Chở che cho cuộc đời


Nằm một mình trong căn chòi trống
Cả ngày không gặp một ai
Bình bát còn trong giỏ, treo trên tường không
Chiếc gậy tựa cạnh bên, bám bụi trần
Giấc mơ tôi, muốn được dạo chơi
băng trong núi, ngang qua những cánh đồi
Con tim tôi, trở về làng đùa vui
Nơi ấy, gặp lại đám trẻ con đường phố
Bao giờ chúng cũng vẫn đứng chờ đợi.


Có vẽ như tôi đang tự khép kín
lánh xa mọi người và muốn sống lặng thinh
Thế nhưng,
Sao tôi cứ mãi nhớ nghĩ về chúng?
Ước gì, đôi tay trong chiếc áo tu đen trùm phủ này
Có thể rộng lớn đủ
Tôi sẽ rất vui sướng được ôm trọn nơi đây
Chở che hết cho tất cả những ai trong cuộc đời trôi nổi này.

Ryokan
(Duy Nhiên phỏng dịch)


Những gì đúng ngày hôm qua, 
Có thể là sai ngày hôm nay. 
Làm thế nào có thể hiểu được những gì đang đúng ngày 
hôm nay, 
Lại không phải là sai vào ngày hôm qua? 
Vì thế không thể khẳng định cái đúng với cái sai 
Kẻ ngu đần cố chấp vào một lời ghi chép duy nhất
Vì thế lúc nào hắn cũng rơi ra bên ngoài sự hài hoà. 
Kẻ hiểu biết thấm sâu vào cội nguồn của vạn vật
Sống thảnh thơi trong an nhiên và tự tại
Khi nào không còn cố chấp vào hiểu biết lẫn vô minh
Thì mới gọi là bước vào con đường Đạo pháp.
Sự sống này của tôi từ đâu đến ? 
Nó sẽ đi về đâu ? 
Ngay cả trong từng giây phút của hiện tại, cũng chẳng có 
gì trường tồn
Mọi vật đều biến động, mọi sự đều trống không. 
Trong cái trống không ấy, cái “tôi” chỉ hiện hữu trong một 
khoảnh khắc phù du, 
Vậy làm thế nào để biết được một cái gì đó thật sự hiện 
hữu hay không hiện hữu? 
Tốt hơn chỉ cần đơn giản nghĩ rằng, 
Cứ để cho mọi vật đi theo con đường của chúng, 
Để giữ lấy sự an nhiên và thanh thản.
Ảo ảnh hay giác ngộ 
Chỉ là hai mặt của một đồng tiền 
Toàn cầu hay cá biệt cũng chỉ là những thành phần của 
 tổng thể 
Suốt ngày ngồi đọc những quyển kinh không lời 
Suốt đêm thiền định cái phi thiền định 
Trong khóm liễu bên bờ suối, tiếng côn trùng khóc than 
Con chó sủa đưới trăng trong ngôi làng ngủ yên 
Không có gì làm dao động được dòng cảm nhận thanh 
 thoát của tôi 
Xúc cảm trong những giây phút này, biết làm sao ghi lại?
Nơi nào có cái đẹp cũng có cái xấu 
Nơi nào có cái đúng cũng có cái sai 
Hiểu biết và vô minh làm nguồn cội lẫn cho nhau 
Ảo ảnh và giác ngộ tạo tác ra nhau 
Từ nghìn xưa đã là như thế 
Đâu phải hôm nay mới có 
Xô bỏ hay bám víu vào đấy 
Chẳng phải là ngu xuẩn lắm hay sao! 
Nếu muốn đi tìm cái sự thực nội tại 
Thì bận tâm làm gì cái bộ mặt vô thường của vạn vật 
 chung quanh
Ai đó đã từng nói: “Danh xưng chỉ là những người khách 
 tạm của hiện thực” 
Câu ấy lưu lại từ nghìn xưa 
Dù cho thiên hạ hiểu rằng danh xưng không phải là 
 hiện thực 
Những họ vẫn không nhận thấy được hiện thực không có 
 cội nguồn 
Danh xưng và hiện thực không phải là những gì hệ trọng 
 đáng quan tâm 
Cứ an vui và thanh thản trong dòng chảy của vô thường.
Phật là một sự tạo dựng của tâm thức 
Con đường Đạo pháp cũng chẳng hề hiện hữu 
Cứ tin vào lời tôi nói 
Đừng hướng theo một chiều gió nào cả! 
Đẩy cái xe về phương bắc nhưng lại muốn nó tiến về 
phương nam 
Thì đến bao giờ cho đến đích?


Tiếc thay ngày nay những người tu Phật 
Chi biết bám víu vào ngôn từ để già đi và trở thành lọm 
khọm 
Những năm tháng lý luận quẩn quanh nào có ích lợi gì 
Có phải mục đích của môn phái [1] là nắm bắt trực tiếp mọi 
 vật thể đúng với sự hiện hữu của chúng? 
Trong thế giới vô tạo tác không có ảo giác cũng chẳng hề 
có giác ngộ 
Qua những thời gian vô tận, phải chờ đến bao giờ mới 
hiểu được nguyên thủy của Tánh không 
Nếu không hiểu thì cứ hỏi! 
Tôi sẽ trả lời rằng: “Gian nhà của Văn Thù Sư Lợi nằm 
vào hướng đông của lâu đài giác ngộ” [2]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét