Nhật Bản là một nước phát triển, với nhịp độ sống cao nhất thế giới. Chuyện đi tàu điện ngầm buổi sáng có thể coi là một ác mộng với người Nhật, bởi vào giờ cao điểm, không lúc nào tàu điện ngớt người và trong tình trạng chật cứng. Vì vậy trong thời điểm này, việc nhường chỗ cho người khác cũng rất khó khăn, điều này có thể thông cảm được. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao trong lúc tàu điện vãn người, người Nhật vẫn không nhường chỗ dù đó là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hay một người tàn tật?
Việc tìm được một chỗ ngồi trên tàu điện vào lúc đông người cũng giống như phát hiện ra một ốc đảo khi đang lang thang trên sa mạc, chẳng ai muốn từ bỏ chỗ dựa duy nhất đảm bảo cho họ 30-60 phút di chuyển trong sự thoải mái để có đủ sức khỏe đương đầu với khối công việc khổng lồ mỗi ngày. Chẳng lẽ đó là lý do mà họ “thờ ơ, vô cảm” khi nhìn thấy người già, phụ nữ có con nhỏ đứng hàng tiếng đồng hồ và không nhường chỗ cho họ?
Các chuyến tàu luôn luôn đông đúc chật ních người.
Nói về tàu điện tại Nhật, mỗi khoang tàu đều được thiết kế rõ ràng, đều có một dãy ghế ưu tiên có màu khác biệt dành cho những người có sức khỏe yếu, hoặc tàn tật, gọi là “yusenseki”. Người Nhật luôn được biết đến là dân tộc có ý thức rất cao, những người khỏe mạnh, lành lặn dù trên tàu có đang chật cứng cũng không bao giờ ngồi vào dãy ghế ưu tiên. Bởi họ biết, chỗ nào mình nên ngồi, và chỗ nào không, cộng thêm lòng tự trọng không cho phép họ thực hiện hành vi “sai trái” ấy. Vì vậy, gần như trên tàu luôn có chỗ dành cho những người thực-sự-cần-phải-ngồi riêng, như người tàn tật, người già, phụ nữ mang thai.
Dãy ghế ưu tiên luôn được thiết kế khác biệt.
Thứ hai, người Nhật không bao giờ muốn mình trở nên yếu đuối trước mặt người khác, nhất là người lạ. Tinh thần samurai được truyền từ đời này sang đời khác đã cho họ sự bất khuất, hiên ngang trong mọi tình huống. Bởi vậy, hành động bạn nhường ghế cho họ có thể sẽ gây tác dụng ngược so với ý định tốt đẹp ban đầu. Người được nhường ghế sẽ nghĩ rằng trong mắt bạn, họ là một kẻ yếu đuối cần được “ban phát lòng thương”.
Thứ ba, dân số Nhật đang được coi là “già” nhất thế giới, tuy nhiên, người Nhật không bao giờ thừa nhận mình già. Nếu bạn đề nghị nhường ghế cho một người lớn tuổi, việc này đồng nghĩa với việc bạn coi người đó là già, và đây chính là mũi dao nhọn “xiên” thẳng vào lòng tự ái vốn cao ngun ngút của người Nhật. Có thể bạn có ý tốt, nhưng người được nhường ghế sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Bỏ đi nha.
Cuối cùng, xã hội Nhật Bản rất coi trọng sự bình đẳng, muốn ai cũng được đối xử như nhau. Họ không thích sự ưu ái, nhường nhịn, bạn đến trước giành được chỗ, chỗ đó là của bạn, người đến sau sẽ phải đứng, đó là điều dĩ nhiên. Kể cả bạn có nhã ý lịch sự muốn nhường chỗ cho một thai phụ, họ cũng sẽ lịch sự từ chối mặc dù trong lòng rất mong muốn có được chỗ ngồi mà bạn đang sở hữu. Bạn đã phải bỏ rất nhiều công sức để chiếm được chỗ ngồi ấy và người Nhật không muốn nhận đồ miễn phí, những thứ họ không phải nỗ lực để đạt được.
Sự bình đẳng luôn tồn tại ở mọi nơi trên xứ sở hoa anh đào.
Thử hình dung, khi bạn hỏi người Nhật: “Bạn có muốn chỗ ngồi này không?” tương tự với việc đang hỏi “Em giận gì vậy” với cô bạn gái nhõng nhẽo, câu trả lời nhất quyết sẽ là “Không có gì” mặc dù mặt đang nhăn như quả táo tàu. Thay vì “hỏi thẳng, nói thật”, hãy học cách nói khéo, tinh tế để đạt được mục đích. Cách “lươn lẹo” mang tính ga-lăng nhất ở đây chính là, hãy giả vờ mình đang có việc, đứng lên đi ra chỗ khác và người ta sẽ tự biết rằng bạn đang “ngầm chuyển khoản” chỗ ngồi cho họ. Đây chính là cách để nhường ghế cho người Nhật mà không mạo phạm đến lòng tự trọng cao như Everest của dân tộc Samurai.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét