Tản mạn về hạnh phúc

Theo triết học gia người Hy Lạp Aristotle: "Hạnh phúc là mục đích cuối cùng, là sự cố gắng của cả đời người".
Tuy nhiên, lời khẳng định của vị triết gia nổi tiếng này khá chung chung, không rõ ràng và khiến mọi thứ có phần mơ hồ khi luận về hạnh phúc. Vì thực tế, hạnh phúc là một vấn đề phức tạp.
Cớ vì sao đến cuối đời, sau khi trải qua những vất vả, đau đớn và khốn khổ, chúng ta mới nhận được hạnh phúc?
Bởi một lẽ, nhiều người quan niệm rằng, chỉ có hạnh phúc mới có thể được xem là thước đo của thành công. Thế nhưng đáng buồn thay, cách suy nghĩ này có vẻ khá nông cạn.


Nắm trong tay hạnh phúc đã khó, gìn giữ được hạnh phúc còn gian nan hơn vạn lần. Việc giữ gìn hạnh phúc giống như trồng một cái cây, cần người trân trọng và nâng niu, chăm sóc và nuôi dưỡng bằng tất cả những gì họ có.
Nếu không, cây sẽ chết, cũng như hạnh phúc sẽ tan biến rất nhanh. Liệu sự thật có đúng như thế thật không?
Sự thật là…
Việc nâng cao mức độ hạnh phúc trong cuộc sống khó khăn hơn ta nghĩ rất nhiều. Nếu muốn hạnh phúc, đọc sách self-help thôi thì chưa đủ; chúng ta phải hiểu được những nghiên cứu trong sách, ngay từ những kiến thức thông thường.
Chúng ta thường không biết những thứ mình thật sự muốn. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, ta quên đi mất phải lắng nghe lời con tim muốn nói.
Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và luôn thành tâm cho điều đó. Như Chúa Jêsus đã nói: "Hãy cứ như một đứa trẻ". Nếu muốn hạnh phúc, hãy học cách sống như một đứa trẻ.


Những nghiên cứu về hạnh phúc là những kiến thức rất khó để tiếp thu, nhưng ta phải tìm tòi và thấu hiểu, nếu muốn biết niềm hạnh phúc sẽ tác động thế nào đến cuộc sống của mình. Nếu bạn bỏ qua điều này, bạn sẽ vẫn phải phụ thuộc vào bản chất của nó.

Sự thích nghi và Vòng xoáy Khoái lạc

"Vòng xoáy khoái lạc là một xu hướng của con người luôn khao khát quay về trạng thái ôn hòa của hạnh phúc, dù những sự việc xảy ra trong đời có tiêu cực như thế nào chăng nữa."

Nói cách khác, con người một khi có cảm giác thoả mãn vì sở hữu nhiều thứ hơn đồng loại xung quanh, thì đồng thời cũng mong muốn phải có nhiều hơn nữa, để duy trì (hoặc phát triển) trạng thái đó - một vòng xoáy có mãnh lực ma quái.
Mặc cho những hưng phấn ban đầu, những người trúng số không cảm thấy hạnh phúc hơn những người không trúng số sau thời gian 18 tháng. Điều này có nghĩa là gì?


Điều này cho thấy rằng, khi những điều tốt đẹp xảy đến, chúng ta luôn đón nhận những cảm xúc tích cực, như phấn khích, giải tỏa, tự hào và tất nhiên là hạnh phúc.
Nhưng vấn đề là hạnh phúc thường không kéo dài được lâu. Sự phấn khích của lần đầu tiên mua chiếc xe mới sẽ phai tàn; sự vui sướng khi kết hôn sẽ nhường chỗ cho áp lực công việc và bộn bề lo toan hàng ngày.
"Trải nghiệm sang trọng làm giảm đi cảm giác vui nhộn đơn giản của cuộc sống, nếu bạn đã trượt tuyết ở dãy núi Alps huyền thoại, khu trượt tuyết gần nhà trông thật nhàm chán". - David Myers

"Tiếp thị" hạnh phúc - một khái niệm lạ mà không lạ


Các nhà chiến lược marketing biết rằng, chúng ta dễ bị chi phối bởi các chiêu trò quảng cáo, chiêu trò ‘rót mật’ vào tai thượng đế.
Họ nói rằng, nếu chúng ta mua sản phẩm này, chúng ta sẽ hạnh phúc, và rồi ... chúng ta quyết định mua nó, theo hiệu ứng bầy đàn. Khi bị thuyết phục, bạn tự rước những "của nợ" vào người, mặc dù, sâu trong thâm tâm bạn biết rõ bạn không cần chúng.
Chúng ta làm vậy là vì cái gì? Chính là vì hạnh phúc.


Chúng ta không đủ khôn ngoan để biết rằng, hạnh phúc chẳng kéo dài bao lâu và có thể tan biến bất cứ lúc nào. Chúng ta cần phải hiểu thế nào là hạnh phúc, thế nào không phải là hạnh phúc và nó xuất phát từ đâu.
Cách "tiếp thị" hạnh phúc của các nhà chiến lược marketing sẽ luôn hiệu quả, miễn là có những người không tự hỏi bản thân về những nhu cầu hạnh phúc thật sự.
Vì cuộc đời là những chuyến đi, hãy tự hình dung ra cuộc hành trình đó của riêng bạn
Chúng ta có xu hướng chỉ nghĩ đến kết quả cuối cùng, và điều này có thể khiến bản thân cảm thấy không hạnh phúc, vì những trải nghiệm không đầy đủ.
Chúng ta cần phải hình dung mình trong cả một quá trình, trước khi đạt đến mốc "kết quả cuối cùng" và thưởng thức quá trình này nhiều nhất có thể.
Trong một chuyến đi, việc chỉ nghĩ tới đích đến cuối cùng sẽ vô tình gây áp lực cho cuộc hành trình đó, thậm chí khiến bản thân nghĩ mình đang đi sai hướng. Cách ta đối mặt với cuộc sống cũng thế.

Thực ra, bạn sẽ hạnh phúc khi giúp đỡ được ai đó


Khi làm từ thiện, việc giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình sẽ làm ta có cảm giác tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Khi chúng ta cho đi, chúng ta không nghĩ đến vụ lợi cá nhân, nhưng niềm vui và hạnh phúc vẫn đến với mình, không đuổi theo cũng tự nhiên tìm đến.
Thứ chúng ta cho đi không nhất thiết phải là vật chất, tiền bạc mà có thể là những giá trị tinh thần. Có thể đơn giản chỉ là nở một nụ cười chân thành và ấm áp, nhưng đủ làm ai đó vui vẻ cả ngày, và cũng khiến bản thân trở nên hạnh phúc hơn.


Vậy nên…

Hãy tự tha thứ cho mình nếu cảm thấy bản thân làm điều có lỗi với cha mẹ, người thân và bạn bè, hoặc với chính bạn.
Hãy có tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời của bạn. Không được phép lơ là bất cứ điều gì, bạn phải thực sự nghiêm túc với bản thân về vấn đề này. Bạn phải có trách nhiệm về mọi thứ. Mọi buồn vui trên đời xảy ra với chúng ta, phần lớn là do chính ta gây ra.
Đừng cố gắng mưu cầu hạnh phúc, hãy để nó tự tìm đến bạn. Cuộc sống này là một chuỗi nghịch lý, đừng ngạc nhiên khi vào lúc khó khăn nhất, bạn sẽ nhận được niềm vui sâu sắc hơn bao giờ hết.
Dù khó tin, nhưng bạn phải nhớ rằng: thứ mà bạn hằng mơ ước hay người mà bạn luôn ngóng chờ, sẽ không làm bạn hạnh phúc dài lâu.
Hạnh phúc là sẻ chia và cho đi. Khi chúng ta cho đi, thứ chúng ta nhận lại là niềm vui, là tiếng cười, là niềm hạnh phúc nhân đôi.

Nguồn: Medium

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét