Gieo nhân giác ngộ

Trong kinh có nói, một lần buổi trưa Đức Phật ngài đi bát , ngài đi đến gia đình có hai vợ chồng nghèo lắm, họ đi ra múc miếng cơm vào bình bát của Ngài, thì ngài lấy tay che lại, ngài không nhận .
Tại sao ngài lấy tay chặn không nhận , tại vì ngài muốn tạo cơ hội cho họ thắc mắc và trong kinh nói là khi mà hai ông bà thắc mắc thì ngài mới giải thích .
Thì hai ông bà ngạc nhiên lắm, hai ông bà mới nói là:
- Ông là người ăn xin, người ta cho không nhận là sao?
Đức Phật ngài trả lời:
- Ăn xin có nhiều nghĩa, có hai hạng ăn xin, hạng thứ nhất là đi xin cơm, hạng thứ hai là một người hiểu được cái thân tâm này là gì, sống đời này bằng tâm trạng nhàm chán thân tâm, nhàm chán sanh tử .
Thì hai ông bà nghe được như vậy lập tức chứng thánh liền, hai ông bà quỳ sụp xuống và đảnh lễ :
- Đệ tử xin đảnh lễ Đức Thế Tôn
Chuyện đó Đức Phật ngài về kể cho chư tăng nghe buổi chiều đó, chư tăng ngạc nhiên và hỏi :
- Hai ông bà chưa từng biết đạo, chưa từng nghe pháp, tại sao nghe một câu mơ hồ tối nghĩa như vậy mà đắc ?
Thì Đức Phật dạy rằng:
- Ngày xưa đời chư Phật quá khứ, tức là trước Ngài có nhiều vị Phật khác , hai ông bà đi chùa không biết gì cả, nhưng vào chùa có một câu đọc hoài , đọc như két vậy, đọc riết rồi thấm hồi nào không hay :
- Mọi sự có mặt đều là sự có mặt của Danh Sắc
- Mọi sự có mặt chỉ là sự có mặt của sáu căn
- Mọi sự có mặt đều do duyên mà có, có rồi phải mất
Thời đó có một bài kinh nội dung như vậy mà hai ông bà chỉ biết đại khái kinh này mà mình đọc mình sẽ hết phiền não.
Thì cái duyên lành trải qua nhiều đời nhiều kiếp, nhiều năm, nhiều tháng, tới đời Phật Thích Ca ngài đã nhắc lại câu đó .
Trong kinh Tăng Chi Bộ Đức Phật Ngài dạy thế này: “Này các Tỳ Kheo các chúng sanh trong đời cái khuynh hướng nào, thì sẽ tìm về với nhau theo khuynh hướng đó. Mọi thứ ở trên đời do duyên mà có, có rồi sẽ mất “.

SƯ GIÁC NGUYÊN-TOẠI KHANH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét