Cảnh giới cao nhất của thông minh là phúc hậu
Trong “Chu dịch. Khôn” viết: “Quân tử dĩ hậu đức tái vật” (Người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật). Người phúc hậu có thể khống chế bản thân, rong ruổi bốn biển. Người phúc hậu có thể “hải nạp trăm xuyên”, giống như biển dung nạp trăm con sông, lấy đức thu phục lòng người. Từ xưa đến nay, trong cuộc sống ai cũng đều nguyện ý mong muốn được kết giao cùng người phúc hậu. Bởi vì người phúc hậu khiến người bên cạnh cảm thấy an tâm và có thể tin tưởng được.
Nhưng trong xã hội hỗn loạn, rối ren, ngàn người ngàn mặt, mỗi người đều có đặc điểm tính cách riêng của mình. Làm thế nào để có thể nhận định được đâu là người phúc hậu để kết giao? Cổ nhân nhìn người luôn luôn xem xét và đề cao mặt nội tâm (cái tâm bên trong). Nếu một người có được ba loại phẩm chất dưới đây, cơ bản là người phúc hậu:
1. Người phúc hậu nhất định là người có thiện niệm
Phúc hậu là không có liên quan đến tài năng và học thức của một người, nó là một loại mỹ đức của con người. Nếu một người luôn luôn chỉ biết suy xét cho bản thân, không suy xét cho người khác thì lòng dạ của người ấy là hẹp hòi. Người phúc hậu ở đâu, lúc nào cũng đều suy nghĩ cho người khác.
Vì sao người phúc hậu thường nghĩ cho người khác? Đó là bởi vì họ mong muốn những điều tốt đẹp đến với người khác, hy vọng người khác có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn. Suy nghĩ cho người khác, bởi vì người phúc hậu mong muốn người khác ít gặp phải những khó khăn, khổ nạn trong cuộc sống. Bởi vậy, người phúc hậu luôn có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy xét. Đây chính là một loại thiện niệm.
Cổ nhân nói: “Bất dĩ ác tiểu nhi vi chi, bất dĩ thiện tiểu nhi bất vi” (Chớ thấy việc ác nhỏ mà làm, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm). Dù rằng, nghĩ cho người khác là một thiện hạnh nhỏ, nhưng rất nhiều khi chỉ một cử chỉ, một lời nói, một thiện hạnh nhỏ có thể cải biến cả cuộc đời của người khác. Người phúc hậu, dù làm việc của bản thân hay cho tập thể cũng đều không nề hà, nhiệt tâm, không đẩy cái khó cho người khác, chọn cái lợi cho mình. Cho nên, họ luôn được người khác tin tưởng giao phó.
2. Người phúc hậu nhất định ngay thẳng chính trực
(Hình minh họa: Qua capitalchoicecounselling.com)
Nếu như nói lương thiện là suy nghĩ cho người khác, vậy thì hàm nghĩa của chính trực chính là gặp chuyện có thể dùng tiêu chuẩn “suy xét đúng sai” để cân nhắc.
Người phúc hậu nhất định phải là người chính trực. Họ có một bộ giá trị quan rõ ràng đúng đắn hơn nữa còn vững chắc. Do đó, khi đối mặt với việc nhỏ hay việc lớn, họ đều có thể đưa ra phán đoán phù hợp với đạo lý và lòng người.
Người chính trực gặp chuyện sẽ không đơn thuần căn cứ vào lợi ích để đưa ra phán đoán, mà là quay trở lại xem xét lương tâm của mình, xem điều gì có thể khoan dung và điều gì không thể khoan dung. Trong lòng của họ có một giới tuyến, cũng có một thước đo. Một khi vượt qua giới tuyến này, họ sẽ ngay lập tức cảnh giác, dùng hành động để bảo vệ quan điểm đúng sai của mình.
Người chính trực khi gặp phải những hành vi hiếp đáp người già hoặc trẻ em, họ có thể kịp thời đứng ra ngăn cản. Một khi thấy người qua đường gặp hoạn nạn, họ có thể kịp thời nghĩ cách cứu giúp. Đây đều là biểu hiện của một người phúc hậu.
3. Người phúc hậu nhất định làm việc nghiêm túc cẩn thận
(Hình minh hoạ: Qua istockphoto)
Khổng Tử viết: “Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái”. “Thái” ở đây chính là vững vàng như núi Thái Sơn, là sử xự nghiêm cẩn. Người như vậy sẽ khiến người khác tín nhiệm, khiến người khác yên tâm, vì thế cũng được gọi là người phúc hậu.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp một số người làm việc “không đầu không đuôi”, “làm trước quên sau”. Những người như vậy khi được phân công việc gì cũng khiến người khác không an tâm, trái lại còn lo âu, lưỡng lự. Đây là biểu hiện của người chưa phúc hậu. Tinh thần nghiêm cẩn chính là làm người không cay nghiệt, không so đo, không đoạn tuyệt, không ích kỷ, dùng tâm thái bình hòa đối đãi với hết thảy mọi thứ trong thế gian, có thái độ nghiêm cẩn thì mới có thể gặt hái được thành công.
Phúc hậu không có nghĩa là “bắn tên không đích”, dễ dàng tha thứ cho người khác một cách tùy ý trái với nguyên tắc. Phúc hậu, cũng không phải một mực làm “người hiền lành”, tình nguyện để quyền lợi của chính mình bị nhiều lần bị xâm phạm mà không hề phản kháng.
Phúc hậu là được thiết lập trên cơ sở phân biệt đúng sai rõ ràng, chính vì thế phương thức hành sự của người phúc hậu là cực kỳ nghiêm cẩn. Trong cuộc sống, nếu gặp được người có những đức tính như vậy chúng ta nên trân quý và kết giao học hỏi.
An Hòa (dịch và t/h)
Nguồn: Trí Thức VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét