu tiên nên bài hát này dễ “ám” công chúng. Có những bài cũng gây ám ảnh ngay lần đầu nhưng rồi sẽ bị trôi tuột theo thời gian nhưng Last Christmas được không khí Giáng sinh “vịn” lại bởi nó có một câu chuyện, bất kể vui hay buồn, và gây được cảm xúc. Nhiều người hay thích đón Giáng sinh trong tâm trạng hân hoan, vui vẻ nhưng có những lúc họ sẽ rơi vào trạng thái “ngược” và lúc ấy Last Christmas sẽ là một sự an ủi. Ngày 10/12, Last Christmas được Hãng Epic phát hành dưới dạng single. 5 ngày sau, 15/12, music video ca khúc trình làng. Cũng chính MV này đã đưa Last Christmas lên cao hơn khi Wham! sang tận làng Saas Fee ở Thụy Sĩ để quay với những thước phim rất đẹp và sau đó khiến ngôi làng ấy càng thêm nổi tiếng. Garry Farrow, người sau này trở thành Giám đốc Sony Music ở Anh nhớ lại: “Tôi đã rất ấn tượng bài hát này. Tôi nghe nó hàng ngày trên xe khi đi làm. Rồi có một ngày, nhân viên gọi điện bảo tôi rằng các đài phát thanh sẽ ngừng phát vì đã hết mùa Giáng sinh nhưng tôi bảo không được. Hãy nói các đài ấy là phát nối từ mặt B (có bài Everything She Wants) sang mặt A (Last Christmas) giống như một liên khúc vậy. Làm sao để Last Christmas đừng dừng lại”. Kết quả là Last Christmas được mở từ đầu mùa Giáng sinh sang đến tận năm mới. Chưa bao giờ là quán quân Gần 4 triệu đĩa bán ra, nhưng Last Christmas chưa bao giờ đứng quán quân ở bất kỳ quốc gia nào. Cũng trong năm 1984, ca khúc Giáng sinh có tên gọi Do They Know Itʼs Christmas? nằm trong dự án Band Aid của hai nhạc sĩ Bob Geldof và Midge Ure lập ra để giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi ở Ethiopia, đã thành công vượt bậc. Thế nên Last Christmas đứng hạng nhì ở Anh quốc, được xem là thành công đáng kể. Ở Đức, Last Christmas trụ 106 tuần trên bảng xếp hạng, một kỷ lục, nhưng chưa bao giờ quán quân. Tại Nhật, ca khúc này bán được 650 nghìn bản. Đến nay, hơn 100 nghệ sĩ chính thức hát lại bài này; rất nhiều người nổi tiếng nhờ bài này. Nhưng suốt 30 năm qua, phiên bản gốc của Wham! vẫn được nghe nhiều nhất. Năm 1985, Last Christmas dính vào vụ lùm xùm với tố cáo “đạo giai điệu” từ bài hit thời 1970 của Barry Manilow, Canʼt Smile Without You. Vụ việc sau đó được giải quyết ngoài tòa, đổi lại nhóm Wham! phải giao toàn bộ tác quyền ca khúc trong năm đầu tiên để giúp đỡ trẻ em ở Ethiopia (khoảng 250 nghìn bảng Anh). Thời gian trôi đi, nhưng dường như Last Christmas chưa bao giờ là mùa Giáng sinh cuối cùng, nên ngày nay nhiều trẻ con 3 tuổi đã có thể hát vanh vách. Các đài phát thanh lại tiếp tục mở, các hãng đĩa lại phát hành các hợp tuyển… Ngay cả ngôi làng Saas Fee, nơi Wham! quay hình cho ca khúc này, cũng đã quyết định giảm giá 7 ngày bằng đúng số tiền cho thuê năm 1984, để kỷ niệm 30 năm ca khúc này ra đời. Và giờ đã không còn một chỗ.
Nguyên Minh Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét