Khi ta tiếp xúc với một người nào đó, bất ngờ làm cho ta nhớ nhung, thương yêu tha thiết thì hoặc ta với người đó thực sự có duyên nợ đến đòi nợ mình hoặc đến để trả nợ cho mình hoặc có thể đó là một cái ác nghiệp dẫn dụ ta chuẩn bị bước vào con đường tăm tối, sai lầm để chịu nghiệp báo… Vì sao lại có chuyện như vậy?
Khi nam nữ gặp nhau ta cảm thấy xúc động mạnh, thường đó là do dòng nghiệp dẫn.
Nghiệp duyên dẫn 2 người gặp nhau cho dù 2 người có cách nhau nửa vòng trái đất (có câu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ), nghiệp làm tâm ta cảm thấy động chứ không phải như lời bài hát “Lúc đầu gặp emanh tinh tú quay cuồng, lòng đang giá băng ngập tràn muôn tia nắng…”. Hễ thấy tâm mình động mạnh thì phải biết đó là nghiệp dẫn, thì ta phải lo sám hối, lo tu và tâm phải tỉnh chứ không được để nghiệp xưa cũ đưa đi vào con đường đen tối.
Chứ cảm thấy tâm mình dao động mạnh lên là mình cứ bán sống bán chết chạy theo cái động đó để mà gây tạo tội lỗi và chịu nghiệp báo của dòng nghiệp duyên này, đôi khi có một số trường hợp không làm chủ được thâm tâm nên bị dòng nghiệp duyên này cuốn xa và cứ thế nghiệp đưa đến cho ta tình huống thuận lợi để tạo tội vô cùng to lớn và chịu quả báo vô cùng thảm khốc. Khi ta bị tiếng sét ái tình thì có thể đó là một nhân duyên đời trước nào đó hoặc một ác nghiệp (thiện nghiệp) khởi lên.
Ví dụ, ta gặp một người nào đó, bất ngờ làm cho ta thương yêu tha thiết thì hoặc ta với người đó thực sự có duyên nợ đến đòi nợ (trả nợ) mình hoặc có thể đó là một cái ác nghiệp dụ ta chuẩn bị bước vào con đường tăm tối, sai lầm để chịu nghiệp báo... Thường thì hầu hết con người ta không ai nhìn thấu nghiệp báo nhân quả và không thắng nổi nghiệp dụ nên hầu hết chúng ta sẽ bước vào cái bẫy đó.
Muốn thắng được nghiệp dụ thì trước tiên con người ta phải thật vững tâm không dao động và đừng tin vào những cảm xúc đó mà tự mình bước vào bẫy của dòng nghiệp, trước những cảm xúc như vậy ta hãy cẩn thận và sau cùng thì phải sám hối, tu thiện, giúp người Và phát nguyện để thắng nghiệp dụ. Vì rằng kiếp sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn nhau.
Con người gặp nhau là bởi chữ DUYÊN, sống và yêu nhau là bởi chữ NỢ. Nhiều cặp vợ chồng đôi lứa đang sống với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác (người này lại có duyên nợ của tiền kiếp do nghiệp duyên dẫn đến đòi nợ hay trả nợ), dẫn đến chuyện chia tay là bởi vì người đó bị động tâm không làm chủ được mình và bị dòng nghiệp duyên cuốn trôi nên không thắng nổi bẫy nghiệp (nghiệp dụ) Những người trần sẽ nói người kia là trăng hoa, đểu cáng...
Nhưng thật ra có thể đó là người ta đã trả xong hết nợ và lại không làm chủ được hôn nhân nên bị dòng nghiệp duyên cuốn đi và để trả thêm món nợ khác nữa.
Tình duyên thường đó là nợ kiếp trước của ta. Vì tình cảm vợ chồng có sự luyến ái, nhưng khi ta chấp nhận trả là ta lại đi gieo thêm nghiệp duyên mới. Tình cảm vợ chồng kiếp này thực chất chính là tình cảm gia đình của các kiếp trước. Nếu ta có đạo nhãn thì sẽ nhìn thấy những tiền kiếp của ta thì ta sẽ biết người ta yêu kiếp này là người nhà cuả ta của các kiếp trước như: cha, mẹ, anh, chị, em, vợ, chồng, con, cái... Xưa có câu chuyện như sau:
Có người bà vì quá thương đứa cháu mình, mà lúc xuôi tay nhắm mắt vẫn không muốn xa cháu. Cháu bà năm đó nhỏ tuổi, rất quấn quýt bên bà. Khi bà chết muốn cứ muốn quay lại chăm sóc đứa cháu. Khi sống bà không tạo tội ác nên chết cũng không phải đọa vào địa ngục mà Bà khởi lên ý niệm này nên dòng nghiệp duyên này có thể quyết định cho bà đầu thai lại và làm vợ cháu bé để sau này chăm sóc nó suốt đời. Do vậy ta thấy tình cảm gia đình khiến ta vướng mắc nhiều kiếp mà không sao thoát ra được.
Ta lập gia đình, sinh con đẻ cái rồi lúc chết lo lắng không biết mình chết rồi thì con mình ai lo... Vì ý niệm ấy có thể dòng nghiệp duyên lại cho đi đầu thai lại để tìm cách chăm sóc nó. Do vậy, nói tình yêu càng trả chỉ càng gieo. Nên ta không nên quá yêu thương luyến tiếc là vậy. Nếu có trả thì nên trả bằng hình thức làm phước... (như giúp người. từ thiện…) ta trả món nợ này cho đời thì vẫn ít đau khổ hơn là việc nợ nần nhau nhiều mà trả bằng sống đời vợ chồng hay con cái.
Còn hiện tượng nhớ thương ai đó thực chất là cái bẫy của Nghiệp. Cảm giác đó không có thật, chỉ dẫn dụ ta để ta rơi vào cuộc sống vợ chồng để rồi trả nợ nhau. Vợ chồng lấy nhau thực chất đa số là để trả nợ nghiệp còn để hưởng phước thì thấy rất hiếm, nếu nợ nần nhau mà cả 2 người đều không rỏ tường tận của dòng nghiệp duyên thì Sống chung để làm khổ nhau và hành hạ nhau thôi nhưng nếu có nợ nần nhau mà cả 2 hiểu được dòng nghiệp duyên này mà sống có trách nhiệm thông cảm, yêu thương... Lẫn nhau nhau thì có thể hoá giải được nợ nần và nghiệp duyên này.
Nhưng mấy ai lấy nhau mà sinh con đẻ cái mà cả gia đình đều hạnh phúc thì đó thiện duyên của tiền kiếp của họ có thể do cả nhóm người cũng làm các điều thiện lành giúp người và không nợ nần nhau từ tiền kiếp nên chung lại làm 1 gia đình để hưởng phước và ngược lại.
Nhưng thường hai người lấy nhau không khổ vì chồng hay vợ thì cũng khổ vì con cái. Nếu ở đây có ai chưa lập gia đình mà chưa hiểu hết nghiệp duyên (nhân quả – nghiệp báo) thì xin đừng dại dột mà lập gia đình sớm. Còn nếu ta muốn thoát khỏi tình trạng yêu đương thương nhớ hiện giờ thì ta phải hướng thiện, giúp người, làm điều thiện lành..., Sám hối... Và phát nguyện như sau: “Từ trong vô minh vô lượng kiếp nợ nần ai hay đã lỡ hứa hẹn thề non hẹn biển với nhìu người xin Ngài (đấng mà bạn tôn thờ như Phật, chúa giêsu…) cho con sám hối xoá hết những lời ước hẹn đó để con không phải rơi vào bẫy nghiệp duyên của cuộc sống vợ chồng đau khổ”.
Nên nhớ khi ai nói lời yêu thương mình và khiến mình yêu thương họ thì thật ra họ đang đến đòi nợ mình. Nợ nần nhau mà Lấy nhau về mà cả 2 chưa hiểu hết nghiệp duyên để yêu thương và thông cảm cho nhau mà cứ sống rồi để bị dòng nghiệp cuốn thì đa số là để hành hạ nhau là chính thôi...! Sự nhớ nhung, yêu mến ai đó ví như con mồi gắn vào móc câu để bẫy con cá. Một khi con cá cắn mồi câu rồi thì khổ cả đời. Nên mong những ai chưa cắn câu, thì ngay bây giờ hãy sám hối, hướng thiện, giúp người... Và phát nguyện... Và hiểu thêm về dòng nghiệp duyên này mà sống yêu thương và thông cảm với nhau để không bị dòng nghiệp nó cuốn theo.
Kết: Nếu bạn đã hiểu về dòng nghiệp duyên này rồi muốn tránh bẫy nghiệp (nghiệp duyên) đòi nợ bạn thì rất đơn giản. Trước khi lấy vợ/chồng (hoặc đã lấy vợ/chồng rồi) thì ngay từ bây giờ bạn Hãy thành tâm sám hối, hướng thiện, giúp người và làm thật nhiều điều thiện lành... Và phát nguyện trước đấng mà bạn tôn thờ để từ đó hãy sống với nhau để thông cảm và yêu thương lẫn nhau thì gia đình bạn có thể sẽ tránh được bẫy nghiệp này để từ đó sẽ đưa gia đình bạn đến một cuộc sống gia đình vui vẻ và hạnh phúc...!
Có thành tâm thì mọi chuyện sẽ ổn...!
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét