Bộ phim Ánh Dương Bất Tận năm 2004 (Ảnh: GoldPoster)
Liệu pháp nhận thức hành vi là sự trị liệu phổ biến cho chứng rối loạn lo âu. Ý tưởng cơ bản của liệu pháp này là thay đổi những suy nghĩ khiến bệnh nhân sợ hãi, lo lắng.
Hãy thử lấy ví dụ về một người sợ chó. Họ tin rằng “con chó nào cũng nguy hiểm”. Trong liệu pháp nhận thức hành vi, bệnh nhân sẽ dần được tiếp xúc với những chú chó thân thiện để nhìn nhận lại các suy nghĩ và ký ức của họ một cách thực tế hơn. Kết quả là, họ sẽ bắt đầu tin rằng “hầu hết các chú chó đều thân thiện”.
Liệu pháp nhận thức hành vi là một phương pháp khoa học để điều trị chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây của Hoa Kỳ, khoảng 50% các bệnh nhân cho biết những ký ức đáng sợ hãi của họ đã xuất hiện trở lại sau nhiều năm thực hiện liệu pháp này cũng như điều trị bằng thuốc. Nói cách khác, các liệu pháp trị liệu và điều trị bằng thuốc dường như khó có thể xóa bỏ vĩnh viễn những ký ức sợ hãi.
Tại sao những ký ức đau khổ lại khó “xóa bỏ”
Liệu pháp nhận thức hành vi là sự trị liệu phổ biến cho chứng rối loạn lo âu. Ý tưởng cơ bản của liệu pháp này là thay đổi những suy nghĩ khiến bệnh nhân sợ hãi, lo lắng.
Hãy thử lấy ví dụ về một người sợ chó. Họ tin rằng “con chó nào cũng nguy hiểm”. Trong liệu pháp nhận thức hành vi, bệnh nhân sẽ dần được tiếp xúc với những chú chó thân thiện để nhìn nhận lại các suy nghĩ và ký ức của họ một cách thực tế hơn. Kết quả là, họ sẽ bắt đầu tin rằng “hầu hết các chú chó đều thân thiện”.
Liệu pháp nhận thức hành vi là một phương pháp khoa học để điều trị chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây của Hoa Kỳ, khoảng 50% các bệnh nhân cho biết những ký ức đáng sợ hãi của họ đã xuất hiện trở lại sau nhiều năm thực hiện liệu pháp này cũng như điều trị bằng thuốc. Nói cách khác, các liệu pháp trị liệu và điều trị bằng thuốc dường như khó có thể xóa bỏ vĩnh viễn những ký ức sợ hãi.
Tại sao những ký ức đau khổ lại khó “xóa bỏ”
(Ảnh: Unsplash)
Các ký ức về sự sợ hãi được lưu giữ trong một bộ phận não có tên là hạch hạnh nhân (amygdala). Sợ hãi sẽ giúp chúng ta an toàn trong những tình huống nguy hiểm và tăng khả năng sống sót.
Việc lưu giữ các thông tin nguy hiểm có thể thay đổi tùy hoàn cảnh. Giúp chúng ta phân biệt được khi nào là an toàn, ví dụ chúng ta biết rằng một chú sư tử trong sở thú là an toàn, nhưng vẫn ý thức được rằng điều đó có thể không an toàn ở một nơi khác, ví dụ như gặp sư tử trong môi trường hoang dã.
Các ký ức về sự sợ hãi được lưu giữ vĩnh viễn, điều này giải thích cho sự xuất hiện lại của chúng. Trong quá trình trị liệu, một ký ức mới (ví dụ: hầu hết các chú chó đều thân thiện) được hình thành. Nhưng ký ức mới an toàn này lại được gắn với một môi trường cụ thể – đó là chú chó thân thiện ở trong phòng trị liệu. Trong môi trường đó, phần lý trí của bộ não, cụ thể là vỏ não trước trán, đã gửi tín hiệu “ngừng” tới bộ phận hạch hạnh nhân, để kiềm chế nó không truy xuất ký ức về sự sợ hãi cũ.
Các ký ức về sự sợ hãi được lưu giữ trong một bộ phận não có tên là hạch hạnh nhân (amygdala). Sợ hãi sẽ giúp chúng ta an toàn trong những tình huống nguy hiểm và tăng khả năng sống sót.
Việc lưu giữ các thông tin nguy hiểm có thể thay đổi tùy hoàn cảnh. Giúp chúng ta phân biệt được khi nào là an toàn, ví dụ chúng ta biết rằng một chú sư tử trong sở thú là an toàn, nhưng vẫn ý thức được rằng điều đó có thể không an toàn ở một nơi khác, ví dụ như gặp sư tử trong môi trường hoang dã.
Các ký ức về sự sợ hãi được lưu giữ vĩnh viễn, điều này giải thích cho sự xuất hiện lại của chúng. Trong quá trình trị liệu, một ký ức mới (ví dụ: hầu hết các chú chó đều thân thiện) được hình thành. Nhưng ký ức mới an toàn này lại được gắn với một môi trường cụ thể – đó là chú chó thân thiện ở trong phòng trị liệu. Trong môi trường đó, phần lý trí của bộ não, cụ thể là vỏ não trước trán, đã gửi tín hiệu “ngừng” tới bộ phận hạch hạnh nhân, để kiềm chế nó không truy xuất ký ức về sự sợ hãi cũ.
(Ảnh: Unsplash)
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh nhân ở trong một môi trường mới, ví dụ như gặp một chú chó trong công viên? Mặc định là não của họ sẽ lục tìm lại ký ức sợ hãi “con chó nào cũng nguy hiểm” trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngoại trừ hoàn cảnh mà ký ức an toàn mới được hình thành. Điều đó có nghĩa là, những ký ức sợ hãi có thể xuất hiện lại khi có bất kỳ sự thay đổi môi trường nào.
Điều này giúp con người sống sót trong những tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, với những người có nỗi sợ quá lớn, những ký ức tồi tệ lại khiến cho sự lo lắng của họ tái phát.
Vậy việc xóa ký ức liệu có khả thi?
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh nhân ở trong một môi trường mới, ví dụ như gặp một chú chó trong công viên? Mặc định là não của họ sẽ lục tìm lại ký ức sợ hãi “con chó nào cũng nguy hiểm” trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngoại trừ hoàn cảnh mà ký ức an toàn mới được hình thành. Điều đó có nghĩa là, những ký ức sợ hãi có thể xuất hiện lại khi có bất kỳ sự thay đổi môi trường nào.
Điều này giúp con người sống sót trong những tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, với những người có nỗi sợ quá lớn, những ký ức tồi tệ lại khiến cho sự lo lắng của họ tái phát.
Vậy việc xóa ký ức liệu có khả thi?
(Ảnh: Unsplash)
Trong một số trường hợp, việc xóa ký ức có khả năng thực hiện được. Các thí nghiệm cho thấy ký ức xấu không xuất hiện trở lại ở những con động vật còn bé. Đó có thể là do tín hiệu “ngừng” từ vỏ não trước trán truyền đến hạnh hạt nhân phát triển muộn. Thay vì gửi đi tín hiệu “ngừng”, bộ não sẽ xóa bỏ hẳn những ký ức sợ hãi.
Điều này cho thấy nếu chứng rối loạn lo âu được can thiệp sớm ở trẻ nhỏ, khả năng tái phát của nó có thể sẽ thấp. Tuy nhiên, việc có thể thật sự xóa bỏ các ký ức sợ hãi ở trẻ con hay không, và có thì ở độ tuổi nào, hiện vẫn đang được nghiên cứu để làm rõ.
Vậy, với tỷ lệ tái phát cao như đã nêu ở trên, liệu chúng ta có nên thực hiện điều trị? Câu trả lời là “Có”. Thời gian điều trị là quãng thời gian tạm lánh xa lo lắng, nó cho phép chúng ta cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong thời gian này, một người hay lo lắng có thể tham dự các bữa tiệc và kết bạn, hoặc xử lý một cuộc phỏng vấn căng thẳng thành công – những điều họ sẽ không làm được khi sợ hãi quá mức.
Một cách để giảm nguy cơ tái phát chứng rối loạn lo âu là tận dụng mọi cơ hội để đối diện với những sợ hãi vô lý và tạo ra những kỷ niệm an toàn mới trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Dự đoán các yếu tố môi trường có thể khiến lo lắng xuất hiện trở lại, chẳng hạn như thay đổi công việc hay đổ vỡ mối quan hệ, cũng có thể tùy biến. Các chiến lược sau đó có thể được sử dụng để kiểm soát việc tái phát của những suy nghĩ và ký ức đau buồn.
Mặc dù việc xóa bỏ ký ức tiêu cực là mục tiêu của các nhân vật trong phim Ánh dương Bất tận, bộ phim cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những ký ức này. Khi được xử lý thích hợp, những ký ức căng thẳng có thể thúc đẩy chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn và khiến bạn trở nên kiên cường hơn. Có thể nhìn lại những kỉ niệm khó chịu mà không đau khổ quá mức sẽ giúp chúng ta tiến lên phía trước một cách lý trí nhất và đây là mục tiêu cao nhất của tất cả các phương pháp điều trị.
Tác giả Rick Richardson, giáo sư tại Đại học New South WalesTheo The Conversation
Nhật Hạ biên dịch
Trong một số trường hợp, việc xóa ký ức có khả năng thực hiện được. Các thí nghiệm cho thấy ký ức xấu không xuất hiện trở lại ở những con động vật còn bé. Đó có thể là do tín hiệu “ngừng” từ vỏ não trước trán truyền đến hạnh hạt nhân phát triển muộn. Thay vì gửi đi tín hiệu “ngừng”, bộ não sẽ xóa bỏ hẳn những ký ức sợ hãi.
Điều này cho thấy nếu chứng rối loạn lo âu được can thiệp sớm ở trẻ nhỏ, khả năng tái phát của nó có thể sẽ thấp. Tuy nhiên, việc có thể thật sự xóa bỏ các ký ức sợ hãi ở trẻ con hay không, và có thì ở độ tuổi nào, hiện vẫn đang được nghiên cứu để làm rõ.
Vậy, với tỷ lệ tái phát cao như đã nêu ở trên, liệu chúng ta có nên thực hiện điều trị? Câu trả lời là “Có”. Thời gian điều trị là quãng thời gian tạm lánh xa lo lắng, nó cho phép chúng ta cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong thời gian này, một người hay lo lắng có thể tham dự các bữa tiệc và kết bạn, hoặc xử lý một cuộc phỏng vấn căng thẳng thành công – những điều họ sẽ không làm được khi sợ hãi quá mức.
Một cách để giảm nguy cơ tái phát chứng rối loạn lo âu là tận dụng mọi cơ hội để đối diện với những sợ hãi vô lý và tạo ra những kỷ niệm an toàn mới trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Dự đoán các yếu tố môi trường có thể khiến lo lắng xuất hiện trở lại, chẳng hạn như thay đổi công việc hay đổ vỡ mối quan hệ, cũng có thể tùy biến. Các chiến lược sau đó có thể được sử dụng để kiểm soát việc tái phát của những suy nghĩ và ký ức đau buồn.
Mặc dù việc xóa bỏ ký ức tiêu cực là mục tiêu của các nhân vật trong phim Ánh dương Bất tận, bộ phim cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những ký ức này. Khi được xử lý thích hợp, những ký ức căng thẳng có thể thúc đẩy chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn và khiến bạn trở nên kiên cường hơn. Có thể nhìn lại những kỉ niệm khó chịu mà không đau khổ quá mức sẽ giúp chúng ta tiến lên phía trước một cách lý trí nhất và đây là mục tiêu cao nhất của tất cả các phương pháp điều trị.
Tác giả Rick Richardson, giáo sư tại Đại học New South WalesTheo The Conversation
Nhật Hạ biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét