Giáo sư Charcot nổi tiếng về những cuộc biểu diễn với những người phụ nữ bị kích động mạnh về cảm xúc trong những buổi giảng của mình ở bệnh viện Salpêtrière, Pháp. (Ảnh: familles-services92.fr)
Thuật thôi miên đã được biết đến từ rất lâu, nó luôn là một chủ đề được nhắc đến và xuất hiện nhiều trên phim ảnh. Tuy nhiên đó là những khái niệm cơ bản và nông cạn về thôi miên, trong thực tế vẫn còn nhiều bí ẩn về thôi miên mà nhiều người chưa biết đến. 
Dưới đây là 6 bí ẩn ít người biết đến xoay quanh vấn đề thôi miên:
1. Lịch sử của thôi miên
Thôi miên có một lịch sử lâu đời, được biết đến từ những năm 1700 trở lại đây. Người đầu tiên phát hiện ra thôi miên là Franz Anton Mesmer, một bác sĩ người Áo sống ở thế kỉ 18 đã sử dụng công năng của thôi miên để chữa bệnh.
Thuật ngữ thôi miên (hay còn gọi là hypnoanesthesia)  được đặt tên bởi bác sĩ người Scotland, James Braid, ông đã sử dụng từ ngủ trong tiếng Hy lạp để tạo nên thuật ngữ. Braid đã nghĩ có thể sử dụng thôi miên trong phẫu thuật, và ông đã đúng đến tận ngày nay nó vẫn được sử dụng bởi nhiều bác sĩ, nha sĩ, nhà tâm lý học.
Bác sỹ James Braid – Tiền thân của thuật thôi miên. (Ảnh: pt.slideshare.net)
Tuy nhiên, quá khứ đã chỉ ra rằng thôi miên còn được sử dụng trong khoảng thời gian trước đó rất nhiều. Trong những phát hiện gần đây, người Ai Cập cổ đại hay người Hy Lạp đã thực hiện phương pháp này trong những nghi lễ từ cách đây khoảng 3000 năm trước.
2. Khả năng điều khiển của thôi miên
Thôi miên thực sự là môn nghệ thuật “đặc biệt” bởi nó có thể điều khiển tâm trí người khác mà không cần sử dụng một công cụ hay phương pháp tay chân nào hết, người ta sẽ làm theo người điều khiển ra lệnh. Tuy vậy,  nhiều người lại không biết rằng có những người dễ bị thôi miên hơn người khác.
(Ảnh: prelistavanje.rs)
Nghiên cứu của một nhà tâm lí học tại Đại học Stanford (Mỹ) kết luận: 10-15% người lớn rất dễ bị thôi miên, tỉ lệ này là 80-85% với những trẻ dưới 12 tuổi (lứa tuổi mà chu trình xử lí của não chưa hoàn chỉnh). Trong khi đó, khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.
3. Tự động thôi miên
Một điều có thể làm nhiều người ngạc nhiên đó chính là bạn hoàn toàn không cần một nhà thôi miên để có thể rơi vào trạng thái kì lạ này vì khá nhiều người có khả năng đưa tự thôi miên chính mình. Đây được gọi là hiện tượng điều kiển tự động hay còn gọi là tự thôi miên.
Điều này cho phép bạn sử dụng tiềm thức điều khiển những hành vi của chính mình theo cách mà nhận thức mà bạn không thể thực hiện được.
(Ảnh: visokie-belie-prishelci.ru)
Phương pháp này được phát hiện ra bởi Coue, tác giả của cuốn “Tự làm chủ bản thân thông qua nhận thức”, cuốn sách đã miêu tả rất rõ ràng cách mà một người có thể tự đặt bản thân vào trạng thái bị thôi miên như những nhà thôi miên vẫn thường làm.
4. Ký ức
Bạn có thể thấy trên phim thôi miên có thể khiến chúng ta quên đi một phần kí ức nào đó. Xét theo góc độ khoa học, điều này chỉ xảy ra khi đối tượng bị thôi miên muốn quên quãng thời gian này đi mà thôi. Tuy phần ký ức đó vẫn có thể quay trở lại nhưng chúng có thể bị ngăn cản bởi việc sử dụng tiềm thức của mỗi người.
Ảnh minh họa. (Nguồn: ListeList)
Trong lúc vô thức, thôi miên cũng có khả năng giúp phục hồi trí nhớ của người khác. Nhiều người khi bị thôi miên nói rằng họ từng bị người ngoài hành tinh bắt cóc hay từng gặp quái vật…nhưng hiện nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh những phần kí ức được phục hồi đó là sự kiện đã từng xảy ra hay do chính người bệnh đang buộc bản thân tin vào nó.
5. Sự kiểm soát trong thôi miên
Có lẽ đây là một trong những bí ẩn lớn nhất về thôi miên bởi những việc bạn làm trong khoảng thời gian này đều do các nhà thôi miên điều khiển. Tuy vậy, như đã nói thôi miên là trạng thái bản thân bị người khác tác động lên và có những người dễ bị tác động hơn những người khác. 
(Ảnh: Adobe Stock)
Muốn trở thành một nhà thôi nhiên thì đầu tiên cần là làm một nhà trị liệu giỏi. Cụ thể, họ tạo niềm tin nơi bạn và không để lộ việc bạn đang bị họ điều khiển, lúc ấy những việc bạn làm đều là tự nguyện mà họ không hề bảo bạn làm những việc trái đạo đức hay trái với niềm tin mà họ đã đưa ra cho bạn.
6. Có hay không ý thức “ngủ” trong lúc thôi miên?
Nhiều người cho rằng cơ thể thường ngủ khi bị thôi miên nhưng thực tế không phải vậy. Bởi lúc đó bạn hoàn toàn không bị kiểm soát hành động mà đôi khi lại hoàn toàn tỉnh táo. Lý do là bởi thôi miên về căn bản là một trạng thái tự nhiên, lúc này bạn hoàn toàn có thể nghe được toàn bộ những điều nhà thôi miên nói nếu bạn thực sự muốn và cố gắng lắng nghe.
(Ảnh: doisongvietnam.vn)
Tuy nhiên, thường thì nhận thức của người bị thôi miên sẽ hướng vào bên trong mà không phải là thế giới bên ngoài. Chính vì vậy mà cơ thể sẽ lắng nghe một cách vô thức trong khi tâm trí của bạn có thể lang thang ở bất cứ đâu.
Sơn Tùng
Có thể bạn quan tâm:

Nhà tiên tri thôi miên nổi tiếng: Mọi bệnh tật hiểm nghèo đều có nguyên nhân từ kiếp trước

Thôi miên bất ngờ phát hiện: Rất nhiều người kiếp trước từng là động vật