Hiệu ứng này thường xảy ra trong việc giáo dục gia đình. Ví dụ khi đứa con phạm lỗi, bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó cùng lời khiển trách sẽ khiến đứa con từ buồn bã chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét.
Một khi bị “bức” quá thì sẽ xuất hiện tâm lý và hành vi phản kháng kiểu “lần sau mình sẽ làm vậy nữa”. Có thể thấy, sự khiển trách và đánh giá của bố mẹ dành cho con cái không được vượt quá giới hạn. Cho dù muốn nhắc nhở lại thì cũng phải thay đổi góc độ, cách nói. Như thế thì trẻ mới không cảm thấy lỗi của mình cứ bị “giữ mãi không buông” mà sinh ra tâm lý chán ghét, phản nghịch.
Tương tự cũng vậy đối với việc con cái phản ứng với bố mẹ. Khi con cái mắc lỗi hoặc làm điều gì đó sai, bố mẹ sẽ nhắc nhở. Nhưng trong trường hợp mắc lỗi quá nhiều và vượt quá giới hạn chịu đựng, bố mẹ sẽ không thể chịu đựng được. Và từ đó dẫn đến những phản ứng như bực bội, khó chịu, la mắng. Và đặc biệt, với các mối quan hệ, một khi đối xử cực đoan, và sự chịu đựng vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng “tức nước vỡ bờ” hay “giọt nước tràn li”, và kết quả là không gì có thể hàn gắn lại được nếu đã vượt quá giới hạn.
Sưu Tầm
Cho nên, trong các mối quan hệ khi bạn đối xử với ai đó một điều gì đó, hãy luôn nhớ là đừng làm gì quá giới hạn. Chẳng hạn, đừng trêu đùa quá giới hạn, đừng thô lỗ quá giới hạn, đừng vô tâm quá giới hạn
Nguồn: sutamphap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét