Được sự cho phép của chính phủ Nepal, nhiếp ảnh gia Taylor Weidman đã đi về khu vực Mustang - nơi quanh năm bao phủ bởi mây, trời và núi. Khu vực này từng là vương quốc cổ đại của một bộ phận người Tây Tạng - vương quốc Lo, hình thành từ thế kỷ 15. Cùng trải nghiệm qua hình ảnh cuộc sống nơi đây, để hiểu thêm về sự lãng quên ẩn dật trên cao nguyên Tây Tạng, mà ở đó, phong tục - văn hóa - tín ngưỡng vẫn còn là bí ẩn với chúng ta.
Với khung cảnh rộng lớn bạt ngàn và vô cùng yên bình, ngôi làng Tangge thuộc vương quốc Lo nằm lọt thỏm giữa những cao nguyên thuộc nhánh Kali Gandaki, thuộc vùng Mustang của Nepal. Những công trình nhà ở đây được xây vững chãi bằng đá và đứng sát kề nhau. Bên cạnh đó, một kiến trúc khá độc đáo giúp bảo vệ ngôi nhà trước những trận gió lớn trên cao nguyên Tây Tạng là không có mái ngói lá.
Một nhóm những người đàn ông tập trung trên cánh đồng bắt đầu mùa vụ. Lúa mạch là lương thực chính của tộc người Tây Tạng ở đây, là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn đặc trưng trong đó có món bánh bao hấp momo từ bột nhào lúa mạch.
Chân dung người trông giữ tu viện ở Tetang thuộc vương quốc Lo. Hầu hết người Tây Tạng ở đây đều theo dòng Phật giáo Tây Tạng hoặc tổng hợp các phong tục truyền thống bản địa tên là Bön.
Hình ảnh chị Tashi Dolkar Gurung - một phụ nữ sống ở Lo Manthang (thị trấn của vương quốc Lo) đang tỉ mẩn nhặt bỏ sạn trong gạo để nấu ăn qua ánh sáng từ cửa sổ được thiết kế trên trần nhà và bên vách tường.
Một tu sĩ đang dạo bước trên những con đường ở Lo Manthang. Kiến trúc xây hai bên như thành lũy đắp cao kiên cố bằng đá tạo cảm giác chắc chắn song khiến con đường trở nên hơi thiếu ánh sáng.
Thung lũng sông Kali Gandaki - con đường độc đạo dẫn ra khỏi vương quốc. Trong lịch sử, nó từng là con đường huyết mạch buôn bán muối nhằm kết nối hai nền văn minh Tây Tạng và Ấn Độ.
Bức ảnh lấy góc chụp từ tu viện lớn của vương quốc. Từ đây, ta có thể nhìn thấy cung điện của những vị vua cổ xưa. Kiến trúc thiết kế khá lạ mắt và có chiều cao nổi trội.
Hầu hết người Tạng để tóc dài, phụ nữ thường tết tóc hai bím. Họ mặc quần áo dày, gọi là “chuba”. Trong ảnh là những "chuba" đang gùi hàng đi trên đường.
Lễ hội Tiji diễn ra hàng năm tại quảng trường chính - nơi người dân được chiêm ngưỡng những vũ công tài hoa nhảy múa trong các bộ trang phục sặc sỡ màu sắc tượng trưng cho ma quỷ, thần linh và loài động vật.
Lễ hội Tiji diễn ra hàng năm tại quảng trường chính - nơi người dân được chiêm ngưỡng những vũ công tài hoa nhảy múa trong các bộ trang phục sặc sỡ màu sắc tượng trưng cho ma quỷ, thần linh và loài động vật.
Lễ hội Tiji là một nghi lễ gắn liền với Phật giáo dòng Tây Tạng và có sự tham gia của các tu sĩ. Trong vòng ba ngày của lễ hội, một tu sĩ sẽ ăn mặc trong trang phục bộ xương và thực hiện một điệu vũ cổ xưa kèm với âm nhạc, các vũ công khác sẽ ăn mặc như các loài động vật, ma quỷ, thần linh nhằm kể lại sử thi dân tộc trong cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác.
Kết thúc lễ hội, các vị quan xét xử của vương quốc làm lễ đuổi ma quỷ ra khỏi thành phố, cầu mong an lành đến cho toàn vương quốc. Họ đội trên đầu những chiếc mũ làm bằng lông thú - một đặc trưng của người dân xứ lạnh.
Cựu quốc vương Lo - ông Jigme Palbar Bista, đóng vai trò quan trọng trong lễ hội Tiji. Ông cùng tòa án hoàng gia ngồi tại vị trí trang trọng ở quảng trường thị trấn để xem các nhà sư tiến hành nghi lễ.
Lễ hội Tiji là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân nơi đây. Đó là dịp họ mặc những bộ quần áo đẹp làm từ lụa và đeo các trang sức quý giá trên người như cụ già trong bức ảnh.
Những phụ nữ lớn tuổi ở Lo Manthang đang quay những bánh xe (chuyển pháp luân) và cùng nhau cầu nguyện. Đây là một nghi thức đặc trưng hàng ngày dành cho người già đã nghỉ hưu ở vương quốc Lo.
Dẫu rằng gần như bị lãng quên bởi thế giới hiện đại nhưng với sự xuất hiện của một con đường mới sắp sửa được xây xong, cuộc sống người dân có nhiều thay đổi. Trong ảnh là cảnh những nông dân đang tụ tập bên ngoài tu viện ở Lo Manthang trước một buổi lễ cầu nguyện. Điểm khác là những trang phục họ mặc trên người là trang phục của thế giới hiện đại và tần suất các bộ trang phục ấy xuất hiện ngày càng nhiều.
Dân làng Phuwa đang chất phân bón lên ngựa để ra đồng trồng lúa mạch. Người dân ở đây, nhất là phụ nữ thường quấn quanh người những chiếc khăn tự dệt từ lông cừu với hoa văn kẻ sọc nhiều màu sắc.
Tại một khu vực bên trong cung điện cựu vương Lo, các nhà sư đang chuẩn bị trang phục cho các vũ công trong buổi lễ Tiji.
Đây được coi là trang phục truyền thống của phụ nữ trong các dịp trọng đại như cưới xin hay lễ hội. Trước kia, người Tây Tạng có tục đa phu (một vợ nhiều chồng), họ có quyền kết hôn với những anh em trong họ hàng nhằm giữ vững kinh tế tài sản cho đại gia đình nhưng hôn nhân phải được sắp xếp từ cha mẹ. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết người Tây Tạng đã thay đổi, chuyển sang chế độ một vợ một chồng.
theo Mask
theo Mask
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét