Thuật Xử Thế Của Người Xưa
Tác giả: Thu Giang nguyễn Duy Cần
Mục lục:
LỜI GIỚI THIỆU : 00:00
Chương 1: LÒNG TỰ ÁI 5:30
Chương 2: CHỮ LỄ CỦA Á ĐÔNG 19:30
Chương 3: CÓ TÀI MÀ CẬY CHI TÀI 33:45
Chương 4: ÂN VÀ OÁN 49:20
Chương 5: ĐẠO CƯƠNG NHU 1:17:48
Chương 6: BIẾT... SỐNG 1:47:50
- TÂM SỰ CỦA KHUẤT NGUYÊN
- PHỤ LỤC: XỬ THẾ CÁCH NGÔN
TRANG TỬ nói: "Có lờ là để bắt cá, đặng cá, hãy quên lờ. Có dò là để bắt thỏ, đặng thỏ, hãy quên dò. Có lời là để tỏ ý, đặng ý, hãy quên lời... Ta làm sao tìm đặng kẻ biết quên lời... để cùng nhau đàm luận".
Một ngày kia, Phật chỉ trăng, bảo các đệ tử: "Kìa là mặt trăng: cứ ngó theo ngón tay ta thì thấy. Nhưng, nên nhớ: ngón tay ta không phải là trăng. Những lời ta giảng về Đạo cũng vậy: các con cứ nghe lời ta giảng mà tìm Đạo. Nhưng nên nhớ: lời giảng của ta không phải là Đạo".
Bàn đến cái đạo xử thế hôm nay, đâu có khác nào: chẳng qua là "cái dò săn thỏ" hay "cái ngón chỉ trăng"...
Và chỉ có thế thôi...
THU GIANG
Cái gì cũng biết, mà cái đạo làm người chưa biết, chưa gọi được là người khôn.
HOÀI NAM TỬ
****
Thuật xử thế của người xưa thông qua những điển tích Trung Hoa để rút ra những bài học uyên thâm và đầy ngụ ý, nhằm hướng người đọc đến những giá trị chân thiện mỹ, góp phần giáo dục đạo đức lối sống của thanh niên.
Trong xã hội hiện đại, con người mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên mất việc tu dưỡng đạo đức, lối sống. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì đạo đức xã hội lại càng băng hoại đi bấy nhiêu. Vì vậy, những câu chuyện trong Thuật xử thế của người xưa tuy đã trải qua hàng vạn năm nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị đức dục. Cuốn sách góp phần định hướng người đọc đến các giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét