2 khung giờ vàng mẹ nên cho con ngủ để tăng chiều cao vượt trội

Khoa học chứng minh: Trẻ con ngủ trong 2 giờ vàng này có thể giúp trẻ tăng trưởng chiều cao vượt trội

Trẻ càng đi ngủ muộn càng bất lợi trong việc phát triển chiều cao và trí tuệ. Trong các nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cho thấy có 2 giai đoạn trong ngày mà hormone sinh trưởng tiết ra nhiều nhất là từ 21 giờ tối đến 1 giờ sáng và 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Thậm chí lượng hormone sinh trưởng được sinh ra trong khoảng thời gian này còn được chứng minh cao gấp 5 - 7 lần so với thời gian ban ngày.Do đó để trẻ có thể tận dụng được tốt nhất khoảng thời gian vàng này thì các bé nên được bố mẹ cho lên giường từ 8h30’ tối, muộn nhất cũng không được quá 9h30 tối và để trẻ thức dậy sau 7h sáng hôm sau.Nếu bé đi ngủ muộn hơn so với 2 thời điểm vàng này thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển chiều cao và tăng lượng chất xám. 

gio-vang-nen-cho-tre-di-ngu-01

Vì sao nên cho trẻ ngủ trong giờ vàng để tăng trưởng chiều cao?

Từ 9 giờ tối cho đến 1 giờ sáng ngày hôm sau và đặc biệt là trong khoảng từ 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng thì lượng hormone sinh trưởng tiết ra đạt đến mức cao nhất. Ngoài khung giờ này ra thì trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ trước 6 giờ sáng cũng là thời điểm đỉnh cao của hoạt động sản sinh hormone sinh trưởng trong cơ thể bé.Thế nhưng, cơ thể không phải là một cái máy. Không phải cứ đến 9 giờ tối thì hormone sinh trưởng mới bắt đầu tiết ra số lượng lớn theo đúng giờ. Nó cần có nhiều yếu tố khác thêm vào thì mới kích thích sản xuất ra nhiều hơn hormone tăng trưởng. Và các yếu tố đó chính là một giấc ngủ sâu và nhiều giấc mơ đẹp. Điều đó có nghĩa là nếu đến thời điểm vàng mà bé vẫn chưa say giấc thì lượng hormone sinh trưởng cũng chỉ ở mức thấp, không đáng kể. Đó là lý do vì sao các bố mẹ nên cho bé lên giường trước khoảng 30 phút so với thời điểm vàng này để bé được ru giấc và vào giấc ngủsay sưa hơn.

Bí kíp giúp trẻ có giấc ngủ ngon, sâu giấc

Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Tuy vậy, thời gian ngủ dài hay ngắn không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng giấc ngủ của trẻ mà việc bé ngủ có ngon giấc hay không mới quan trọng.

gio-vang-nen-cho-tre-di-ngu-01

1. Tạo cảm giác yên tĩnh

Nếu gia đình có thói quen ngủ muộn, mở tiếng tivi to và nói chuyện nhiều, bé cũng bị ảnh hưởng và hình thành cảm giác "chưa đến giờ ngủ". Do đó, khi đến thời gian, cha mẹ nên bật đèn ngủ, tắt tivi, ngừng to tiếng để bé yên tĩnh và đi vào giấc ngủ.
Tập cho bé thói quen chuẩn bị trước khi ngủ như: đánh răng, rửa mặt, rửa chân, dọn giường chiếu... Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó giống như ám hiệu ngầm giúp trẻ nhận biết thời gian lên giường.

2. Tránh khiến não bé hưng phấn quá độ trước khi ngủ 1 tiếng

Nhiều bé hiếu động thường không chịu nằm yên một chỗ mà nghịch ngợm luôn chân luôn tay. Điều này khiến não trẻ bị kích thích trở nên hưng phấn, rất khó đi vào giấc ngủ.
Do đó, phụ huynh không nên trêu đùa, chọc cười, cho bé chơi những trò đuổi bắt... mà nên kể chuyện cổ tích, cho bé nghe những bản nhạc lãng mạn, nhạc thiếu nhi... để bé thư giãn và dần chìm vào giấc ngủ.

3. Không cho bé ngủ ngày quá nhiều

Bé ngủ ngày quá nhiều ban đêm thường thức khuya. Khoa học đã chứng minh, ngủ ngày quá nhiều còn làm chậm quá trình phát triển chiều cao, ảnh hưởng tới sức tập trung, trí nhớ, sự sáng tạo cũng như kỹ năng vận động.


Theo: Webtretho

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét