Trang Tử, triết gia kỳ tài với những cái nhìn sâu sắc về thế giới từ góc độ tu luyện. (Ảnh: Baxue)
Nam Hoa kinh của Trang Tử là tác phẩm tiêu biểu của Đạo gia, từ xưa đến nay, những luận giải liên quan đến Nam Hoa kinh qua các thời đại cũng rất nhiều, nhưng cơ bản đều là đứng tại góc độ người thường để nhìn nhận.
Kỳ thực, Trang Tử bản thân là một người tu luyện, một vị tản tiên, tầng thứ của ông và Lão Tử không khác nhau nhiều, cho nên về hàm nghĩa thực sự trong tác phẩm Nam Hoa kinh, nếu không đứng từ góc độ tu luyện thì không cách nào giải thích được.
Tiêu dao du
Trong phần đầu có đoạn: “Tại vùng biển tận cùng phía Bắc của thế giới có loài cá gọi là cá Côn, từ đầu tới đuôi của nó dài đến mấy ngàn dặm. Cá Côn biến thành chim Bằng, lưng dài mấy ngàn dặm. Khi chim Bằng vỗ cánh bay, cánh nó xòe ra như mây che rợp một phương trời”.
Sau này, như một thói quen, mỗi khi nói chuyện về loài cá này người ta đều cho đó là một loài cá chỉ có trong tưởng tượng, nhưng thực tế thì loại cá này thực sự tồn tại, Trang Tử đã dùng công năng nhìn thấy chứ không phải ông tưởng tượng ra, trong thời thượng cổ những kiểu dị thú này có rất nhiều.
Nội dung phần sau kỳ thực chính là nói những sinh mệnh khác nhau không cùng chung tầng thứ, không có cùng trí huệ, không ở trong cùng một trường thời gian, tầng dưới không cách nào lý giải được tầng trên. Thực vật, động vật, con người, đều là như vậy.
Trong Tiêu Dao Du còn nhắc tới Liệt Tử, là Liệt Ngự Khấu tiên sinh của nước Trịnh, tác giả của “Thang vấn”, tu đắc được thuật phong tiên, không cần khí giới, thuận gió bay lượn, du ngoạn không trung, sống được tự do tự tại.
Liệt Tử mỗi lần lướt gió du ngoạn là mười lăm ngày, sau đó lại về nhà viết sách. Từ góc độ tu luyện mà nhìn thì có thể thấy được Liệt Tử là một người có công năng, có thể bạch nhật phi thăng. Ngoài ra Tiêu Dao Du còn nói đến những thần tiên ở trên núi Cô Xạ, những người tu luyện có công năng như vậy là thật sự tồn tại.
Trang Chu mộng điệp
Đây là một đoạn vô cùng nổi tiếng. Các thế hệ khác nhau đã từ nhiều góc độ tâm lý học, triết học… để giải thích về nó. Kỳ thực, nó là hoàn toàn chân thực. Nhưng không phải thân thể của Trang Tử biến thành hồ điệp, mà là nguyên thần của ông sau khi ly thể biến thành hồ điệp.
Tựa như Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hóa khác nhau, không chỉ là biến thành hồ điệp, mà còn hơn mười vạn tám ngàn phép biến hóa nữa, điều này đối với Trang Tử thì hoàn toàn không có gì đáng kể. Đứng ở góc độ người thường thì vĩnh viễn không thể lý giải được, chỉ sau khi tu luyện lên trên, nhìn lại mới thấy nó thật rất đơn giản.
Thu thủy
(Ảnh: jiulishi.com)
Đây là phần rất nổi tiếng của Nam Hoa kinh. Đầu tiên nói một chút thần sông và thần biển đều là những vị thần thật sự tồn tại, mắt thường của người không tu luyện sẽ không nhìn thấy được. Đây thật ra chỉ là vấn đề tầng thứ, họ chỉ biết được những thứ ở tầng đó, vượt qua tầng đó thì họ không thấy, cũng không tin, và càng không thể hiểu được.
Trong Thu thủy có một đoạn: “Ta ở trong thiên địa, giống như hòn đá nhỏ, cây nhỏ ở trên núi lớn, cảm thấy mình quá nhỏ, sao dám tự đại. Đông Hải, Nam Hải, Tây Hải, cộng với ta ở Bắc Hải, ở giữa thiên địa há có là chi? Động vật có bao nhiêu loài, thực vật có bao nhiêu loài, vi sinh vật có bao nhiêu loài, nói không rõ được, vì thế nên gọi là vạn vật. Con người chỉ là một trong số vạn mà thôi”.
Đây chính là nói, ở trong vạn vật, nhân loại chiếm một phần vạn, cũng là hết sức nhỏ bé đáng thương. Kỳ thực đây không phải là một loại miêu tả đơn thuần, mà là Trang Tử đã hoàn toàn ở trong cảnh giới này, ông đã miêu tả lại những cảnh tượng mà mình nhìn thấy một cách khách quan, chứ không phải là ông tưởng tượng ra.
Ở đây còn có 2 đoạn: Nước Sở phái người thỉnh mời Trang Tử về làm quan, bị Trang Tử cự tuyệt, mặt khác Huệ Tử lo lắng Trang Tử sẽ cướp đoạt quyền lợi của mình, sau khi được Trang Tử rất ôn hòa giải thích, mới thôi cảnh giác. Tại cảnh giới của Trang Tử, ông từ lâu đã xem nhẹ danh lợi ở thế gian, cơ bản là không cảm thấy hứng thú đối với quyền lợi.
Ngoài ra còn có một đoạn rất nổi tiếng: Trang Tử nhìn cá trong nước, nói cá rất vui, thì Huệ Tử ở bên cạnh nói: “Ngươi không phải cá, dựa vào đâu biết được cá vui sướng?”
Trang Tử nói: “Ngươi cũng không phải ta, dựa vào đâu để biết ta không biết cá vui sướng?“.
Từ xưa đến nay có biết bao kiểu giải thích về đoạn đối thoại này, nhưng nếu thực sự đứng từ góc độ công năng mà nhìn thì rất đơn giản, Trang Tử có công năng “Tha tâm thông”, nên ông có thể trực tiếp biết được cá vui hay buồn, chỉ đơn giản là như vậy.
Trang Tử cổ bồn
Trang Tử lúc tổ chức lễ tang cho vợ mình. Huệ Thi nghe tin, chạy đế phúng viếng. Trang Tử ngồi bên cạnh quan tài, hai chân mở như hình chữ bát, nhìn không được lịch sự cho lắm, khuôn mặt không hề tỏ vẻ u sầu, lại còn cất giọng hát, thấy Huệ Thi tới phúng, cũng không chào hỏi, vẫn tiếp tục hát.
Huệ Thi không hiểu, Trang Tử nói: “Ta cũng là người, sao có thể không bi thương được. Nhưng ta không thể để cho cảm tình chi phối mình được, còn phải tỉnh táo để suy nghĩ. Ta nhớ lại lúc trước, lúc bà ấy được sinh ra, sinh mệnh còn chưa hình thành. Trước đó nữa, không chỉ là chưa hình thành sinh mệnh, mà đến phôi thai cũng chưa hình thành không thành. Sớm hơn nữa, không chỉ chưa có phôi thai, mà đến hồn khí cũng chưa có.
Sau đó tựa như âm dương nhị khí giao quyện với nhau, biến thành một luồng hồn khí. Tiếp đó, hồn khí biến thành một hồn thể, do đó mới có phôi thai. Sau đó thì sao, phôi thai biến đứa trẻ sơ sinh, bà ấy được sinh ra, trở thành một sinh mệnh độc lập. Trong cuộc sống bà ấy đã trải qua đủ loại khổ nạn, rồi đến bây giờ qua đời. Nhớ lại một đời của bà ấy, ta liên tưởng đến diễn biến và sắp xếp của Xuân Hạ Thu Đông, thật là giống nhau.
Lúc này bà ấy đang chuyển từ phòng trong nhà đến phong lớn thiên địa, thản nhiên an ổn. Ta không hát vui vẻ đưa tiễn, mà lại gào khóc, thì vậy là không hiểu được nguyên lý của sinh mệnh. Vừa nghĩ như thế, ta liền nén bi thương, cất lên tiếng hát”.
Ở đây rất dễ nhìn ra, Trang Tử là hoàn toàn buông được cái tình thân của con người, cái tình của người thường đối với ông căn bản là không có tác dụng. Lời ông nói người thường sẽ rất khó lý giải, nhưng từ góc độ tu luyện mà nói thì không có gì là không thể liễu giải được.
Lê Hiếu, theo Epochtimes.com
(Ảnh: jiulishi.com)
Đây là phần rất nổi tiếng của Nam Hoa kinh. Đầu tiên nói một chút thần sông và thần biển đều là những vị thần thật sự tồn tại, mắt thường của người không tu luyện sẽ không nhìn thấy được. Đây thật ra chỉ là vấn đề tầng thứ, họ chỉ biết được những thứ ở tầng đó, vượt qua tầng đó thì họ không thấy, cũng không tin, và càng không thể hiểu được.
Trong Thu thủy có một đoạn: “Ta ở trong thiên địa, giống như hòn đá nhỏ, cây nhỏ ở trên núi lớn, cảm thấy mình quá nhỏ, sao dám tự đại. Đông Hải, Nam Hải, Tây Hải, cộng với ta ở Bắc Hải, ở giữa thiên địa há có là chi? Động vật có bao nhiêu loài, thực vật có bao nhiêu loài, vi sinh vật có bao nhiêu loài, nói không rõ được, vì thế nên gọi là vạn vật. Con người chỉ là một trong số vạn mà thôi”.
Đây chính là nói, ở trong vạn vật, nhân loại chiếm một phần vạn, cũng là hết sức nhỏ bé đáng thương. Kỳ thực đây không phải là một loại miêu tả đơn thuần, mà là Trang Tử đã hoàn toàn ở trong cảnh giới này, ông đã miêu tả lại những cảnh tượng mà mình nhìn thấy một cách khách quan, chứ không phải là ông tưởng tượng ra.
Ở đây còn có 2 đoạn: Nước Sở phái người thỉnh mời Trang Tử về làm quan, bị Trang Tử cự tuyệt, mặt khác Huệ Tử lo lắng Trang Tử sẽ cướp đoạt quyền lợi của mình, sau khi được Trang Tử rất ôn hòa giải thích, mới thôi cảnh giác. Tại cảnh giới của Trang Tử, ông từ lâu đã xem nhẹ danh lợi ở thế gian, cơ bản là không cảm thấy hứng thú đối với quyền lợi.
Ngoài ra còn có một đoạn rất nổi tiếng: Trang Tử nhìn cá trong nước, nói cá rất vui, thì Huệ Tử ở bên cạnh nói: “Ngươi không phải cá, dựa vào đâu biết được cá vui sướng?”
Trang Tử nói: “Ngươi cũng không phải ta, dựa vào đâu để biết ta không biết cá vui sướng?“.
Từ xưa đến nay có biết bao kiểu giải thích về đoạn đối thoại này, nhưng nếu thực sự đứng từ góc độ công năng mà nhìn thì rất đơn giản, Trang Tử có công năng “Tha tâm thông”, nên ông có thể trực tiếp biết được cá vui hay buồn, chỉ đơn giản là như vậy.
Trang Tử cổ bồn
Trang Tử lúc tổ chức lễ tang cho vợ mình. Huệ Thi nghe tin, chạy đế phúng viếng. Trang Tử ngồi bên cạnh quan tài, hai chân mở như hình chữ bát, nhìn không được lịch sự cho lắm, khuôn mặt không hề tỏ vẻ u sầu, lại còn cất giọng hát, thấy Huệ Thi tới phúng, cũng không chào hỏi, vẫn tiếp tục hát.
Huệ Thi không hiểu, Trang Tử nói: “Ta cũng là người, sao có thể không bi thương được. Nhưng ta không thể để cho cảm tình chi phối mình được, còn phải tỉnh táo để suy nghĩ. Ta nhớ lại lúc trước, lúc bà ấy được sinh ra, sinh mệnh còn chưa hình thành. Trước đó nữa, không chỉ là chưa hình thành sinh mệnh, mà đến phôi thai cũng chưa hình thành không thành. Sớm hơn nữa, không chỉ chưa có phôi thai, mà đến hồn khí cũng chưa có.
Sau đó tựa như âm dương nhị khí giao quyện với nhau, biến thành một luồng hồn khí. Tiếp đó, hồn khí biến thành một hồn thể, do đó mới có phôi thai. Sau đó thì sao, phôi thai biến đứa trẻ sơ sinh, bà ấy được sinh ra, trở thành một sinh mệnh độc lập. Trong cuộc sống bà ấy đã trải qua đủ loại khổ nạn, rồi đến bây giờ qua đời. Nhớ lại một đời của bà ấy, ta liên tưởng đến diễn biến và sắp xếp của Xuân Hạ Thu Đông, thật là giống nhau.
Lúc này bà ấy đang chuyển từ phòng trong nhà đến phong lớn thiên địa, thản nhiên an ổn. Ta không hát vui vẻ đưa tiễn, mà lại gào khóc, thì vậy là không hiểu được nguyên lý của sinh mệnh. Vừa nghĩ như thế, ta liền nén bi thương, cất lên tiếng hát”.
Ở đây rất dễ nhìn ra, Trang Tử là hoàn toàn buông được cái tình thân của con người, cái tình của người thường đối với ông căn bản là không có tác dụng. Lời ông nói người thường sẽ rất khó lý giải, nhưng từ góc độ tu luyện mà nói thì không có gì là không thể liễu giải được.
Lê Hiếu, theo Epochtimes.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét