Theo các nhà thiên văn học, “… vụ nổ Big Bang không phải là sự khởi đầu của vũ trụ và giới khoa học đã biết điều đó trong hơn 40 năm qua”.
Hình ảnh hệ Ngân Hà cho thấy một hỗn hợp gồm khí, các hạt tích điện và một vài đám mây bụi. (Ảnh: NASA)
Việc cho rằng vũ trụ và mọi thứ bên trong nó đã được sinh ra từ vụ nổ Big Bang là “một trong những sai lầm lớn nhất của giới khoa học”, một nhà khoa học thiên văn cho biết.
Thuyết Big Bang từng là một viễn cảnh đẹp đẽ và lôi cuốn giải thích những gì về vũ trụ mà chúng ta thấy, nhưng thật không may, thuyết này không đúng, và giới khoa học “đã biết điều đó cách đây 40 năm”, theo trích dẫn từ một bài viết trên Forbes của nhà khoa học thiên văn Ethan Siegel, ông đã gọi đây là “một trong những quan niệm sai lầm to lớn nhất về vũ trụ”.
Theo giả thuyết trước đây thì vũ trụ được mở rộng từ một điểm nóng và dày đặc vật chất, cho đến ngày nay nó đã ngày càng mở rộng và nguội đi. Nếu chúng ta tiếp tục với cách suy luận trong quá khứ, thì vũ trụ sẽ dần co lại trở nên ấm hơn, dày đặc vật chất hơn và chật chội hơn cho đến thời điểm mật độ vật chất và nhiệt độ tăng lên đến giá trị vô tận, tất cả vật chất và năng lượng sẽ tập trung về một điểm gọi là “điểm kì dị”.
Điểm kỳ dị được hiểu là nơi mà các định luật vật lý bị phá vỡ, nó cũng là “điểm kết thúc”. Điểm kì dị đại diện cho nguồn gốc của không gian và thời gian, theo lập luận của tác giả bài viết trên Forbes.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng có một số nghịch lý mà thuyết Big Bang không thể giải thích được. Nhiệt độ bức xạ của vũ trụ không khác nhau ở mọi hướng, mặc dù vũ trụ có diện tích hàng tỷ năm ánh sáng nhưng ánh sáng chưa bao giờ có đủ thời gian để có thể chiếu được từ rìa bên này đến rìa bên kia của vũ trụ. Và để đảm bảo cho sự ổn định bức xạ, chắc chắn vũ trụ cần phải có 1 cơ chế khác.
Năm 1979, nhà khoa học Hoa Kỳ Alan Guth đã đề xuất một giả thuyết thay thế cho điểm dị thường của thuyết Big Bang bằng thuyết lạm phát vũ trụ. Theo thuyết này, trong giai đoạn sớm của vũ trụ (10 mũ 33 giây trước Big Bang) lạm phát đã diễn ra, đẩy tốc độ giãn nở của vũ trụ mới hình thành lên tốc độ cực đại, nhanh hơn nhiều so với tốc độc ngày nay mà chúng ta quan sát. Giả thuyết này có thể giải thích được vấn đề vì sao nhiệt độ bức xạ có thể trải đều khắp vũ trụ.
Nếu Big Bang không phải là khởi nguồn của vũ trụ, thì vũ trụ bắt đầu từ đâu?
Trong trạng thái vũ trụ hiện nay, các biến động lượng tử sẽ tiếp tục tồn tại cùng với sự mở rộng của không gian, biến động lượng tử sẽ lan rộng khắp vũ trụ, tạo ra những vùng có mật độ năng lượng thấp hơn hoặc cao hơn một chút.
Ông cũng nói thêm rằng sau khi giai đoạn này của vũ trụ kết thúc, những năng lượng đó “sẽ trở thành các vật chất và bức xạ, tạo ra trạng thái nóng và đậm đặc gần giống với thuyết Big Bang”.
Cuối cùng Siegel kết luận: “Big Bang chắc chắn đã xảy ra nhưng phải sau quá trình lạm phát vũ trụ. Vậy điều gì đã xảy ra trước lạm phát? Hoặc liệu lạm phát vẫn luôn tồn tại cho đến ngày nay? Vấn đề này vẫn còn rất nan giải, nhưng có một điều chắc chắn rằng: Big Bang không phải là khởi thủy của vũ trụ”.
Hoàng An biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét