CHƯ THIÊN

Thiên (zh. 天, sa., pi. deva) với nguyên nghĩa Phạn deva là "người sáng rọi", là danh từ chỉ chư thiên, chỉ những chúng sinh sống trong thiện đạo (Lục đạo), trong một tình trạng hạnh phúc, tuy nhiên vẫn nằm trong Luân hồi (sa.saṃsāra). Nhờ những nghiệp tốt đã tạo, chư thiên có thọ mệnh rất dài và rất sung sướng. Nhưng chính hạnh phúc này là chướng ngại trên đường giải thoát vì họ không hiểu được khổ đế trong Tứ diệu đế.

Theo Phật giáo, có 28 cõi thiên, gồm có 6 thuộc Dục giới (sa, pi. kāmaloka, kāmadhātu), 18 thuộc Sắc giới (sa., pi. rūpaloka, rūpadhātu) và 4 thuộc Vô sắc giới (sa., pi. arūpaloka, arūpadhātu, xem Tam giới, sa. triloka).
Trong Dục giới có:
Tứ thiên vương (zh. 四天王, sa.caturmahārājika-deva), sống gần núi Tu-di;
Tam thập tam thiên (zh. 三十三, sa.trāyastriṃśa-deva), chư thiên sống trên đỉnh Tu-di;
Dạ-ma thiên (zh. 夜摩, sa. yāma-, suyāma-deva), sống hạnh phúc trường cửu;
Đâu-suất thiên (zh. 兜率天, sa. tuṣita-deva), cõi của thiên nhân "có niềm vui thầm lặng", chỗ Bồ Tát Di-lặc đang giáo hoá;
Hoá lạc thiên (zh. 化樂天, sa. nirmāṇarati-deva), loài thiên nhân thấy niềm vui nơi sự biến hoá;
Tha hoá tự tại thiên (zh. 他化自在天, sa.paranirmita-vaśavarti-deva), các chư thiên của dục giới còn tham ái xác thịt...

Đức Phật thường dạy rằng những ai thương tưởng các vị Chư Thiên thì các vị Chư Thiên sẽ thương tưởng lại. Đây là một điều rất quan trọng và các bạn thỉnh thoảng được nghe chư Tăng đề cập đến . Vậy khi chúng ta hồi hướng đến chư Thiên, nghĩ đến chư Thiên thì chư Thiên sẽ nghĩ đến chúng ta và phù hộ cho chúng ta. Đạo Phật tuy không coi trọng, không đề cao một cách tuyệt đối về những năng lực ngoại tại tức là năng lực ở bên ngoài, nhưng chúng ta đừng quên một điều rằng, sống trên đời này, ngay cả ở trong thế giới nhìn bằng con mắt thịt của chúng ta, những người chung quanh cũng có ảnh hưởng đến chúng ta rất lớn. Muốn đạt được những gì mà mình mong mõi, dĩ nhiên chúng ta phải cố gắng, phải nỗ lực hết sức mình, nhưng đừng quên rằng trên con đường dẫn đến sự thành đạt đó, phải cần rất nhiều trợ duyên, trợ lực của những người chung quanh. Thí dụ, chúng ta đi học, nếu thầy của chúng ta có cảm tình với chúng ta, vị thầy đó sẽ tận tình giúp đỡ chúng ta, với sự giúp đỡ của thấy chắc chắn chúng ta sẽ học khá hơn. Sống trong xóm làng, nếu được người chung quanh thương mến, tối lửa tắt đèn có nhau, thì vẫn tốt hơn là không có ai yêu mến chúng ta cả. Có thể những người chung quanh không có điều kiện để lo cho chúng ta được nhiều, nhưng tấm lòng thương mến của họ rất có ý nghĩa đối với chúng ta rất nhiều trong những lúc gặp cảnh khó khăn, vì vậy nếu có thiện sự nào chúng ta làm thì chúng ta rất nên hồi hướng cho họ. Và hồi hướng cho chư Thiên sau khi cúng dường cho chư Tăng hay làm một phước sự cũng không nằm ngoài ý nghĩa này.

Sưu tầm

Hỏi: Kính bạch thầy cho con hỏi, cảnh giới chư Thiên như thế nào ạ?
Trả lời: Chư thiên cũng giống như loài người nhưng có cấu trúc thân tâm cao cấp hơn.


Theo mục hỏi đáp Trung Tâm Hộ Tông

Ảnh chư thiên bên cạnh tháp xá lợi Đức Phật?


Tại một tháp thờ xá lợi răng của Đức Phật, một vị sư người Sri Lanka đã chụp được hình ảnh được cho là hai vị chư Thiên đứng bên phải và bên trái của Tháp khi Tháp phát sáng.
Chưa xác minh được đây là ảnh chụp có qua xử lý kỹ xảo hay không.
Ảnh do Đại đức Thích Tỉnh Thiền - Thiền viện Sùng Phúc cung cấp.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét