“Chẳng qua chỉ là sai khác nhau ở một niệm"

Một câu nói hai cách nghĩ, hai hướng sống.

Một ngày kia, có hai người thanh niên ở tại nơi làm việc cảm thấy không hài lòng nên quyết định cùng nhau đến thỉnh giáo lão hòa thượng. Khi gặp được vị hòa thượng, một trong hai người nói:
“Thưa đại sư, chúng con ở phòng làm việc hay bị ức hiếp, quá thống khổ, cầu xin ngài chỉ bảo, chúng con có nên xin nghỉ việc ở đó hay không?”
Lão hòa thượng khẽ nhắm hai mắt lại, giống như đang trầm ngâm,
sau một hồi lâu lão hòa thượng mới mở lời, nhưng lại chỉ nói đúng 7 chữ: “Chẳng qua chỉ là một bát cơm”. Sau đó, vị đại sư liền phất tay, ý bảo hai người rời đi. Sau khi hai người trở lại công ty, một người lập tức nộp đơn xin nghỉ việc, quyết định trở về quê hương làm ruộng, người còn lại tiếp tục ở lại công ty.
Thoáng một cái đã 10 năm trôi qua, người trở về quê hương làm ruộng luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những bậc tiền nhân đi trước, lấy môi trường thân thiện làm phương
thức kinh doanh, kết quả của sự cần cù cố gắng là đã trở thành một chuyên gia nông nghiệp.
Còn vị ở lại công ty cũng không hề thua kém, anh đã tự mình điều chỉnh cho phù hợp,
cũng cố gắng thể hiện năng lực, nên dần dần được coi trọng, hiện giờ đã trở thành nhà giám đốc.


Đến một ngày, hai người gặp lại nhau.
Vị chuyên gia nông nghiệp nói: “Thật là kỳ lạ, đại sư cho chúng ta biết :
‘chẳng qua chỉ là một bát cơm’, bảy chữ này tôi nghe xong liền hiểu ngay, chẳng qua cũng chỉ vì
một bát cơm thôi, sao phải miễn cưỡng ở lại công ty mà không rời đi? Cho nên tôi đã xin nghỉ việc ngay.”
Sau đó, anh ta hỏi người giám đốc: “Tại sao khi đó anh lại không nghe theo lời nói của đại sư vậy?”.
Người giám đốc vừa cười vừa nói: “Tôi nghe xong đại sư nói ‘chẳng qua chỉ là một bát cơm’, nên mỗi khi phải chịu nhiều sự khinh bỉ, chịu nhiều rắc rối, tôi chỉ cần nghĩ: ‘Cùng lắm cũng chỉ là
để kiếm miếng cơm ăn’, cho nên dù ông chủ nói bất kể điều gì khó chịu, chỉ cần mình bớt hờn giận, bớt so đo là được rồi. Đại sư không phải là có ý này sao?”.
Một ngày khác, họ lại đến thăm lão hòa thượng, lão hòa thượng lúc này đã già lắm rồi, ông ngồi trước mặt hai người và vẫn từ từ nhắm mắt lại, sau một ngày trôi qua, chỉ nói một câu: “Chẳng qua chỉ là sai khác nhau ở một niệm”, sau đó lại một lần nữa phất phất tay. Hai người bèn nhìn nhau cười, dường như trong lòng đã hiểu rõ.



Khôn ngoan và Trí huệ

Một Phật tử đến hỏi nhà sư :
- Thưa thầy, con thấy mấy người ăn xin nữa muốn cho, nữa không
muốn cho vì nghĩ họ lừa mình, vậy con phải hành xử sao mới đúng đắn?
Nhà Sư mỉm cười đáp lời:
- Không cho là khôn ngoan, cho là có trí huệ.
Người ấy gãi đầu, vô cùng bối rối hỏi nhà sư:
- Vậy nghĩa là thế nào ạ?
Nhà Sư từ tốn giải thích:
- Không cho là con dùng bộ não phân tích suy nghĩ thiệt hơn phải quấy...
Còn cho là con đang trong tâm thái bình đẳng, con đang có vô duyên từ,
lòng từ không điều kiện, thấy người gian khó là cứu giúp,
không nghĩ suy thiệt hơn phải quấy.
Tiếng lời nhà sư vừa cất lên như thế, người ấy nghe qua mà lòng
chợt bừng tỉnh. Khi ấy trông vào vẻ mặt người ấy thật rạng ngời.

BÌNH: '' Sống trong đời sống cần có một tấm lòng ''
Để làm gì ? - Chỉ để cho.. gió cuốn đi...

Namo Buddhaya



Chi Rồi Cũng Qua
Rồi cũng qua đi những nhọc nhằn
Đường đời mấy độ bước trầm, thăng
Niềm vui, nỗi khổ tìm mây khói
Còn lại yên bình mỗi bước chân.

Rồi cũng nhòa trôi những nụ cười.
Tiệc tùng, hoa lệ hẹn.. phai phôi
Ai người thấu hiểu đời như mộng
Chẳng tiếc ngày qua, chẳng ngậm ngùi.

Đôi lúc.. nghe lòng như khói sương!
Cõi tình hư thực giữa vô thường
Trăm năm bóng nguyệt dòng lưu thủy
Mong vớt làm chi chuốt đoạn trường.

Rồi cũng qua dần bao giấc mơ
Trả ta về lại thuở hoang sơ.
Hỏi người thiên cổ từng xây mộng
Đã toại nơi lòng hay vẫn chưa?

Rồi cũng xuôi dòng trôi tháng năm
Bồng bềnh danh, lợi cuốn xa xăm.
Đã quá nửa đời nay mới hiểu
Cội nguồn gia bảo vốn nơi tâm.

Ngày cũng trôi qua giống mọi ngày
Khác là Tỉnh Thức giữa cuồng say
Xưa tìm hạnh phúc nơi phiền muộn
Giờ Sống bây chừ, Sống tại đây.


Như Nhiên- Thich Tanh Tue
( Bồ Đề Đạo Tràng mùa chớm lạnh -Nov -2015 )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét