Luân hồi (Rebirth)

1/. Học thuyết Luân hồi.
Luân hồi [輪回; P;S: samsara; E: round of rebirths (continuous flow); F: cycle de renaissances et de morts].
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, thuyết Luân hồi (= tái sinh) đã tồn tại và phát triển trên nhiều nghìn năm. Thuyết này bàng bạc trong dân gian khắp nơi trên thế giới như Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ … vào thời cổ đại, và được đặc biệt giải thích ở các tôn giáo lớn như Ấn giáo, Phật giáo, Do Thái giáo …và nhiều tín đồ Kitô giáo bị thu hút bởi thuyết Thần trí học (= Thông Thiên học).Theo Webster’s New World Encyclopedia (1992) thì luân hồi có ý nghĩa rằng sau khi chết, phần xác tan rã, còn phần hồn (= phần vô hình) của con người, động vật hay thực vật sẽ chuyển sinh từ cơ thể này sang cơ thể khác, từ dạng này sang dạng khác tùy theo những gì đã tác động (hành động có tác ý) trong cuộc sống trước đó. Luân hồi được diễn đạt theo các từ sau :
- Reincarnation: hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp người mới.
- Transmigration: hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp động vật mới, hay ngược lại từ kiếp động vật cũ sang kiếp người mới.
- Metempsychosis: hồn là tinh hoa bất biến (khác với 2 trường hợp trên) di chuyển từ thân này qua thân kia, thân chỉ như chiếc áo của hồn.
Tại phương Tây, xưa cũng như nay, nhiều triết gia như Pythagoras, Plato, Kant, Schopenhauer …, nhiều khoa học gia như Edison, Ford, Moody, Ross, Jung … đã từng nghiên cứu và có niềm tin về tái sinh.
Từ thập niên 1960 đến nay, danh sách các nhà khoa học tên tuổi dấn thân vào nghiên cứu sự kiện tái sinh ngày càng dài thêm ra nhằm đi đến kết luận trung thực cho vấn đề đầy tính thâm sâu và thiết thực này. Các nghiên cứu thường quy vào các đặc điểm sau :
- Hình dạng và vết tích lạ lùng trên cơ thể như dị dạng hình thú (voi, chó …), có lông, có sừng, có đuôi, vết bớt, vết sẹo…
- Cử chỉ, dáng dấp, thái độ lạ lùng như co ro, uốn lượn, nhún nhẩy, rụt rè, sợ hãi…, ăn uống như lòai thú.
- Các loại bệnh tật lạ lùng, vô căn … kéo dài sự đau khổ trong kiếp sống.
- Các loại khả năng lạ lùng như thần đồng (biết đọc, biết ngoại ngữ, biết âm nhạc, biết toán … nhưng chưa từng học bao giờ), người có điện thế bất thường, năng khiếu, ngoại cảm, thiên tài…
Anh Sain luôn cho rằng, căn bệnh anh mắc phải là do sự trừng phạt của Chúa
Chàng trai có gương mặt bị biến dạng (kênh 14)


Anh Sain luôn cho rằng, căn bệnh anh mắc phải là do sự trừng phạt của Chúa.

Anh Claudio Vieira de Oliveira, 37 tuổi sống tại đô thị Monte Santo, Brazil

Người đàn ông mắc dị tật đầu gập ngược từ trước ra sau (kênh 14)
Người đàn ông được chẩn đoán mắc co cứng khớp bẩm sinh.

Có lẽ câu hỏi “Luân hồi có thật hay không?” đã dần sáng tỏ, và câu hỏi “Trước khi rơi vào vòng xoáy luân hồi, chúng ta là ai? Sau khi ra khỏi vòng xoáy ấy, chúng ta về đâu?” quan trọng và thực tế hơn. Đối với nhân loại đó là một cánh cửa bí ẩn mà chỉ khi chịu khó đi tìm người ta mới có thể mở ra được.


2/. Câu chuyện Luân hồi.




Tiến sĩ Jim Tucker, nhà nghiên cứu về luân hồi từ ĐH Virginia, Mỹ
(Ảnh: Dan Addison, Wikipedia)

Tiến sĩ Jim Tucker đã được học từ một chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực luân hồi. Bậc tiền bối của ông là nhà nghiên cứu luân hồi của trường Đại học Virginia, Tiến sĩ Ian Stevenson (1918–2007), người đã nhận được sự kính trọng của cộng đồng khoa học Mỹ vì những phân tích nghiêm túc, ngay cả khi ông có thể chưa thuyết phục được mọi người rằng luân hồi thực sự tồn tại.


Câu chuyện về cậu bé Peter ở Mỹ .
Một trong các ví dụ được Tucker đưa ra là bé trai 6 tuổi người Mỹ tên là Peter. Một ngày, mẹ của Peter tặng cậu bé chuỗi vòng bằng kẹo (candy necklace). Peter liền nói với mẹ rằng: “Khi con còn là một con tinh tinh, có một cậu bé ném chiếc vòng như thế này vào chuồng của con. Con đã không biết phải làm gì với nó”. Sau đó, Peter kể với mẹ cậu về việc bị rơi vào bẫy, rồi được đưa đến sở thú, và một số việc xảy ra sau khi chết. Tuy nhiên, sau đó Peter không còn nhớ gì về cuộc đối thoại này nữa. Có lẽ chiếc vòng kẹo đã giúp cậu bé nhớ lại những ký ức từng bị lãng quên.


Life Before Life - Wikipedia, the free encyclopedia
Life Before Live (Jim Tucker).jpg
AuthorJim B. Tucker

Câu chuyện về cậu bé Dalawong ở Thái Lan
Khi mới 3 tuổi, cậu bé Dalawong đã nhớ lại các kiếp trước của mình. Dalawong kể rằng cậu từng là một con nai, sau khi bị người thợ săn giết chết, cậu lại chuyển sinh thành con rắn lớn. Một ngày, người họ hàng tên là Hiew đến tham dự bữa tiệc ở gần gia đình của Dalawong. Đây cũng là lần đầu tiên Dalawong và mẹ gặp mặt người họ hàng này. Ngay khi mới nhìn thấy Hiew, cậu bé 3 tuổi đột nhiên trở nên trở nên giận dữ và tìm mọi thứ có thể để “tấn công” người đàn ông này. Dalawong kể rằng, khi còn là một con rắn, chính ông Hiew đã giết chết cậu để bảo vệ hai con chó nuôi của ông. Tất cả những chi tiết trong câu chuyện của Dalawong đều được ông Hiew xác nhận là hoàn toàn chính xác – từ thời gian, địa điểm, cho đến diễn biến câu chuyện. Sau khi chết đi, linh hồn con rắn có thể nhìn thấy người cha tương lai của mình. Nó nghĩ rằng người đàn ông ấy tốt bụng hơn cả so với những kẻ khác đang thưởng thức món thịt rắn vào lúc đó. “Con rắn” Dalawong liền đi theo ông về nhà và tiến nhập vào cơ thể của vợ ông.
Theo lời kể từ cha của Dalawong, khi gặp ông Hiew, cậu bé đã chạm lên vai trái của ông và nói rằng đây là vị trí vết cắn của con rắn ngày xưa. Quả thực, ông Hiew từng có vết sẹo do rắn cắn trên vai trái. Thật khó để lý giải tại sao Dalawong có thể biết điều này, mặc dù cậu bé mới 3 tuổi và chưa từng nghe ai kể về sự việc đó.
Sau đó, Dalawong đã vượt qua nỗi oán hận ban đầu và trở lại thân thiện với ông Hiew. Cậu bé nói rằng, được làm người là điều tuyêt vời hơn nhiều so với việc làm một con rắn. Chính vì nỗi thương cảm này mà khi lớn lên, Dalawong đã bắt đầu giết hại loài rắn, bởi cậu cho rằng những sinh mệnh phải mang thân rắn đều thật đáng thương.
Khoảng 20 năm sau khi câu chuyện của Dalawong được công bố, Dalawong vẫn không quên kiếp rắn trước đây của mình. Cứ hai tháng một lần, cậu lại đến thăm chiếc hang nơi con rắn ngày xưa bị giết, và ngồi thiền tại đó. Thiền định giúp cậu hiểu hơn về các loại thảo dược có khả năng chữa bệnh. Dần dần, người dân trong làng tín nhiệm và coi Dalawong là thầy thuốc của họ.
Điều đặc biệt là khi sinh ra, Dalawong đã mắc một căn bệnh về da khiến cho cơ thể cậu, đặc biệt là phần nửa thân dưới, được bao phủ bằng các lớp vảy. Người ta nói rằng triệu chứng đó khiến Dalawong có làn da giống như “da rắn”, một dấu hiệu về kiếp sống trước đây.



Cuốn sách về luân hồi của Jim Tucker kể lại trường hợp Dalawong
(Ảnh: Amazon)
Câu chuyện của Dalawong được điều tra lần đầu bởi Francis Story, một nhà nghiên cứu về luân hồi tại Đại học Virginia, đồng thời là cộng sự của Tiến sĩ Ian Stevenson. Nhiều công trình của hai nhà nghiên cứu, sau đó, đã được Jim Tucker tiếp nối và trình bày trong cuốn sách “Return to Life: Extraordinary Cases of Children Who Remember Past Lives.” (tạm dịch: ‘Trở lại cuộc sống: Những trường hợp phi thường về các trẻ em nhớ lại tiền kiếp’).

Lục đạo luân hồi – Wikipedia tiếng Việt
Rebirth (Buddhism) - Wikipedia, the free encyclopedia

Bạn có thể sẽ kinh ngạc và không muốn tin vào mắt mình khi đứng trước một người tự nhận rằng kiếp trước mình là… một con rắn. Tuy nhiên, trong tất cả chính giáo, người ta đều tin vào sinh tử và luân hồi. Phật giáo vẫn giảng về lục đạo luân hồi, nghĩa là con người không chỉ quay lại kiếp sống làm người mà cũng có thể chuyển sinh thành động vật hay thực vật – tùy theo “nghiệp lực” mang trên thân thể. Và ngược lại, động vật cũng có thể được chuyển sinh thành người.
Dalawong không phải là nhân chứng luân hồi duy nhất. Jim Tucker cho biết nhiều trẻ em khác cũng kể về kiếp sống động vật trước đây của mình, mặc dù đó chỉ là con số rất nhỏ trong hàng ngàn trường hợp mà Tiến sĩ Tucker và Tiến sĩ Stevenson từng tìm hiểu.
Mặc dù là một học giả từng nghiên cứu hàng ngàn trường hợp luân hồi, nhưng câu chuyện rắn chuyển sinh thành người vẫn để lại câu hỏi lớn cho Tiến sĩ Jim Tucker. Tuy vậy, ông vẫn tin rằng cả Dalawong và gia đình cậu đều thành thật kể lại những gì họ biết, dù cho điều đó nghe có vẻ hoang đường và khó tin.

ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét