Có một câu chuyện rất đáng suy ngẫm như sau: Ngày xưa, trong khu rừng nọ có một hồ nước tuyệt đẹp. Xung quanh bờ là những hàng liễu xanh rủ bóng nghiêng nghiêng xuống mặt hồ. Mặt nước phẳng lặng và trong sáng như gương, toả sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời rực rỡ. Một nơi sơn thuỷ hữu tình như thế, quả là điểm sáng của cả khu rừng.
Một ngày nọ, bỗng từ đâu xuất hiện một con cóc to lớn. Nó cậy có thân hình áp đảo nên nghiễm nhiên tranh bá xưng hùng, tự nhận mình là “vua cóc”, bắt tất cả côn trùng sinh sống trong hồ đều phải phục tùng nó. Ai ai cũng sợ hãi và buộc phải làm theo, bởi nếu không sẽ trở thành bữa điểm tâm của con cóc này.
Trước kia, hồ nước vốn là chiếc gương soi của các tiên nữ trên Thiên Đình. Nhưng từ khi con cóc đến đây, tà khí của nó tạo thành một lớp sương mù u ám trên mặt hồ, khiến các tiên nữ không thể soi gương được nữa. Bởi vậy, nàng tiên thứ bảy đã thả xuống hồ một đoá sen để xua tan thứ khí tà vẩn đục đó.
Và thế là, sáng hôm sau giữa mặt hồ xuất hiện một đoá hoa tuyệt đẹp. Các cánh sen phớt hồng toả ra những ánh kim lấp lánh, còn nhuỵ sen thì ngan ngát một mùi thơm tinh khiết, một thứ hương tinh tuý của đất trời. Sự xuất hiện của đoá sen làm chấn động cả hồ nước. Từ cá, tôm, bươm bướm, cho đến tất cả côn trùng trên hồ đều vây quanh hoa mà trầm trồ thán phục: “Oa! Đẹp quá đi!”, “Thật là thơm quá!”, “Đây đúng là bông hoa thần kỳ!”.
Từ ngày hoa sen nở, cả khu hồ như bừng dậy sức sống mới. Ong bướm rộn ràng hơn, chim chóc ríu rít hơn bay về làm tổ, và cả bầu không gian đều được bao trùm trong hương sen thơm ngát.
Nhưng một nơi thánh khiết như thế lại không thể là chốn ẩn náu lâu dài của loài cóc hôi hám. Lớp da sần sùi của nó phun ra thứ chất độc nhầy nhầy, còn đôi mắt đục ngầu của nó chứa đầy sự hận thù và ghen tức: “Từ ngày có bông sen đó, thần dân cả vương quốc này không còn kính phục ta nữa. Sao ta lại cam lòng để thứ hoa ấy ngang nhiên vượt trên cả địa vị của ta cơ chứ? Không được, không được!”
Hồ nước tuyệt đẹp trong một khu rừng. (Ảnh minh họa)
Thế rồi, bằng vẻ hách dịch và độc tài của mình, vua cóc liền gọi nhện giăng tơ và các loài sâu bọ thân cận đến và nói: “Các ngươi không thấy rằng bông sen ấy đang mê hoặc thần dân của chúng ta sao? Nếu tất cả đều mải mê đi ngắm hoa sen như thế, liệu còn ai muốn phục tùng chúng ta nữa không?”.Cảm thấy lời nói vẫn chưa đủ thuyết phục, vua cóc lại dùng lợi ích và những lời hứa hẹn đường mật để đám sâu bọ làm theo mệnh lệnh của mình.
Vậy là ngay hôm sau, một đội quân của vua cóc do nhện giăng tơ dẫn đầu, đã hùng hổ tiến đến cắn phá từng cánh sen. Chúng hô lớn: “Quốc vương có chỉ thị: Đây là thứ hoa độc hại người, là thứ hoa độc hại người!”.
Lúc ấy, một chị bướm lên tiếng: “Không phải đâu, các bạn nhầm rồi! Bông sen này khiến chúng ta sống vui vẻ hơn, hồ nước cũng trở nên xinh đẹp hơn…”
Nhưng chị bướm chưa dứt lời thì đội quân của nhện giăng tơ đã ào ào xông ra. Nhện giăng tơ dẫn đầu đoàn nói: “Theo ‘tam lệnh’ của quốc vương, bất cứ ai bênh vực hoa độc đều phải bị ‘bôi nhọ thanh danh – vắt kiệt nguồn sống –hủy hoại thân thể’. Quân bay, ai xung phong bắt được ả bướm thì ta sẽ trọng thưởng!”.
Nhện giăng tơ vừa dứt lời, sâu độc hoá thành con bướm đen xô chị bướm ngã xuống, còn nhện giăng tơ thì tung lưới và chị bướm không thể thoát ra được nữa.
Từ đó, tất cả côn trùng trong hồ nước đều khiếp sợ, không ai dám bảo vệ hoa sen nữa. Có kẻ vì sợ hãi mà quay lưng nhắm mắt làm ngơ, có kẻ vì muốn bảo toàn tính mạng mà phụ hoạ theo những lời vu khống, còn có kẻ vì muốn kiếm chác chút lợi ích cho bản thân mà bất chấp lương tâm gia nhập đội quân của vua cóc. Những cánh sen hồng cũng từ đó mà tả tơi vùi dập theo sóng nước, nhuỵ sen vàng cũng lả tả vương vãi khắp nơi. Một không khí tang thương bao trùm khắp khu hồ…
Hoa sen – linh hoa đến từ cõi Phật. (Ảnh: Pixabay)
Từ trên Thiên thượng, các nàng tiên rơi nước mắt khi nhìn xuống trần gian. Hoa sen là thứ linh hoa của cõi Phật, bất cứ loài vật nào hùa theo vua cóc mà tàn phá hoa cũng sẽ bị Thiên thượng trừng phạt. Bởi vậy, nước mắt của các nàng tiên rơi trên cánh hoa tàn, và hoa cũng rung mình cảm nhận được nỗi đau ấy.
Với thân hình tàn tạ của mình, hoa sen tự nhủ nó cần phải dũng cảm kiên cường để thức tỉnh thế nhân. Thế là, mỗi khi có một chị ong bay qua, mỗi khi có một chú cá bơi đến gần, hay mỗi khi nhìn thấy một cư dân nào của hồ nước – dẫu đó là kẻ tà ác hay côn trùng vô tội – thì hoa đều gắng gượng nói lên sự thật: “Xin bạn hãy lý trí, đừng nghe những lời giả dối. Hãy tin tôi, tôi là bông hoa từ cõi Phật, tôi đến đây là vì các bạn, vì các bạn…”
Rồi hoa cố nén chịu nỗi đau để bứt trong mình ra từng hạt nhỏ vàng óng, nói với họ rằng đây chính là hạt sen phúc báo. Chỉ cần bạn tin và dũng cảm ươm trồng hạt sen này, để hoa sen lại bừng nở trên hồ, thì khi đại nạn đến bạn sẽ thoát khỏi tai ương.
Rất nhiều côn trùng tin nghe lời cóc đã một mực khước từ, chúng vứt hạt sen xuống và giẫm nát một cách lạnh lùng. Nhưng ngược lại, một số vẫn còn chút lương tri, bởi vậy họ đã tin lời hoa và gieo trồng hạt sen như lời dặn dò.
Chẳng bao lâu sau, khắp mặt hồ đồng loạt mọc ra những đoá sen rực rỡ. Các tiên nữ trên Thiên Đình cũng hạ xuống ngự trên từng đoá hoa, chứng thực rằng đây là linh hoa từ thượng giới, rằng lời vu cáo của vua cóc thảy đều là bịa đặt. Và rồi, nàng tiên thứ bảy nâng từng đoá hoa lên không trung, những thần dân từng tin lời hoa cũng bay lên theo đoá sen họ vun trồng.
Cuối cùng, khi chỉ còn lại đội quân tà ác của vua cóc, mặt hồ bỗng gầm lên giận dữ. Một xoáy nước lớn nhấn chìm tất cả xuống lòng hồ…
***
Tự ngàn xưa, những câu chuyện thiện – ác, chính – tà vẫn luôn là bài học muôn thuở của thế nhân. Mỗi khi điều thiện xuất hiện, thì cái ác cũng theo đó mà dấy động nhân tâm. Bởi vậy, đứng về thiện hay ác, bênh vực chính hay tà, thảy đều phân định ra phúc báo của đời người.
Tác giả của dự ngôn “Mai Hoa Thi” là Thiệu Ung tiên sinh từng viết: “Trời nghe được cả lúc con người không lên tiếng. Xanh xanh biết tìm nơi đâu, không cao cũng không xa – đều chỉ ở lòng người. Nhân tâm sinh một niệm, Trời Đất đều sáng tỏ. Thiện ác nếu không báo, vậy là trời đất có tư tâm?”.
Theo ĐKN
Từ trên Thiên thượng, các nàng tiên rơi nước mắt khi nhìn xuống trần gian. Hoa sen là thứ linh hoa của cõi Phật, bất cứ loài vật nào hùa theo vua cóc mà tàn phá hoa cũng sẽ bị Thiên thượng trừng phạt. Bởi vậy, nước mắt của các nàng tiên rơi trên cánh hoa tàn, và hoa cũng rung mình cảm nhận được nỗi đau ấy.
Với thân hình tàn tạ của mình, hoa sen tự nhủ nó cần phải dũng cảm kiên cường để thức tỉnh thế nhân. Thế là, mỗi khi có một chị ong bay qua, mỗi khi có một chú cá bơi đến gần, hay mỗi khi nhìn thấy một cư dân nào của hồ nước – dẫu đó là kẻ tà ác hay côn trùng vô tội – thì hoa đều gắng gượng nói lên sự thật: “Xin bạn hãy lý trí, đừng nghe những lời giả dối. Hãy tin tôi, tôi là bông hoa từ cõi Phật, tôi đến đây là vì các bạn, vì các bạn…”
Rồi hoa cố nén chịu nỗi đau để bứt trong mình ra từng hạt nhỏ vàng óng, nói với họ rằng đây chính là hạt sen phúc báo. Chỉ cần bạn tin và dũng cảm ươm trồng hạt sen này, để hoa sen lại bừng nở trên hồ, thì khi đại nạn đến bạn sẽ thoát khỏi tai ương.
Rất nhiều côn trùng tin nghe lời cóc đã một mực khước từ, chúng vứt hạt sen xuống và giẫm nát một cách lạnh lùng. Nhưng ngược lại, một số vẫn còn chút lương tri, bởi vậy họ đã tin lời hoa và gieo trồng hạt sen như lời dặn dò.
Chẳng bao lâu sau, khắp mặt hồ đồng loạt mọc ra những đoá sen rực rỡ. Các tiên nữ trên Thiên Đình cũng hạ xuống ngự trên từng đoá hoa, chứng thực rằng đây là linh hoa từ thượng giới, rằng lời vu cáo của vua cóc thảy đều là bịa đặt. Và rồi, nàng tiên thứ bảy nâng từng đoá hoa lên không trung, những thần dân từng tin lời hoa cũng bay lên theo đoá sen họ vun trồng.
Cuối cùng, khi chỉ còn lại đội quân tà ác của vua cóc, mặt hồ bỗng gầm lên giận dữ. Một xoáy nước lớn nhấn chìm tất cả xuống lòng hồ…
***
Tự ngàn xưa, những câu chuyện thiện – ác, chính – tà vẫn luôn là bài học muôn thuở của thế nhân. Mỗi khi điều thiện xuất hiện, thì cái ác cũng theo đó mà dấy động nhân tâm. Bởi vậy, đứng về thiện hay ác, bênh vực chính hay tà, thảy đều phân định ra phúc báo của đời người.
Tác giả của dự ngôn “Mai Hoa Thi” là Thiệu Ung tiên sinh từng viết: “Trời nghe được cả lúc con người không lên tiếng. Xanh xanh biết tìm nơi đâu, không cao cũng không xa – đều chỉ ở lòng người. Nhân tâm sinh một niệm, Trời Đất đều sáng tỏ. Thiện ác nếu không báo, vậy là trời đất có tư tâm?”.
Theo ĐKN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét