BÀI KỆ 224:
224. Saccaṃ bhaṇe na kujjheyya
dajjāppasmiṃ'pi yācito
etehi tīhi ṭhānehi
gacche devāna santike. (17: 4)
224. Đức tính thứ nhất, là ta nói lời chân thật,
đức tính thứ nhì, là ta sống không-giận-dữ,
đức tính thứ ba, là khi có người đến xin, thì ta bố thí dù ít, dù nhiều,
nhờ có ba đức tính nầy, chắc chắn là ta sẽ được lên cõi trời.
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về câu hỏi của Tôn Giả Mục Kiền Liên.
Trước kia, có lần Tôn Giả Mục Kiền Liên đến thăm cõi trời và trông thấy nhiều chư thiên sống trong các biệt thự sang trọng. Tôn Giả hỏi là họ đã làm những việc thiện lành gì, mà họ được tái sinh lên cõi trời, và họ đã cho Tôn Giả nhiều câu trả lời khác nhau. Một người được tái sinh lên cõi trời không phải vì ông đã bố thí nhiều tiền của, hoặc là vì ông đã lắng nghe Phật Pháp, mà chỉ vì ông luôn luôn nói lời chân thật. Người thứ hai là một nữ thiên thần, bà được tái sinh vào cõi trời bởi vì bà đã không có lòng giận dữ và không có ý xấu đối với ông chủ của bà, mặc dù ông thường đánh đập và hành hạ bà. Nhờ bà giữ lòng bình tĩnh, không nóng giận, và từ bỏ sự hận thù, bà được tái sinh lên cõi trời. Lại còn có những người khác được tái sinh lên cõi trời, là vì họ đã bố thí một chút ít như là một khúc mía, một quả trái cây, hoặc là một ít rau cho một nhà sư, hoặc là cho một người nào đó.
Khi trở về từ cõi trời, Tôn Giả Mục Kiền Liên thưa hỏi Đức Phật rằng, một người chỉ vì nói lời chân thật, hoặc là chỉ vì không giận dữ, hoặc là chỉ vì bố thí một chút ít những món tầm thường như trái cây, hoặc rau quả, mà họ có thể đạt được những phước lợi to lớn hay không. Đức Phật đã trả lời Tôn Giả như sau, "Con ơi, tại sao con lại hỏi ta điều nầy? Có phải là con đã nhìn thấy, và nghe thấy những gì các chư thiên đã nói hay không? Con đừng nên nghi ngờ gì về những lời nói nầy. Nếu chúng ta làm nhiều điều thiện dù nhỏ nhoi, thì chắc chắn chúng ta sẽ được lên cõi trời."
http://thuvienhoasen.org/a25429/ba-duc-tinh-dan-ta-len-coi-troi
Đại đức Mục Kiền Liên hỏi thăm nhiều vị Trời nhờ công đức gì mà được tái sinh vào cảnh trời. Các vị này kể ra những hành động xem ra có vẻ không quan trọng lắm như chân thật, nhẫn nại và bố thí v.v... Khi ngài Mục Kiền Liên bạch hỏi Đức Phật vậy những hành động tuy nhỏ nhưng tốt lành có thể nào dẫn đến các cõi trời không, Đức Phật dạy:
(Pháp Cú 224)
Nói lời chân thật luôn luôn,
Dẹp cơn nóng giận dỗi hờn khó coi,
Dù ta có ít của thôi
Cũng chia bố thí cho người đến xin,
Nhờ ba việc tốt lành trên
Đưa ta đến cõi chư thiên, cõi trời.
Giảng về quả phúc của người cúng dường đến bậc hoàn toàn thanh tịnh, Ðức Phật dạy rằng cỏ dại làm hại ruộng vườn thời lòng sân hận cũng làm hại loài người. Vì vậy người nào diệt hết lòng sân hận thì người đó đáng được ngưỡng vọng và khâm phục:
(Pháp Cú 357)
Cỏ hoang làm hại ruộng vườn
Lòng sân gây hại nhiều hơn cho người,
Ai lìa sân hận được rồi
Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng
Hưởng về phước báu vô vàn.
Voi là một con vật quan trọng hàng đầu trong số những thú vật được con người huấn luyện để sử dụng. Giống như voi với sức mạnh có thể bứng gốc một thân cây, quấn vòi quanh thân cây ấy để mang đi dễ dàng, Đức Phật dạy rằng con người cũng có thể tạo cho mình tiềm lực vật chất, nghị lực tinh thần, lòng kiên nhẫn và sức mạnh, chẳng khác một con voi thuần thục. Luyện được lòng nhẫn nhục mới là khó:
(Pháp Cú 321)
Luyện voi dự hội, tài thay
Luyện voi vua cưỡi cũng hay vô cùng,
Nhưng mà nếu luyện được lòng
Luôn luôn nhẫn nhục, chẳng còn nổi sân
Khi nghe phỉ báng bản thân
Mới là điêu luyện, muôn phần tài hơn.
Đức Phật dạy rằng tự chế ngự được mình mới là điều rất quý và người chịu cố gắng, đủ nhẫn nại để tự huấn luyện mình thời cũng sẽ được hưởng kết quả tốt lành như người đã khéo huấn luyện các con thú vật như la, ngựa và voi. Con người thuần thục, giới đức trang nghiêm là hơn tất cả:
(Pháp Cú 322)
Con la được huấn luyện qua
Trở nên thuần tánh, tỏ ra tốt lành,
Ngựa nòi sinh chốn sông xanh
Sau khi huấn luyện, trở thành ngựa hay,
Voi ngà to lớn quý thay
Sau khi huấn luyện voi này tuyệt luân,
Con người nếu chính bản thân
Tự mình thuần hóa được luôn chính mình
Mới là người thật tài tình!
Đức Phật khuyên chúng sinh hãy từ bỏ cả tham lẫn sân. Ngài ví một chiếc thuyền như thể xác, như tấm thân con người do năm uẩn tạm hợp. Thân này sẽ tan rã vì vô thường, nên xét kỹ thời thấy nó quả thật trống không. Nước trong thuyền là những tư tưởng xấu cần diệt trừ. Tát cho khô nước tức là dập tắt ngay lửa tham sân. Khi thuyền khô cạn nước thời thuyền trở nên nhẹ nhàng để mau chóng qua bờ. Thân tâm dẹp sạch tham dục và sân hận thời trở nên thanh tịnh,đó là điều kiện tốt để sớm chứng được cảnh Niết Bàn:
(Pháp Cú 369)
Tỳ Kheo tát nước thuyền này
Thuyền không nhẹ nhõm xuôi ngay theo dòng,
Tham và sân trừ diệt xong
Thân này cũng nhẹ thoát vòng nhiễm ô
Niết Bàn mau chóng qua bờ.
Theo Kinh "Thập Thiện Nghiệp Đạo” người nào không nổi sân, thì tâm không khổ não, tâm không tranh giành, tâm nhu hòa ngay thẳng, tâm từ bi như Phật, thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sinh, thân tướng trang nghiêm được chúng sinh tôn kính và vì có đức nhẫn nhục nên sẽ được mau sinh lên cõi Phạm Thiên.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/tm_thkpc01.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét