Ý nghĩa bài thơ "Kiếp Phù Du"




Khi nhận ra rằng bản tâm của chúng ta là tánh giác không sinh diệt, thầy mới hiểu rằng ngay từ khi mình sinh ra vốn đã có tánh giác rồi.

"Ta vốn từ thiên thu
Đứng bên bờ Giác ngộ..."


Tâm của chúng ta vốn đã rỗng lặng trong sáng ngay từ đầu, nên trong Phật Pháp còn gọi cái tâm đó là vô sư trí hay căn bản trí ...nhưng nếu như hiểu lầm mình vốn là tánh giác và trở về tánh giác thôi, thì đó là một sai lầm. Bởi vì tánh giác này nó chỉ được phát huy khi nó xúc chạm với việc đời. Do đó, thật sự muốn giác ngộ hoàn toàn thì phải đi vào cuộc đời này... học tất cả những nổi khổ, những vô thường, khổ vô ngã cuộc cuộc đời này, thì mới đạt được cái cuối cùng mà Đức Phật dạy rằng:

"Khi xúc chạm việc đời,
Tâm không động không sầu
Tự tại và vô nhiễm
Là phúc lành cao thượng"


Nếu như nghĩ rằng trở về với tánh giác thanh tịnh đó, trong thiền gọi là "trầm không trệ tịch"
"Trầm không" cần phải đi vào tướng dụng của các Pháp.
"A ha! Đâu cũng là biển cả ngại chi ta chẳng chèo"
 Thầy lấy chính cuộc đời này làm môi trường của sự giác ngộ mà qua đó mình mới phát huy được cái tánh giác ... Nhưng để cho nó đạt đến môt sự hồn nhiên thật sự là khi nó phải trải qua tất cả mọi sự khi xúc chạm việc đời để thấy ra mọi thăng trầm được mất hơn thua thành bại... những nổi khổ cuộc đời thì mới có bản lãnh thật sự để sống ung dung tự tại, tự tại vô ngại giữa cuộc đời.

Ghi chép từ bài giảng "Thực hành Thiền Tứ Niệm Xứ" của Thầy Viên Minh tại Vô Môn Thiền Tự




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét