Vũ trụ ảnh hưởng đến cơ thể con người ra sao?

Mỗi ngày càng có nhiều hơn những dấu hiệu cho thấy sắp tới loài người sẽ rời khỏi Trái đất và bay vào khoảng không bao la của vũ trụ. Tuy nhiên, trước khi đến một nơi lạ lẫm, cần phải tìm hiểu xem vũ trụ có thể ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào. Có lẽ, cuộc hành trình đến các ngôi sao sẽ không được dễ chịu.
Vũ trụ ảnh hưởng đến cơ thể con người ra sao? (Ảnh qua Meinbezirk.at)

Hội chứng thích ứng vũ trụ

Nếu không có lực hấp dẫn để kéo cơ thể con người đến bề mặt hành tinh, người ta thường buồn nôn. Đây được coi như là hội chứng thích ứng vũ trụ.
Ngoài ra, nó còn đi kèm với nhức đầu, mất cảm giác không gian, rất khó chịu, muốn nôn và chóng mặt. Có khoảng một nửa trong số những người đã viếng thăm vũ trụ phải trải qua những hội chứng khó chịu này.
Chứng buồn nôn gây ra sự thay đổi của lực hấp dẫn, do đó cơ thể con người cần có thời gian để làm quen, nhưng khó có thể quen với thực tế là bạn đang bay với tốc độ lớn xuyên qua không gian của vũ trụ.
May mắn là cuộc hành trình như vậy không kéo dài. Vì vậy hãy cố gắng giữ sao cho không bị nôn, vì vũ trụ không phải là nơi thích hợp cho việc này. Khi mặc bộ đồ vũ trụ, nên gắn một miếng dán thẩm thấu qua da để ức chế buồn nôn.
Nếu bạn bị nôn trong vũ trụ có thể dẫn đến kết cục nguy hiểm, sẽ có vấn đề về hô hấp và thị lực. Tình trạng có thể trầm trọng hơn nếu thời điểm đó bạn ở bên ngoài không gian.


Mùi lạ trong vũ trụ

Vậy chân không có mùi gì? Người ta nói rằng đó là thứ mùi trộn lẫn giữa một miếng thịt bò nướng, kim loại bị oxy hóa và thuốc súng. Bạn đã nghe bất cứ điều gì kỳ lạ hơn?
Phi hành gia Don Petit cho rằng, mùi chính xác hơn nên được mô tả là mùi “kim loại”. Tại NASA thậm chí người ta đã thuê nhân viên đặc biệt làm nhiệm vụ tái tạo lại mùi vũ trụ để huấn luyện.

Bị bong móng tay

Hiện tượng này được gọi là bóc tách lớp móng. Trong nghiên cứu mới nhất, 22 phi hành gia báo cáo rằng họ bị bong mất móng tay. Việc mất móng thực tế là chuyện đặc biệt khổ sở ở vùng móng tay. Vì vậy, một số phi hành gia đồng ý làm thủ tục tháo móng trước chuyến bay.

Không bị ngáy trên vũ trụ

Do thiếu lực hút nên hệ thống hô hấp hoạt động theo cách khác và nếu không có tiếng ngáy thì sẽ yên tĩnh hơn rất nhiều. Trong điều kiện trọng lực tối thiểu, lưỡi sẽ không chặn đường thở như trên Trái đất.

Các vấn đề về mắt

Bị giảm thị lực. (Ảnh: Twitter)

Sau một khoảng thời gian dài trong vũ trụ thị lực bắt đầu giảm. Đáy mắt thay đổi hình dạng và trở nên phẳng hơn. Thông thường đây là sự thay đổi trong thời gian ngắn, nhưng đối với một số người thì thị lực chỉ được khôi phục sau nhiều năm.
Theo kết quả nghiên cứu đối với 300 phi hành gia, có 69 người gặp phải vấn đề về mắt trong các chuyến bay ngắn hạn và trong 147 chuyến bay dài hạn. Do đó, nếu bạn quyết định di chuyển đến một hành tinh khác hãy cân nhắc rằng bạn đang phải đối mặt với các vấn đề về thị lực, chứng buồn nôn và bức xạ.
Khi cơ thể ở trạng thái không trọng lượng, các dòng chất lỏng rơi vào một phần bề mặt của cơ thể, do đó áp lực trong hộp sọ tăng lên, tác động một chút đến thần kinh thị giác. Vì vậy, dưới ảnh hưởng của các tia vũ trụ, ở nhiều người thấy xuất hiện ánh sáng nhấp nháy trước mắt.

Sự thay đổi trong cơ bắp

Khi bạn ở trong vũ trụ, cách chủ yếu để di chuyển là “bơi” ở trạng thái không trọng lượng. Vì vậy, việc có mặt lâu dài trong không gian vũ trụ, con người có thể bị bào mỏng các mô xương của chi dưới và xảy ra chứng teo cơ.
Cơ tim cũng bị giảm kích thước bởi vì nó hoạt động kém hơn. Khi bạn không ở trong vũ trụ thì cơ bắp vẫn hoạt động ngay cả khi chỉ đi bộ trên mặt đất.

Sẽ cao hơn


Sau khi đi ra ngoài bầu khí quyển, cột sống của con người sẽ bị căng ra. Nhưng hậu quả sẽ không lâu – trong điều kiện trọng lực của Trái đất, các đốt sống sẽ vẫn ở vị trí như cũ. Sự thay đổi chiều cao tối đa có thể lên đến 3%, việc trở lại chiều cao ban đầu sẽ mất vài tháng.

Không thể sống nếu thiếu trang bị đặc biệt

Chúng ta hãy tưởng tượng rằng con người có mặt bên ngoài không gian mà không có trang phục phù hợp và tàu vũ trụ thì có thể sống sót không? Dự trữ oxy trong máu chỉ đủ cho 15 giây.
Nếu không nhịn thở thì chúng ta sẽ còn thêm 2 phút. Nếu làm được tất cả những điều đó thì phổi sẽ giãn rộng do không khí bên trong nó và đơn giản là xé rách nó.
Nếu không có buồng khí bảo vệ thì chắc chắn là ta sẽ muốn hít một hơi. Có thể thấy rằng, điều đó là trái với bản năng tự bảo vệ, mà không phải là đang ở dưới nước. Dưới nước thì sau 10 giây, chất lỏng bắt đầu bay hơi khỏi cơ thể do thiếu áp lực.
Ngoài ra, nước bọt sôi lên trong miệng, bạn sẽ bị cháy nắng và áp lực giảm mạnh, nếu tính đến nhiệt độ âm thì bạn còn bị đóng băng. Còn nếu bị tử vong trong vũ trụ thì cơ thể sẽ không bị phân hủy mà sẽ trở thành một phần của rác vũ trụ.

Bức xạ
Bức xạ vũ trụ có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể con người. (Ảnh: Twitter)

Khi có mặt trên trạm Vũ trụ Quốc tế, con người sẽ nhận được tia bức xạ lớn gấp 10 lần so với trên mặt đất, nơi có lớp khí quyển bảo vệ. Bức xạ vũ trụ có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể con người và có thể gây buồn nôn, chán ăn, ói mửa và mệt mỏi quá độ.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách để bảo vệ con người trong vũ trụ khỏi tác động của bức xạ. Do hậu quả của tia vũ trụ, có thể phát sinh bệnh ung thư. Có lẽ đây là một lý do chính đáng để rời khỏi cuộc đua trước khi quá muộn.

Sự hưng phấn

Nhiều phi hành gia nói rằng sau một chuyến bay vào vũ trụ họ lại có suy nghĩ về cuộc sống. Một trong những phi hành gia người Mỹ là Charlie Duke nói rằng ông bị ấn tượng bởi những gì ông nhìn thấy ở đó và không thể tin rằng đây cũng là một phần của vũ trụ mà 
Thiên chúa đã tạo ra.
“Tôi chỉ biết đờ người ra, cổ họng nghẹn lại. Đó là trải nghiệm chấn động nhất trong cuộc đời tôi”, Edga Mitchell, phi hành gia của “Apollo-14” thừa nhận rằng nhìn thấy Trái đất ở viễn cảnh này, ông cảm thấy một sự bình thản chưa từng có, thậm chí là hưng phấn và nhận thức được mở rộng rất nhiều và thực sự nhận ra ý nghĩa của từ “vũ trụ”.
Rusty Shvaykart, một phi hành gia người Mỹ cũng chia sẻ cảm giác của mình: “Trái đất nhỏ bé, nhờ nó mà chúng ta tồn tại, nó cho chúng ta thức ăn, nước uống, oxy và sự tráng lệ của thiên nhiên. Và tất cả những điều này rất cân bằng để chúng ta có thể sống dựa vào nó. Hành tinh nhỏ bé này đang quay trong vũ trụ”.
Rusty cũng lưu ý rằng, khi đang ở trong vũ trụ, ông cảm thấy mình là một phần nhỏ nhoi của mọi sinh vật và vật thể sống mà không cần phải gắn kết với quá khứ, hiện tại hay tương lai.

Theo giaoducthoidai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét