Thân bệnh tâm không bệnh
Trí tuệ thường quang minh
Thấy pháp như thực tánh
Liễu thoát lẽ tử sinh.
Lành thay thấy vô ngã
Thấy pháp tự vận hành
Thấy danh sắc sinh diệt
Thấy tự tánh Vô Sanh.
Câu hỏi: Con xin kính lễ thầy! Thầy có thể cho bạn con lời khuyên về cách đối diện với bệnh tật và vượt qua sự khó khăn, đau đớn do bệnh tật mang lại bằng cách tích cực nào không ạ? Khi con khuyên bạn đừng giành toàn bộ sự chú ý cho bệnh tật thì bạn luôn nói con đừng sách vở, cứ ốm khắc biết! Con xin cám ơn thầy. Con chúc thầy sức khỏe và an lạc ạ!
Trả lời: Đúng đó con, ai bệnh cũng đều mong mau lành, và đâm ra lo lắng sợ hãi, đôi khi hoảng hốt nếu biết bệnh nan y. Nhưng họ cũng cần biết rằng nguyên nhân gây bệnh thì tinh thần chiếm hết 50 - 70%, ăn uống chiếm 20 - 30%, và những yếu tố khác như môi trường, thời tiết, cách làm việc, cách ngủ nghỉ v.v... chiếm 10 - 20%. Vì vậy ngoài việc chữa trị bằng các liệu pháp và biết cách điều chỉnh cách ăn uống đúng dưỡng sinh, cách làm việc phù hợp khả năng và thể trạng, cách ngủ nghỉ thích ứng với thời gian sinh học, và môi trường sống trong lành v.v... còn gìn giữ tinh thần cho thăng bằng đừng quá bi quan hay lạc quan mới đủ trầm tĩnh sáng suốt để giúp bệnh mau lành.
Câu hỏi: Dạ thưa Thầy dạo gần đây tâm tư con không ổn định, con của con đang bị bệnh, Tây y gọi là rối loạn tâm lý, bé có nhiều suy nghĩ hành động không như thường lệ, học hành không tập trung. Con đang rối bời trong tâm tư, suy nghĩ. Con lo lắng lắm Thầy ạ, kính xin Thầy chỉ bảo dùm con, con nên làm gì để giúp cho bé nhà con ổn định tư tưởng, hành động để học hành ạ? Ngày đêm con vẫn niệm Phật, cầu xin Người giúp con nhưng chắc Ngài chưa nghe thấy Thầy ơi! Thầy giúp cho con vài lời khuyên để con tỉnh ngộ ạ, con kính tạ ơn Thầy.
Trả lời: Con nghĩ sao chính xác bằng sự vận hành của Pháp trong nhân quả nghiệp báo, do đó phải chấp nhận sự thật. Thương yêu cháu thì nên bình tĩnh sáng suốt để đưa cháu đi bác sĩ chuyên khoa nhờ họ chữa trị. Con càng lo lắng càng làm cho vấn đề rắc rối thêm mà thôi.
Câu hỏi: Con xin lỗi vì câu hỏi không liên quan đến việc tu học nhưng con mong được Thầy cho con lời khuyên ạ. 3 năm trước con may mắn biết và nghe các bài giảng của Thầy mỗi ngày ạ. Rồi công việc của con phát triển hơn thời gian, tâm trí, sức lực con dành hết cho công việc đắm chìm trong công việc và hạnh phúc với việc có nhiều tiền. Rồi một ngày con đi khám bệnh, nguyên nhân có thể một phần là do con mệt mỏi trong thời gian dài trong người có 2 khối u rất to, Bác sĩ nói con rất khó có e bé, cơ thể con không thích hợp mà phải nhờ người mang thai hộ. Nếu cắt bỏ 2 khối u thì có thể phải cắt hết không còn khả năng làm mẹ. Con thật sự không dám tin, con không biết phải chấp nhận sự thật này như thế nào Thầy ạ, con rất buồn. Giá như con đi khám sớm hơn, phát hiện 2 khối lúc u nhỏ thì con sẽ có nhiều hi vọng hơn. 2 khối u tuy lành nhưng hàng tháng đều to lên. Việc này làm con thức tỉnh cơn mê ngủ giống như người ngủ mê giữa cuốc sống này. Con xin xám hối vì làm phiền thời giản của Thầy. Con mong được Thầy chia sẻ. Con chân thành cảm ơn Thầy ạ. Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Trả lời: "Tâm an vạn sự an", không biết gì hơn ngoài việc thầy cầu chúc con bình thản chấp nhận sự thật. Khi con chấp nhận được sự thật thì mọi sự sẽ dễ dàng, thanh thản hơn.
Câu hỏi: Xin thầy cho con Ý kiến.về dịch vi rút đang diễn ra. Con xin cảm ơn thầy
Trả lời: Bệnh do nguyên nhân gần là rối loạn tinh thần và thể chất đưa đến mệt mỏi, suy yếu sức đề kháng và trở thành môi trường tự phát hoặc lây nhiễm bệnh. Và nguyên nhân sâu xa là do bên trong thiếu sự sáng suốt biết mình, bên ngoài thiếu thận trọng chú tâm quan sát. Cứ đến các khu vui chơi chúng ta sẽ thấy ở đó họ sống chỉ biết ham mê hưởng thụ, đắm chìm trong lạc thú và hầu như quên mất chính mình. Ở trong những cộng đồng mê tín cũng vậy, họ đắm mình trong cầu nguyện được cứu rỗi, tha thứ... Tất cả chỉ vì tham lam và sợ hãi.
Câu hỏi: Thưa Thầy! Con có những thắc mắc sau:
1-Có phải vì vợ chồng con đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất rồi nên con vẫn ăn ngon trong thực tại vì biết mình chưa chết?
2-Hay là vì con tham sống sợ chết?
3-Khi con cần niệm Phật con nên niệm gì?
4-Con không cầu nguyện cho thế giới sớm qua đại dịch vì con biết Pháp vận hành rất hoàn hảo, con có cầu xin mấy cũng không được, đúng không Thầy?
5-Con có bị ám ảnh về dịch bệnh quá hay không?
Có điều, con thấy đại dịch lần này đem lại nhiều lợi ích rất lớn như:
1-Giúp con người trên toàn thế giới thấy ra nhiều sự thật vô cùng quý giá và hy vọng trật tự trên hành tinh này được sắp xếp lại tốt hơn!
2-Con người sẽ biết sống yêu thương và quan tâm nhau hơn
3-Con người sẽ nỗ lực hơn trong việc bảo vệ hành tinh sống này.
Trả lời:
1) Chuẩn bị kỹ cho phù hợp với hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay là đúng.
2) Nếu chuẩn bị quá mức cần thiết mới tham.
3) Niệm Namo Tassa... như con là được.
4) Cầu nguyện cũng tốt vì đó là cách phát triển lòng vị tha, còn được hay không còn tuỳ sự vận hành của pháp.
5) Đừng quá bận tâm hay lo sợ nhưng quan tâm để đừng hại mình hại người là tốt.
Câu hỏi: Kính Bạch Thầy cho con hỏi cách giải nghiệp tốt nhất cho những người bị tâm thần phân liệt là gì ạ? Họ trí tuệ kém thì dù có khuyên niệm Phật với họ có tác dụng không ạ? Con xin cám ơn Thầy nhiều, kính chúc Thầy sức khỏe ạ!
Trả lời: Nếu bệnh tâm thần nhẹ thì còn niệm Phật được, nếu bệnh quá nặng thì phải uống/chích thuốc cho đến khi tương đối tỉnh táo mới có thể. Lúc đó chỉ có thể rải tâm từ cho người bệnh thôi.
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, Một người đã giác ngộ thì có còn bị bệnh tật tai quái hành hạ không ạ?
Trả lời: Một người biết rèn luyện cơ thể và tâm hồn cho tốt thì có thể không bệnh, nhưng lại khó mà giác ngộ vì đang củng cố một cái "Ta" lý tưởng. Ngược lại một người nhiều bệnh tật có thể nhờ thế mà mau giác ngộ, và giác ngộ xong bệnh tiếp, nhưng bây giờ anh ta không còn khổ nữa.
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, cũng nhờ duyên lành được Thầy khai thị mà cuộc sống con trở nên trong sáng hơn, những vọng niệm khi chúng có mặt thì con cũng để tự nhiên, khi chúng ra đi thì con cũng ít bị hổ thẹn hoặc sẽ không để lại ấn tượng mạnh. Trong cuộc sống thường ngày, mỗi khi phiền não đến, con lại coi đó là một cơ hội để giác ngộ, một cơ hội để xa lìa sự biếng lười và thường trở về sáng suốt biết mình. Hiện tại, con xin Thầy cho con vài lời khuyên về những cơn đau nhức của cơ thể vì thỉnh thoãng con có bị bệnh, và chúng làm con hoảng hốt mặc dù đã có thuốc trị bệnh rồi.
Trả lời: Bệnh - cũng như vọng niệm - đều là cơ hội để giác ngộ. Nó đến để giúp con biết rõ thân tâm hơn đồng thời thấy ra các pháp đến di đều vô thường, khổ, vô ngã mà thôi.
Câu hỏi: Dạ, Bạch thầy, con bị một căn bệnh đau nhức ở cột sống rất kỳ lạ bảy tám năm nay, con đã chữa trị rất nhiều nơi từ đông y tới tây y nhưng đều không biết nguyên nhân đau là do đâu... Mỗi lần khám là nó lòi ra bệnh khác chứ không phải bệnh thật của mình, rồi mổ xẻ lung tung hết nhưng đều không bớt. Nay con mong thầy thương tình mà giúp đỡ chỉ bảo cho con...
Trả lời: Đây đúng là bệnh có liên hệ đến một nghiệp quá khứ. Với bệnh loại này thì cần thành tâm sám hối, làm nhiều phước thiện để xin được tha thứ, nhất là nhẫn nại và hướng tâm từ đến cơn bệnh hơn là nỗi sân mỗi khi đau nhức.
Câu hỏi: Kính bạch thầy! Con đã nghe bài giảng tuỳ duyên thuận pháp của thầy, là cảm nhận trọn vẹn cái đang là và không trốn chạy khỏi thực tại. Nhưng con có một thắc mắc xin được hỏi thầy, nếu như con đang bị bệnh mà không chịu đựng được sự khó chịu của bệnh tật và tìm cách để chữa trị cho mau lành bệnh, như vậy có bị xem là trốn chạy thực tại và không tuỳ duyên thuận pháp không ạ? Con kính mong thầy chỉ dạy giúp con sống thế nào cho đúng pháp. Con xin cám ơn thầy và kính chúc thầy mạnh khoẻ!
Trả lời: Có bệnh thì hầu như ai cũng muốn chữa khỏi. Nhưng vấn đề không phải là chữa hay không mà là có thấu hiểu được gì về bệnh, về chính mình, về bản chất đời sống hay không. Bệnh giúp bệnh nhân học được nhiều bài học giá trị về bản chất đời sống từ đó phát huy trí tuệ và đạo đức như thế nào để có thể giác ngộ giải thoát hơn là chỉ cố gắng chữa lành bệnh mà thôi. Chữa bệnh phần lớn là chỉ chữa bệnh trạng hơn là thấu hiểu nguyên nhân gốc rễ của chúng, nên khi chữa lành bệnh trạng có thể càng giúp cho gốc rễ lớn mạnh hơn, mặt khác chữa khỏi bệnh trạng này lại gây ra bệnh trạng khác, thí dụ dùng paracetamol để hạ nhiệt giảm đau lại có thể hại gan và thận, nên chữa bệnh chỉ là giải pháp tạm thời, lâu dài vẫn cần tới trí tuệ.
Câu hỏi: Dạ con chào Thầy ạ! Thầy ơi, mình có thể dùng tâm để trị thân bệnh không ạ? Con bị bệnh viêm xoang, nghẹt mũi nên hay đau đầu suốt ảnh hưởng đến việc học của con rất nhiều. Khi con bình thường không đau thì quyết tâm dữ lắm, mà khi cơn đau đến nó hành hạ con dữ lắm rồi con lại buông xuôi việc học, cứ như thế con lặp đi lặp lại 4 năm rồi kiến thức con không vững. Đâm ra giờ con thêm tâm lý sợ hãi và mặc cảm tự ti. Áp lực từ gia đình, bạn bè nữa. Cộng thêm con có cái tường thành bản ngã rất lớn mà con chưa có vượt quua được. Con sợ đủ thứ tiếp xúc với con. Nhiều lúc con nghĩ do mình không kiên trì, nhưng mà con kiên trì sao nổi khi đầu con quá đau, và tâm lý con không tập trung được nữa. Cộng thêm nỗi sợ do tâm lý từ nhỏ, con nói năng chẳng rõ ràng minh bạch. Con có ý định tự tử nhiều lần do quá căng thẳng. Nhưng 2 năm trở lại đây con biết đến chánh pháp và tu tập nên chuyển hóa cũng được phần nào rồi thầy. Nhưng giờ con học năm cuối kiến thức rất nhiều và nặng nữa đòi hỏi tư duy nhiều nhưng con lại đau suốt thế này, con không biết phải làm sao thưa thầy?
Trả lời: Không phải là quán sát, trong trường hợp cơn đau thì con nên buông thư và cảm nhận cơn đau một cách trọn vẹn, nghĩa là không sân, không đối kháng, ngược lại con cảm thông và thương yêu nó thì con sẽ bớt căng thẳng. Chính sự căng thẳng làm cho cơn đau gia tăng gấp bội. Tập hít thở sâu và massage hai bên mũi đễ dễ thở hơn.
Câu hỏi: Con có một căn bệnh rất tế nhị, là bị đầu độc tham vọng ái dục từ nhỏ do bạn bè chỉ bảo cù rủ, và con bị ức chế từ nhỏ ít tiếp xúc với phụ nữ, nên con thường dằn vặt với tư tưởng tham ái của mình, con luôn tự thấy hổ thẹn xấu hổ. Tư tưởng không ổn định làm con mất tập trung trong công việc, đời sống, mỗi lúc buồn chán con liều mình trong những suy nghĩ cực đoan để buông xuôi mặt kệ cảm xúc buồn chán hiện tại nên dẫn đến những hành động bất thiện trong suy nghĩ, nhiều lần con có gắng đấu tranh nhưng vẫn không vượt qua được tham ái của bản thân. Con không biết mình có mắc bệnh hay do rối loạn tâm sinh lý nữa, con mong quý Sư cho con một phương pháp thay đổi bản thân trong lối suy nghĩ lành mạnh, sống tỉnh táo, có lập trường kiên định mạnh mẽ hơn và có một sức khoẻ tốt để cải thiện cuộc sống.
Trả lời: Không phải là một phương pháp thay đổi bản thân mà là cách thấy ra bản thân thực sự như thế nào? là ai? là gì? Nếu không thì thay đổi chỉ trở thành cái khác cũng vậy thôi!
Câu hỏi: Con xin đảnh lễ trước thầy ạ!
Thưa thầy con có một thắc mắc về việc tập khí công. Sức khoẻ con hiện giờ không tốt nên mẹ con rất muốn con tập khí công để khoẻ lên. Nhưng theo như con hiểu thì khí công có nhiều động tác điều khiển hơi thở, thở bụng..., trái với nguyên lý vô vi vô tác của thiền Vipassanā nên con rất ngại là tập khí công có gây trở ngại gì cho việc hành thiền Vipassanā sau này không mặc dù con chưa bắt đầu thiền Vipassanā. Hơn nữa con có đọc một bài viết của Sư TP nói về thói quen xấu điều khiển hơi thở khiến cho việc hành thiền trở nên căng thẳng và trở ngại, nên con rất ngại khi tập khí công sẽ gây thói quen này trái với nguyên tắc thư giãn buông xả mà thầy có nói đến. Liệu việc tập khí công có gây trở ngại cho thiền Vipassanā không hả thầy? Con xin cảm ơn thầy.
Trả lời: Tập khí công nhưng khi tập con vẫn biết đang tập như một liệu pháp điều trị bệnh thì không sao. Điều này thuộc về tục đế, còn thiền Vipassanā thuộc về chân đế, chỉ khi nào con chấp vào tục đế mới trở ngại thôi. Muốn không bị trói buộc trong khí công thì sau khi tập con nên thư giãn buông xả để tâm rỗng lặng trong sáng là được.
Thưa thầy con có một thắc mắc về việc tập khí công. Sức khoẻ con hiện giờ không tốt nên mẹ con rất muốn con tập khí công để khoẻ lên. Nhưng theo như con hiểu thì khí công có nhiều động tác điều khiển hơi thở, thở bụng..., trái với nguyên lý vô vi vô tác của thiền Vipassanā nên con rất ngại là tập khí công có gây trở ngại gì cho việc hành thiền Vipassanā sau này không mặc dù con chưa bắt đầu thiền Vipassanā. Hơn nữa con có đọc một bài viết của Sư TP nói về thói quen xấu điều khiển hơi thở khiến cho việc hành thiền trở nên căng thẳng và trở ngại, nên con rất ngại khi tập khí công sẽ gây thói quen này trái với nguyên tắc thư giãn buông xả mà thầy có nói đến. Liệu việc tập khí công có gây trở ngại cho thiền Vipassanā không hả thầy? Con xin cảm ơn thầy.
Trả lời: Tập khí công nhưng khi tập con vẫn biết đang tập như một liệu pháp điều trị bệnh thì không sao. Điều này thuộc về tục đế, còn thiền Vipassanā thuộc về chân đế, chỉ khi nào con chấp vào tục đế mới trở ngại thôi. Muốn không bị trói buộc trong khí công thì sau khi tập con nên thư giãn buông xả để tâm rỗng lặng trong sáng là được.
Câu hỏi: Kính thưa Thầy, con càng quan sát thân này sao con càng thấy nó khổ quá Thầy ạ, con cảm thấy chán nó quá Thầy ơi, con không cảm nhận được lạc gì nơi thân này cả, nó cứ đau nhức và mệt mỏi tối ngày. Bớt đau chỗ này rồi lại đau chỗ khác. Con cũng nhiệt tình đi khám bác sĩ rồi uống thuốc, càng uống thuốc con thấy càng tệ hơn, nó chỉ đỡ được 1 khoảng thời gian ngắn rồi tái phát lại. Con không biết đây là pháp đang rèn luyện giúp tâm con vững chắc hơn không trước mọi nghịch cảnh khổ đau. Con xin cảm ơn Thầy đã lắng nghe tâm sự của con.
Trả lời: Khổ thì không ai không thấy khó chịu, như ngài Vakkali rất khó chịu về bệnh của mình, nhưng khi được đức Phật khai thị liền thấy vô thường, khổ, vô ngã mà chứng quả A-la-hán. Vì vậy khổ là chân lý được đức Phật đề cập đến đầu tiên, ai thấy được khổ (Khổ đế) mà không đối kháng tức không còn gieo nhân, tạo nghiệp (Tập đế) nữa, thì ngay đó có thể chứng ngộ (Đạo đế), Niết-bàn (Diệt đế).
Câu hỏi: Thưa thầy, Con hay bị mệt mỏi, nên con mới tập quan sát cảm thọ của mình. Dựa trên 12 nhân duyên, con suy luận rằng có thân, sinh ra xúc, rồi cảm thọ mỏi, đau, sau đó sinh tâm buồn, chán nản, rồi cứ luân hồi tiến trình tâm đó làm sự mệt kéo dài, sinh ra các hệ lụy khác như bứt rứt, phóng tâm, tâm xao động, rồi có xu hướng tìm đến thú vui giải trí, nghe pháp để giảm bớt sự mệt mỏi. Rồi thỉnh thoảng con cũng hay nhắc là cảm thọ này không phải của ta, chỉ có sự mệt nhưng không có ai mệt. Diễn biến cảm thọ rất khó thấy, con chỉ suy luận trên lý nhân duyên chứ con không thấy được diễn biến của tiến trình tâm. Nhờ thầy chỉ dạy cho con con đường để làm chủ được bệnh.
Trả lời:
Đừng cố làm chủ bệnh,
Chỉ thấy pháp đang là
Tư duy khi thấy đúng
Mới thực chứng không “Ta”.
Trích mục hỏi đáp Trung Tâm Hộ Tông
Trả lời: Khổ thì không ai không thấy khó chịu, như ngài Vakkali rất khó chịu về bệnh của mình, nhưng khi được đức Phật khai thị liền thấy vô thường, khổ, vô ngã mà chứng quả A-la-hán. Vì vậy khổ là chân lý được đức Phật đề cập đến đầu tiên, ai thấy được khổ (Khổ đế) mà không đối kháng tức không còn gieo nhân, tạo nghiệp (Tập đế) nữa, thì ngay đó có thể chứng ngộ (Đạo đế), Niết-bàn (Diệt đế).
Câu hỏi: Thưa thầy, Con hay bị mệt mỏi, nên con mới tập quan sát cảm thọ của mình. Dựa trên 12 nhân duyên, con suy luận rằng có thân, sinh ra xúc, rồi cảm thọ mỏi, đau, sau đó sinh tâm buồn, chán nản, rồi cứ luân hồi tiến trình tâm đó làm sự mệt kéo dài, sinh ra các hệ lụy khác như bứt rứt, phóng tâm, tâm xao động, rồi có xu hướng tìm đến thú vui giải trí, nghe pháp để giảm bớt sự mệt mỏi. Rồi thỉnh thoảng con cũng hay nhắc là cảm thọ này không phải của ta, chỉ có sự mệt nhưng không có ai mệt. Diễn biến cảm thọ rất khó thấy, con chỉ suy luận trên lý nhân duyên chứ con không thấy được diễn biến của tiến trình tâm. Nhờ thầy chỉ dạy cho con con đường để làm chủ được bệnh.
Trả lời:
Đừng cố làm chủ bệnh,
Chỉ thấy pháp đang là
Tư duy khi thấy đúng
Mới thực chứng không “Ta”.
Trích mục hỏi đáp Trung Tâm Hộ Tông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét