Lục tổ Huệ Năng lúc còn gánh củi trên rừng chỉ nghe người ta tụng câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà hoát nhiên đại ngộ. Lại nhớ chuyện một thiền sư cho đệ tử mỗi một chữ “Vô” để làm “thoại đầu” mà thiền tập…
Các bậc tôn túc tự xưa đã đúc kết những câu những chữ chẳng đá ng cho ta ngẫm ngợi đó sao?
Chẳng hạn “trà Tào Khê”, “cơm Hương Tích”, “thuyền Bát-nhã”, “trăng Lăng-già”!
Chẳng đủ cho một ngày Sáng, Trưa, Chiều, Tối… cho mỗi chúng ta đó sao?
Trà Tào Khê
Huệ Năng từ phương Nam lặn lội đến Huỳnh Mai bái Ngũ tổ Hoàng Nhẫn.
Tổ hỏi: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật chi?”.
Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Lãnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, không cầu gì khác!”.
Tổ bảo: “Ông người Lãnh Nam quê mùa, ít chữ, làm sao kham làm Phật?”.
Huệ Năng đáp: “Người có Bắc Nam chớ Phật tánh đâu có Nam Bắc. Kẻ quê mùa này cùng với Hòa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác!”.
Hoàng Nhẫn giật mình. Cho xuống bếp… bửa củi, nấu cơm, giã gạo!
Không lâu sau đó, Ngũ Tổ gọi riêng truyền dạy cho, rồi trao y bát, lẻ n đưa Huệ Năng xuống thuyền trốn về phương Nam xa xôi nơi có dòng suối mát Tào Khê tu tập. Huệ Năng trở thành Lục tổ từ đó, ngày ngày uống ngụm trà Tào Khê, bắt đầu truyền thụ dòng Thiền “đốn ngộ”. Tâm truyền tâm. Bất lập văn tự. Kiến tánh thành Phật. Lấy Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc.
Huệ Năng dạy học trò nghiêm khắc. Đệ tử từ xa tìm đến tham vấn, xin ấn chứng mà chưa tỏ ngộ, chưa thấy “bổn lai vô nhất vật”, chưa nhận ra “Thức tự tâm chúng sanh - Kiến tự tâm Phật tánh”, còn loay hoay dính mắc mãi những đâu đâu thì thường bị quở phạt, trách mắng, cảnh tỉnh.
Một hôm có người học trò Vĩnh Gia Huyền Giác đến Tào Khê. Huyền Giác xuất gia từ nhỏ, tinh thâm Thiên Thai tông, nhờ xem Duy-ma-cật Sở thuyết mà tâm địa bừng ngộ.
Gặp Huệ Năng, ông đi quanh ba vòng rồi chống tích trượng đứng yên. Huệ Năng trách: Phàm làm Sa-môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ đâu đến mà lớn lối ngạo mạn vậy?
Huyền Giác trả lời: Sinh tử sự đại - Vô thường tấn tốc (sinh tử việc lớn, vô thường mau chóng, lễ nghĩa làm chi!).
Huệ Năng đáp: Sao không nhận cái lý (thể) “Vô sinh” và thấu rõ (liễu) cái nghĩa “không chóng”.
Huyền Giác đáp: “Thể” tức vô sinh, “liễu” vốn không chóng.
Huệ Năng khen: Đúng vậy! Đúng vậy! Thế rồi Huệ Năng cùng Huyền Giác đối đáp, càng lúc càng sôi nổi.
Đoạn, Huyền Giác xin kiếu về, Huệ Năng hỏi. Về chóng thế sao?
Rồi, mời Huyền Giác ở lại Tào Khê với mình một đêm để cùng uống trà… mà đàm đạo!
Về sau, Huyền Giác viết Chứng đạo ca: Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân, Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân. Vô minh thực tánh tức Phật tánh, Ảo hoá không thân tức Pháp thân. (…)
Cơm Hương Tích
Hôm đó Duy-ma-cật tiếp Bảo Tích và năm trăm vị vương tôn công tử, thiếu gia, con nhà viên ngoại - là những Bồ-tát tại gia tương lai - tại cái thất trống trơn của ông ở thành Tỳ-da-ly.
Giữa lúc mọi người đang sôi nổi hào hứng bàn những chuyện cao xa như hữu lậu với vô lậu, hữu vi và vô vi, sinh tử và niết-bàn… thì Xá-lợi-phất, vị đệ tử trí tuệ bậc nhất của Phật, lên tiếng đưa mọi người về “mặt đất”: “Sắp đến giờ ăn rồi. Các vị Bồ-tát này sẽ ăn thức gì đây?”.
Duy-ma-cật: “Xin đợi cho giây lát, tôi sẽ khiến quý vị được thứ thức ăn chưa từng có”. Thức ăn chưa từng có ư? Với các vị vương tôn công tử, thiếu gia, con nhà trưởng giả này thì cao lương mỹ vị có gì là lạ, tổ yến hồng sâm, nem công chả phượng có gì là lạ.
Họ háo hức chờ đợi Duy-ma-cật mang đến thứ thức ăn “chưa từng có”!
Thì ra… Duy-ma-cật mang đến một mùi hương! Một mùi hương thơm. Thứ “thức ăn” xin được từ cõi Chúng Hương của Phật Hương Tích! Đó là một thứ “thức ăn” chưa từng có.
Duy-ma-cật liền nhập vào Tam-muội, dùng sức thần thông khiến cho đại chúng nhìn thấy về hướng trên, cách đây nhiều cõi Phật liên tiếp nhau như số cát của bốn mươi hai con sông Hằng, có một cõi nước tên là Chúng Hương, hiện có Đức Phật hiệu là Hương Tích ngự tại đó. Nước ấy có mùi thơm bậc nhất đối với các mùi thơm của người ta và chư thiên ở các thế giới chư Phật mười phương. Khắp cõi ấy, mùi thơm tạo ra lầu gác. Người ta đi trên đất bằng mùi thơm. Các cảnh hoa viên và vườn tược đều bằng mùi thơm. Từ nơi thức ăn, mùi thơm bay tỏa ra khắp vô lượng thế giới mười phương.
Hương thơm giới đức không thể có trong một ngày một buổi. “Hương” thơm đó phải được “Tích” chứa từ từ mới đầy dần lên được, mới sung mãn, mới tràn trề… mới “ngát hương”!
Nhờ giới đức, cõi Chúng Hương đó của Phật Hương Tích chẳng cần phải thuyết pháp bằng văn tự mà chỉ dùng các mùi hương là đủ. Mọi chúng sanh nhờ hương giới đức mà đắc nhập luật hạnh. Bồ-tát ở cõi đó mỗi vị đều ngồi nơi cội cây thơm, nghe mùi thơm vi diệu kia mà thành tựu hết thảy các phép Tam-muội Đức tạng. Chẳng cần phải nói năng cho phiền hà, gây tranh cãi, hý luận. Bởi Giới là gốc. Có Giới thì có Định, có Huệ đó vậy.
Thuyền Bát-nhã
“Bát-nhã” lúc nào cũng phải có … “thuyền”! Nhưng có lúc “bè” cũng được… Có lần Phật bả o các đệ tử: Qua sông rồi còn vác bè theo chi cho nặng!
Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Prajna Paramita) thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Bát-nhã luôn là Bát-nhã “Ba-la-mật”. Prajna paramita. Para: bờ kia, bên kia. Mita: đến. Paramita: là đến bờ kia, là “đáo bỉ ngạn”. Từ bờ mê qua bến giác.
Qua bờ kia thì “Độ nhất thiết khổ ách” được ư? Được. Với điều kiện hành thâm Bát-nhã. Thấ y rõ năm uẩn đều Không. Chẳng những vậy, khi đã thấy không tướng, thực tướng vô tướng, đã sống với Bát-nhã, sống trong Bát-nhã thì… cái núi Tu-di to đùng kia có thể nhét vào hột cải, nước bốn biển mênh mông nọ có thể cho vào một lỗ chân lông… !
Một khi lý đã vô ngại thì sự vô ngại. Lý sự đã vô ngại thì sự sự vô ngại…
Nhưng, thuyền có đi thì có về, có qua thì có lại. Các vị Bồ-tát theo nguyện vì người mà nấn ná cõi Ta-bà, qua qua lại lại giữa đôi bờ. Thuyền thong dong qua lại mà cũng chỉ quanh quẩn ở lòng ta, tâm ta.
Con thuyền vẫn đi có khi trên dòng nước xuôi, có khi trên dòng nước ngược. Phải chèo phải chống. Không dễ mà lỏng buông tay lái. Bố thí. Trì giới. Nhẫn nhục. Tinh tấn. Thiền định. Trí huệ.
Bát-nhã, Prajna, là cái Biết trước cái Biết. Pra là trước, Jna là biết. Cái biết trước cái biết là cái biết hiện tiền, biết “như thực”, không qua suy luận, phê phán, biện biệt. Cho nên nó đã là Trí chớ không còn là Thức nữa. Hay nói cách khác Thức đã chuyển thành Trí.
Trăng Lăng-già
Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cườ i sả ng khoá i, “cườ i hù ng mạ nh như vua sư tử …” giữa đêm trăng Lăng-già cùng với chúa đảo Ravana và thầ n dân của ông, với sự có mặ t của hà ng ngàn Bồ -tá t.
Ấy bởi Phật đã thuyế t giả ng chân lý giú p cho mọ i ngườ i chuyể n hó a tâm thứ c, vượ t ngoài tri thức lý luận, vượt cả tam-ma-địa thông thườ ng để mà an trú trong Bấ t độ ng địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa, cảnh giới cao nhất, nhập vào Như Lai tạng, bằng tự chứng tự nội…
Giữa đỉnh núi ở trên đảo Lăng-già khi nhìn những ánh trăng bập bềnh trên sóng nước, vỡ tan, vỡ tan theo từng con sóng, Phật đã cấ t tiế ng cườ i to. Á nh trăng vỡ tan và gom tụ lại. Rồi vỡ tan, rồi gom tụ lại. Hoa đốm hư không. Dấu chân chim ngang trời. Bức tranh vân cẩu. Nó vậy đó. Thế giới muôn hồng ngàn tía cũng chỉ do tâm thức tạo ra. Nó như huyễn, nó như mộ ng, như bà o ả nh, như sương mai, như á nh chớp… Bên dưới đó, là Như Lai tạng, là A-lại-da vẫn im ả, “như như bấ t độ ng”. Chỉ có cái thức tâm phân biệt của ta quậy phá chính ta. Cái tâm thanh tịnh bổn nhiên kia vẫn im ắng. Không lay động. Vẫn bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Vì thức khởi mà sự sinh. Thế giới chỉ là tâm thức của chính mình. Chúng sanh là ảo vật do ảo thuật gia là ta vẽ bày để rồi tự mình phan duyên, dính mắc, khổ đau… Bồ-tát thấy biết như vậy, thấy biết nhứt thiết duy tâm tạo, thấy chúng sanh là ảo vật do chính mình tạo ra rồi thức tâm phân biệt, chấp trước mà khổ đau bèn nói thẳng cho mọi người cùng biết. Nói thẳng ra như thế mới là “lòng từ chân thật”, không giấu giếm, che đậy, không hù dọa, gạt gẫm nhau chi! Vì như huyễn, mà có lòng Từ. “Trí chẳng đắc có không - Mà hưng tâm đại bi”.
Tâm bất sinh thì vô sinh. Vô sinh thì vô sự. Dứt mọi phân biệt của thức tâm thì không bị quậy phá nữa. Ở đó là Như Lai tạng. Nhất thiết chủng trí . Đạ i viên cảnh trí .
Thấy biết Như Lai, thì sống với Như Lai, sống trong Như Lai, sống cùng Như Lai vậy.
Đỗ Hồng Ngọc | Văn Hóa Phật Giáo số 333 ngày 15-11-2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét