7 THUẬT NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG

Gia Cát Lượng xưa nay nổi tiếng với việc nhìn người. Dưới đây là 7 tiêu chí về cách chọn hiền tài của ông, được các nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội Trung Quốc phân tích và đúc rút.


1/ CHÍ

Hỏi họ về điều phải lẽ trái để xem chí hướng của họ.
Muốn trọng dụng một người, trước tiên phải biết được ý chí, lập trường của người ấy ra sao. Nếu như đối phương lẫn lộn giữa điều phải lẽ trái hoặc mơ hồ giữa cái đúng cái sai, lập lờ trắng đen thì quyết không thể giao phó trọng trách. Bởi lẽ con người này không vững vàng, không kiên định về lập trường, dễ đổi trắng thay đen và dễ phản trắc.
Chí hướng là động lực thúc đẩy con người tiến lên. Người không có chí hướng thì không thể làm nên việc lớn. Bởi vậy, biết rõ được chí hướng của con người thì sẽ đánh giá được ý chí của họ. Không chỉ Trung Quốc, tại nhiều nước trên thế giới, phần lớn những nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự nổi tiếng đều có chí hướng ngay từ khi tuổi còn nhỏ.
Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết, mà chính là ở ý chí.

2/ BIẾN


Nghĩa là đưa ra nhiều câu hỏi, lý lẽ dồn họ vào thế đường cùng để xem khả năng ứng biến đối phó với các tình huống của họ.
“Biến” ở đây là chỉ khả năng ứng phó, năng động. Khi chọn người, người có khả năng ứng biến giỏi, nhất là các tướng cầm quân khi bị dồn vào thế đường cùng, họ ắt sẽ biết cách ứng phó, biết chuyển bại thành thắng, biết mở cho mình con đường sống.

3/ THỨC

Nghĩa là dùng mưu kế của mình để tham khảo những mưu kế, sách lược của đối phương, thông qua đó có thể đánh giá những kiến thức của đối phương.

4/ DŨNG

Nghĩa là đặt ra những tình huống gian nguy, khó khăn để đánh giá sự dũng cảm của đối phương.
Khi lựa chọn hiền tài, Gia Cát Lượng thường đưa ra những nghịch cảnh, khó khăn gian nguy để thử thách sự dũng cảm của họ, bởi lúc lâm nguy tinh thần dũng cảm vô cùng quan trọng. Khắc phục một khó khăn có thể dễ dàng nhưng khắc phục 10 hay 100 khó khăn, gian nguy liên tiếp đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm vô song.
Một nhà triết học người Đức từng nói:
“Chỉ có con người nào đã từng trải qua sự giày vò của địa ngục thì mới có sức mạnh để xây dựng được thiên đường”.



5/ TÍNH

Gia Cát Lượng cho đối phương uống rượu say để đánh giá tính tình, thực tâm của họ. Rượu là chất kích thích, khi bị say thì vỏ đại não bị tê dại, con người khi ấy bị mất lý tính, không còn ý thức được những hành vi của mình. Nên lời nói của họ không chút giấu giếm mà rất thực lòng. Từ đó Gia Cát Lượng đánh giá đúng thực chất tâm tính của đối phương.

6/ LIÊM


Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ.
Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn. Thực tế cũng cho thấy, cổ kim đông tây, người nào vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng thường là những quan thanh liêm, được lòng dân và góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.




7/ TÍN

Tức là giao việc cho họ để xem lời họ hứa so với thực tế làm việc ra sao, từ đó đánh giá chữ “Tín” của họ.
Gia Cát Lượng cho rằng một người chỉ biết nói suông không đi đôi với việc làm, là người không có chữ tín. Một đất nước mà không có chữ tín với các nước thì không thể hưng thịnh, một người không có chữ tín với mọi người thì không thể lập nghiệp.

Xem thêm: Vì sao người đời sau không biết mộ Gia Cát Lượng ở đâu?

Luyến Hoàng (ST)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét