trong câu chuyen là cỏi "cực lạc Tây Phương thế giới ?
Trong suốt 7 ngày hôm mê do mắc một chứng bệnh hiếm gặp, một bác sĩ thần kinh người Mỹ đã trải qua một cuộc hành trình mỹ diệu đến “chốn thiên đường”.
Là một chuyên gia phẫu thuật thần kinh kỳ cựu với thâm niên 25 năm trong nghề, là một bác sĩ uy tín từng tu học và giảng dạy tại những trường đại học danh giá bậc nhất thế giới như Đại học Y Dyke, Đại học y Harvard, Đại học Y Massachusetts,… Eben Alexander đủ kinh nghiệm và kiến thức để biết được đâu là thực, đâu là ảo, đâu là những ảo giác sinh ra khi người ta mê sảng và đâu là những trải nghiệm phi thường khi tâm trí con người ta tiến nhập vào một trạng thái siêu việt chân chính.
Chính bởi vậy, trải nghiệm kỳ lạ, phi thường của chính cá nhân ông trong một cuộc hành trình đầy kịch tính và sinh động của tâm trí trong giai đoạn 7 ngày hôn mê do không may mắc phải một chứng bệnh hiếm gặp, mà sau đã được ông gửi gắm vào cuốn tự truyện “Chứng cứ về thiên đường”, hẳn sẽ khiến không ít người chấn động. Nó đã hoàn toàn thay đổi nhân sinh quan của bản thân ông nói riêng cũng như của giới y học và công chúng nói chung về cái gọi là “thế giới sau khi chết”. Bài viết này lần trở lại chuyến hành trình của ông, để cung cấp cho độc giả một cái nhìn khác về thế giới tinh thần của con người.
Bác sĩ Eben Alexander và bài cuốn sách “Chứng cứ về thiên đường” phiên bản tiếng Việt. Ảnh: sott.net
Một bác sĩ với hồ sơ ‘hoàn hảo’
Eben Alexander III sinh ngày 11/12/1953 tại thành phố Charlotte, bang North Carolina, Mỹ. Ông là con nuôi có cha là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh đáng kính. Nối gót cha, ông theo học ngành y tại Đại học Y khoa Duke (1980), sau đó công tác và giảng dạy tại nhiều trường đại học uy tín hàng đầu như Đại học Y Harvard, Đại học Y Massachusetts và Đại học Y Virginia.
Với thâm niên hơn 25 trong vai trò bác sĩ phẫu thuật thần kinh, Eben có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân, trong đó bao gồm những trường hợp đặc biệt với tên gọi “trải nghiệm cận tử” – một trải nghiệm được kể lại bởi một người suýt chết hoặc bị chết lâm sàng nhưng sau đó được cứu sống trở lại. Về hiện tượng này, có thể giải thích một cách đơn giản như sau: Khi cơ thể lâm vào trạng thái hôn mê sâu (bất tỉnh nhân sự), tiệm cận cái chết, người trải nghiệm lại có thể “nhìn thấy các cảnh tượng” và “nghe thấy các âm thanh” một cách thần kỳ, thậm chí nhìn thấy cơ thể của chính mình. Theo cách gọi dân gian, hiện tượng này được gọi là trải nghiệm “hồn lìa khỏi xác”.
Những bệnh nhân đã kể cho ông nghe trải nghiệm của họ, nhưng ông đều thẳng thừng phủ nhận nó trong tâm, cho đây là hệ quả tiềm tàng của ảo giác trong trạng thái mê sảng, không tỉnh táo.
Rồi cho tới một ngày…
Một chứng bệnh cực kỳ hiếm gặp
Eben có tiếng là một người khỏe mạnh, gần như chẳng có bệnh tật gì. Nhưng đến cái ngày định mệnh đó – ngày 10/10/2008, ông bỗng xuất hiện phản ứng đau lưng dữ dội, và nhanh chóng được đưa vào viện trong tình trạng co giật, hôn mê sâu.
Sau khám xét, các bác sĩ chẩn đoán ông mắc chứng viêm màng não do khuẩn E. coli cực hiếm gặp gây nên, với tỷ lệ mắc ngẫu nhiên rất nhỏ, là 1 phần 10 triệu người mắc mỗi năm tính riêng ở Hoa Kỳ. Hôn mê trong liên tiếp 7 ngày, các bác sĩ thở dài tuyệt vọng khi nhận thấy tỷ lệ sống sót của ông vô cùng nhỏ, chỉ 3%.
Bác sĩ Scott Wade, một trong những người khám cho ông, cho biết:
“Một tuần bất tỉnh với căn bệnh viêm màng não nghiêm trọng do vi khuẩn [E.coli] gây ra là đã vượt quá giới hạn của bất kỳ khả năng hồi phục khả dĩ nào”.
Tuy nhiên, trong 7 ngày đau khổ đó, khi người nhà và các bác sĩ đang rất sốt sắng lo lắng cho tình trạng của Eben, thì bản thân ông lại đang trải qua một cuộc hành trình khác, một cuộc hành trình vô cùng mỹ diệu.
Một trải nghiệm cận tử phi thường mỹ diệu
Ba vùng đất “thông lên thiên đàng”
Hành trình của ông bắt đầu từ dưới thăng lên trên, xuyên qua 3 vùng đất (3 khu vực) gọi là “Vùng Quang cảnh của Giun đất (Earthworm’s Eye View)”, “Cổng vào (Gateway Valley)” và “Cốt Lõi”.
Ký ức của ông bắt đầu tại một không gian nguyên thủy, thô sơ, ảm đạm và có phần thờ ơ, lãnh đạm gọi là “Vùng Quang cảnh của Giun đất”.
May mắn thay, trong bầu không khí tịch mịch như vậy, có một “thứ gì đó vừa xoay vòng một cách chậm rãi, vừa tỏa ra những sợi ánh sáng như tơ mỏng màu vàng… mang theo một âm thanh sống, tựa như một bản nhạc đẹp đẽ nhất, phức tạp nhất, phong phú nhất”. Đó chính là “Cổng vào”.
Khi “Cổng vào” mở ra, bên trong mở ra một thung lũng vô cùng rộng lớn và mỹ diệu, mà theo miêu tả của Eben, là “một thế giới kỳ lạ nhất, đẹp đẽ nhất, thánh khiết nhất” mà ông “chưa từng được thấy trong đời”. Thế giới đó “rực sỡ, sống động, ngây ngất, choáng ngợp…” nhưng theo ông “có dùng tất cả các ngôn từ của con người thì vẫn chưa đủ để lột tả sự đẹp đẽ của thế giới này.”
Eben mô tả: “Nó là trái đất… nhưng đồng thời không lại không là trái đất. Giống như khi bố mẹ bạn đưa bản trở lại nơi bạn đã sống từ khi còn rất nhỏ. Nơi đó hoàn toàn xa lạ với bạn. Hay ít ra là bạn nghĩ thế. Nhưng rồi khi bạn nhìn xung quanh, có thứ gì đó níu lấy bạn, rồi bạn nhận ra đó là một phần bên trong mình – một phần ở rất, rất sâu – vẫn còn nhớ được nơi này, và hân hoan khi được quay trở lại nơi đây”.
Tại thung lũng bên trong “Cổng vào”, Eben trông thấy hiện ra “cả một thế giới thực vật sôi động và sinh động, các bông hoa và nụ hoa đua nhau khai nở, khoe sắc, tạo nên một khung cảnh tráng lệ, rực rỡ sắc màu. Nơi đây không có dấu hiệu của cái chết hay sự suy tàn, những thác nước tụ hội tại các bể hồ pha lê lấp lánh, hàng ngàn người nhảy múa thành những vòng tròn … tất cả họ đều ngập tràn niềm vui. Họ mặc những bộ quần áo đơn giản nhưng vô cùng đẹp đẽ. Tất cả đều được truyền năng lượng từ những quả cầu màu vàng treo lơ lửng phía trên bầu trời, những dàn hợp xướng thiên thần phát ra những giai âm thần thánh và thiêng liêng như một tiếng sấm đánh khai mở ra trong tôi một sự tỉnh thức tăng cường, một khả năng nhận thức vượt bậc, siêu việt”.
Những giai âm hân hoan, thánh thót từ dàn hợp xướng thiên thần cùng lúc mở ra một cánh cổng khác, dẫn tới các cõi giới cao hơn, rốt cục thúc đẩy sự tập trung của tôi vào một nơi gọi là “Cốt lõi”. Theo miêu tả của Eben, “Cốt lõi” là “một vùng khoảng trống bao la, tối mịt, vô hạn về kích thước, nhưng cùng lúc êm dịu vô ngần. Dù đen kịt đến thế, nhưng lại ngập tràn ánh sáng: một thứ ánh sáng như thể phát ra từ một quả cầu rực rỡ”.
Tại “Cối lõi”, Eben cảm tưởng như mình đang ở trong một bào thai, lơ lửng trong một nhau thai, giúp nuôi dưỡng nó và làm trung gian với “người mẹ” của ông. Người mẹ này, theo nhận thức của ông, “chính là là Phật, là Đạo, là Thần, là Thiên Chúa, là Allah, là Jehovah, là Yahweh, là Đấng Sáng Tạo, là Nguồn Sống chịu trách nhiệm kiến tạo ra vũ trụ và hết thảy những gì bên trong nó”. Ông cảm nhận được “sự bao la vô cùng tận”, cảm thụ được “sự ấm áp, sự yêu thương bao dung vô điều kiện, lòng từ bi, sự toàn năng, toàn trí và không thể diễn tả bằng lời” của Đấng Sáng Tạo tối cao.
Tình yêu thương vô điều kiện nơi thiên đàng
Eben miêu tả, ở thế giới mỹ diệu đó, ông đã nhìn thấy “một cô gái xinh đẹp đứng trên một đôi cánh bướm. Cô sở hữu một đôi gò mà cao và cặp mắt xanh lam sâu thẳm”. Trang phục của cô “có một sự sinh động đến chấn kinh, lấn át tất cả mọi thứ xung quanh”.
Cô gái trò chuyện với Eben bằng “những thông điệp xuyên qua người” ông “như một cơn gió”. Thông điệp đó đề cập đến một thứ tình yêu “vượt lên trên tất cả những tình yêu khác mà chúng ta biết đến trên trái đất này. Nó là thứ gì đó cao cả hơn, tuy có chứa đựng một số nhân tố của những thứ tình yêu còn lại, nhưng lại chân thành và thuần khiết hơn chúng”.
Eben thấy rằng “trong dạng thức thuần khiết và mạnh mẽ nhất, thứ tình yêu này không bao hàm sự ghen tuông hay ích kỷ, mà là vô điều kiện, là thực tế của mọi thực tế, là chân lý của mọi chân lý, chói sáng và vượt trên cả mọi kiến thức, vẫn luôn sống và thở trong cốt lõi căn bản của vạn vật, nó chính là thứ cảm xúc quan trọng nhất trong vũ trụ, đồng thời cũng là chân lý khoa học quan trọng nhất”.
Eben cho biết: “Tình yêu và sự chấp nhận vô điều kiện mà tôi nếm trải trong hành trình của mình là khám phá quan trọng độc nhất mà tôi đã từng hay sẽ thực hiện trong tương lai”. Ông “cũng biết được bằng cả trái tim rằng, việc chia sẻ thông điệp này đến tất cả mọi người – một thông điệp cơ bản đến nỗi hầu hết trẻ con đều chấp nhận ngay – là nhiệm vụ và sứ mệnh quan trọng nhất, cũng như thiêng liêng nhất của ông”.
Trải nghiệm các thời gian – không gian khác biệt và khả năng học hỏi tức thì
Khi ở bên trong “thung lũng Cổng vào”, Eben cho biết: “tôi không biết mình đã bay như vậy chính xác là bao lâu. Thời gian ở nơi này khác biệt với thời gian tuyến tính đơn giản mà chúng ta cảm nhận ở trái đất, và miêu tả về nó cũng vô vọng y hệt như miêu tả về những khía cạnh khác của nơi này.”
Tại khu vực “Cốt lõi”, thông qua một Quả Cầu Ánh Sáng, Eben đã nhiều lần giao tiếp với Chúa mà ông gọi là Đấng Sáng Tạo. Đấng Sáng Tạo cũng chỉ điểm cho Eben biết rằng không chỉ có một mà có rất nhiều vũ trụ khác nhau đang tồn tại – nhiều hơn so với điều mà con người có thể tưởng tượng hay hình dung – nhưng ở trung tâm của tất cả các thứ ấy là tình yêu, hay lòng từ bi thuần phác nhất.
Eben trông thấy sự phồn hoa của sinh mệnh thông qua “hằng hà sa số vũ trụ, bao gồm cả những vũ trụ nơi trí huệ đã vượt xa nhân loại trên Trái Đất”. Eben cũng trông thấy “vô số chiều không gian cao hơn… Không chỉ vậy, thời gian và không gian trên trái đất này cũng được móc nối một cách chặt chẽ và phức tạp bên trong những thế giới cao hơn ấy.”
Luận điểm trên của Eben vừa hay lại rất tương thích với một lý thuyết khá phổ biến trong khoa học hiện đại – thuyết vũ trụ song song. Theo đó, tồn tại nhiều vũ trụ khác đồng thời, cùng lúc với vũ trụ mà chúng ta nhận thức được. Các vũ trụ này nằm ở các không gian – thời gian khác, do đó nói một cách hình tượng, chúng được cho là “song song” với vũ trụ chúng ta. Nếu chúng ta có thể đột phá sự gián cách hình thành bởi những không-thời gian này, chúng ta có thể tiếp cận đến những vũ trụ đó.
Nguồn: baonuocmy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét