Bài viết giúp chúng ta tìm hiểu Thái cực Quyền là gì, và nguyên tắc tập luyện.
BS. Nguyễn Văn Đức
Hồi truớc, nghe nói Thái cực Quyền (hay Tài Chi) là phương pháp dưỡng sinh, người viết không những không coi trọng mà còn chế diễu nữạ Vì vốn từ thời còn trẻ đã từng luyện tập nhiều môn võ khác nhau, với đấm đá, vật lộn rầm rầm, người viết vẫn coi thường những môn thể dục nhẹ nhàng, nhất là nhìn mấy người già lão múa Thái cực Quyền vòng qua vòng lại, trong lòng luôn thấy tức cườị Nhưng, chỉ sau khi chính mình đã kiểm nghiệm thực tế tác dụng của Thái cực Quyền, mới biết rằng mình chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”, kiêu căng, tự thị một cách ngu xuẩn. Thái cực Quyền thực sự là một phương pháp dưỡng sinh tuyệt diệu, vừa giúp cho cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung, vừa giữ hệ thần kinh lúc nào cũng thư thái, lại có thể chữa bệnh một cách lạ lùng được.
Sau khi đi tù “cải tạo” về, vì phải làm tất cả mọi công việc nặng nhọc hầu có thể sống còn, người viết thấy cơ thể mỗi ngày mỗi yếu đi, và một hôm, tự nhiên hai chân nhũn ra, té xuống, rồi đứng dậy không được. Gia đình phải vực dậy và vội vàng đưa vào bệnh viện Phú Nhuận. Ở đây, bác sĩ chẩn bệnh và cho biết van tim bị hở, tim bị suy yếu, chỉ đập có 45 nhịp một phút, không đưa đủ máu đi khắp cơ thể. Do đó, người bệnh không thể tự đứng được. Bác sĩ còn cho rằng ngoài ra, người viết còn bị “mỡ bao tim”, sẽ không sống được bao lâu nữa, vì ở Việt Nam, không có phương pháp mổ tim để lấy mỡ ra! Gia đình lo sợ quá, nhưng nghi ngờ chẩn đoán này, lại đưa đến bệnh viện Sùng Chính. Ở đây, bác sĩ nói “bị nhồi máu cơ tim!”, cũng không có thuốc chữạ Lại mếu máo kéo nhau về, đến Bệnh viện Bình Dân, ở đây làm điện tâm đồ (ECG) và cho biết rằng mạch máu bên phải bị đứt, không có cách chi chữa được! Người nhà lại chở đến một bác sĩ chuyên tim mạch ở gần Nhà hát Trần hưng Đạọ Vị bác sĩ trẻ, sau khi làm điện tâm đồ cũng kết luận là “đứt nhánh phải hoàn toàn” nên không sống đuợc bao lâu nữạ Về nhà, nằm nghỉ, đừng cử động mạnh, thì may ra sống được thêm một thời gian! Nhưng ông cũng cho toa “Nitrostat” để phòng khi nào đau quá thì ngậm dưới lưỡi sẽ bớt đaụ Cả nhà khóc như có đám ma, nhưng vẫn cố gắng tìm đến một bác sĩ ở quận Tân Bình, rồi một bác sĩ ở đường Hai bà Trưng, gần chợ Tân Định, tổng cộng là sáu bác sĩ, không một ai nói là sẽ sống sót. Tình hình coi như tuyệt vọng. Chỉ còn cầu nguyện đêm ngày, mong có phép lạ.
Và, phép lạ đã đến. Một hôm, vô tình nghe nói ở quận Phú Nhuận có dậy Thái cực Quyền dưỡng sinh buổi sáng sớm, có thể chữa được bệnh, liền nhờ đứa con trai 14 tuổi chở xe đạp ra đó ghi tên và tập. Những sáng đầu tiên, đứa con phải đứng liền ngay cạnh, để lỡ bố té xuống thì còn đỡ kịp, nhưng dần dần thấy bố đứng vững được, thằng con có thể ngồi xa mà nhìn. Chừng một tháng, thấy không té nữa và có thể tự đi xe đạp chầm chậm một mình, nên người viết không cần nhờ đến con nữạ Vài tháng sau, không những chỉ đạp xe đi tập và còn đạp xe đi một vòng thành phố mỗi sáng thật nhanh. Dần dần, khỏe mạnh như thường, khoảng hơn nửa năm thì hứng chí đi luyện lại võ thuật. Dĩ nhiên là vừa luyện vừa nghe ngóng. Không thấy triệu chứng gì nặng, chỉ thỉnh thoảng đau lói tim một chút rồi thôị Chừng một năm sau thì không còn đau nữa, nếu không tập tạ hoặc hít đất nhiều quá.
Cho đến nay đã gần 18 năm, người viết vẫn làm việc sung sức, vẫn có thể làm việc nặng và tập luyện thể thao mà không thấy triệu chứng gì. Điều kỳ lạ là sau khi qua Mỹ, đi làm “scan” và siêu âm, ngoài điện tâm đồ, bác sĩ cho biết đã khám phá thấy có một mạch máu nhỏ đã tự phát ra từ chỗ mạch bị nghẽn để làm thay cho công việc của mạch này! Cũng nhờ mạch máu mới phát đó mà tim tiếp tục sống và làm việc bình thường! Điều lạ thứ hai là từ khi bị bệnh liệt giường vẫn tuyệt đối không dùng một loại thuốc trợ tim nào cả mà cơ thể vẫn khỏe trở lạị Chỉ nhờ tập Thái cực Quyền! Người viết suy đoán là trong thời gian tập Thái cực Quyền, do hít thở đúng phương pháp, cơ thể tự điều chỉnh và tự phát ra mạch máu lạ kia, giữ cho mạng sống còn tới ngày hôm nay(?). Sau này, mỗi khi mệt mỏi, suy nhược hay bị “stress”, người viết lại áp dụng vài “chiêu” và thấy khỏe ngaỵ Bởi vậy, mới viết bài này, mong được phổ biến tới mọi đọc giả, biết đâu lại chẳng cứu thêm được ngườị Điều căn bản là tập theo phương pháp này, nếu không chữa được bệnh nan y, cũng có thể giảm được nhiều triệu chứng liên quan đến bệnh về tim mạch, cao máu, hồi hộp, mất ngủ và yếu sinh lý. Tuy nhiên, những phương pháp diễn tả trong bài lại không phải là thuần Thái cực Quyền nữa, vì tác giả, do luyện tập nhiều môn khí công khác nhau, đã biến chế thêm cho dễ nhớ và dễ tập, xin quý vị tôn sư Thái cực Quyền lượng thứ, nếu thấy cách luyện tập “không giống con giáp nào cả!”.
I NGUYÊN TẮC.
Ba điểm chính mà người luyện tập cần nhớ là
HÍT THỞ ĐÚNG CÁCH,
TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG, và
CHUYỂN ĐỘNG NHẸ NHÀNG.
A- Hít thở đúng cách: Khi hít vào cũng như khi thở ra đều phải làm trong nhịp thật chậm, từ từ hít vào bằng mũi cho đến khi không còn hít thêm được nữa thì ngưng lại, nén hơi xuống bụng chừng 10 hay 15 giây, rồi thở ra cũng bằng mũi, thật chậm. Giai đoạn nén hơi này rất quan trọng vì theo một vị Tiến Sĩ về Dinh dưỡng, khí oxy khi được hít mạnh vào sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, kích thích sinh hoạt của các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu và bắp thịt.
B- Tập trung tư tưởng: Trong lúc làm động tác hít thở, tư tưởng phải hoàn toàn ổn định, nghĩa là cố theo dõi hơi thở của mình và tưởng tượng đến luồng khí mà ta hít vào hay thở ra, từ lúc bắt đầu chui vào lỗ mũi, qua ống mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi, bị nén xuống, đoạn trở lên trên mũi và ra ngoàị Nếu mở mắt ra mà thấy chia trí thì nên nhắm mắt lại, chỉ theo dõi hơi thở bằng óc mà thôị
C- Chuyển động nhẹ nhàng: Khi tạo ra chuyển động, tuyệt đối không dùng đến gân cốt và bắp thịt, nghĩa là phải thật nhẹ nhàng. Tay và cơ thể đều xoay chuyển liên tục theo một đường vòng tròn, tưởng tượng như mình đang luân chuyển theo một dòng nước.
II. HÌNH THỨC.
Thật ra, có rất nhiều bài tập, từ những bài đơn giản đến rắc rối, nhưng vì không có cơ hội để luyện tập chung trên sân tập mà chỉ ghi chép trên giấy, nên người viết chỉ đưa ra những hình thức căn bản mà thôị Từ những thế căn bản này, mà ai cũng có thể tự tạo ra cho mình những thế riêng biệt, không cần cẩm nang hay “bí kíp” gì cả, miễn sao chuyển động liên tục cho đến khi mệt thì nghỉ. Khi nghỉ cũng không “thở hồng hộc”, mà cố gắng thở chậm và điều hòạ
A- Làm nóng người:
Khi bắt đầu, phải làm cho cơ thể nóng dần lên rồi mới đi vào chiêu thế.
Làm nóng từ trên cổ xuống dưới chân, từ phải qua tráị
1-Luyện cổ: Có hai cách luyện cổ: xoay vòng và chuyển động thẳng. Xoay cổ từ phải qua trái 10 lần xong làm ngược lại, từ trái qua phảị (Đếm thầm trong óc 1, 2, 3...). Xoay đầu theo vòng tròn dựa trên chiếc trục cổ. Sau đó, hất mạnh đầu qua phải đến hết mức rồi chuyển hướng hất mạnh cổ sang bên trái, cả hai bên chừng 10 lần. Tiếp theo, gập đầu xuống ngực tối đa, xong ngửa cổ lên tối đa, cả hai hướng trên dưới chừng 10 lần. (Thở bình thường). Theo một số y sĩ chuyên trị đau nhức, thế tập này còn có thể giúp trị bệnh đau tay hay vai gây ra bởi dây thần kinh cổ bị kẹt giữa hai khớp xương cổ.
2-Luyện vai: Thả lỏng vai, tay xuôi theo người, tự xoay hai vai theo vòng tròn từ đằng sau ra đằng trước 10 lần, sau đổi hướng ngược lại, từ trước ra saụ
3-Luyện cổ tay: Lắc cổ tay từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, mỗi thức 10 lần.
4-Luyện lưng và hông: Đứng thẳng người, hai tay chống hông, lấy thắt lưng làm trục, tự xoay phần trên thắt lưng theo một vòng tròn từ phải qua trái, từ trái qua phải, mỗi thức 10 lần. Vẫn thở bình thường, nhưng dài hơi hơn.
5-Luyện đầu gối: Hai tay thả lỏng theo thân người, dang chân rộng, lấy chân dưới làm trụ, hơi hướng chân về bên phải, xoay phần trên đầu gối theo vòng tròn từ phải qua trái 10 lần. Chuyển hướng về bên trái, xoay đầu gối từ trái qua phải 10 lần.
6-Luyện bàn chân và ngón chân: Nhấc khẽ một bàn chân lên, xoay bàn chân trên ngón chân, mỗi bên 10 lần.
Lưu ý: Tất cả các thế trên đều có thể giúp cho các khớp xương chuyển dịch trơn tru, làm giảm bệnh đau nhức gây ra tại các khớp, nhất là sau một đêm ngủ, các khớp xuơng bị tê cứng.
B. Tập khí công: Có hai đợt: Thượng và Hạ.
1- Thượng:
Đứng thẳng người, hai chân dang rộng, hai tay để hai bên hông, vừa HÍT VÀO CHẦM CHẬM, vừa từ từ đưa tay vòng ra hai bên, rồi đưa dần lên cao đến khi hai bàn tay chạm nhau ở chính giữa và trên đỉnh đầu, tạo thành một vòng tròn khép kín. Hai bàn tay, sau khi chạm nhau, từ từ cùng hạ xuống ngực theo một đường thẳng. Khi tay vừa tới ngực thì ngừng lại, NÍN THỞ, ÉP HƠI XUỐNG BỤNG chừng 5 giây (đếm đến 5), rồi THỞ RA CHẦM CHẬM, và buông lỏng hai tay xuống. (Hít vào, thở ra đều bằng mũi). Mỗi lần xong một thế, đếm thầm trong óc một tiếng: Một... Làm như vậy 10 lần, trong khi đó, tập trung tư tưởng, theo dõi luồng khí đi vào và đi ra khỏi cơ thể. Mới đầu, giai đoạn nín hơi kéo dài chừng 5 giây, sau tăng dần đến 10 giây hoặc hơn. Nín càng lâu càng tốt, nhưng đừng quá sức, có thể bị mệt. (Có thể xem phim chưởng, thấy những kiếm sĩ khi bị trọng thương đều luyện thế này).
2-Hạ:
Hai chân rùn xuống vừa phảị Hai tay giơ thẳng ra trước, nhắm mắt lại, HÍT VÀO CHẦM CHẬM, NÉN HƠI XUỐNG BỤNG chừng 5 đến 10 giây, xong THỞ RA CHẦM CHẬM. Thở 10 lần trong khi vẫn đứng rùn chân và tay giơ thẳng ra trước.
C. Bài Quyền: (Tất cả các động tác phải làm thật chậm rãi, thở đều đặn và dài hơi)
1-Ôm banh (còn gọi là ôm cầu):
chân dang rộng vừa phải, từ từ rùn xuống, hai bàn tay mở ngửa để trước bụng, các ngón tay chạm vào nhau, chầm chậm đưa tay ra hai bên, vòng lên đầu tạo thành một vòng tròn. Khi các ngón tay chạm nhau, úp sấp cả hai bàn tay lại, đưa từ từ xuống bụng, rồi chuyển sang bên phải, tay phải ở trên úp xuống, tay trái ngửa lên, hai lòng bàn tay cách nhau chừng ba tấc, tưởng tượng như hai tay đang ôm một quả banh. Đồng thời, bước chân trái về sau 90 độ, chân phải bước sang bên trái, hai bàn chân song song, cách nhau chừng hơn một bàn chân, các ngón chân chỉ về cùng một phíạ Thân hình cũng xoay về phía bên trái luôn.
Sau khi đứng yên, chuyển quả banh ấy sang bên trái, tay phải ở trên, tay trái ở dướị Rồi lại chuyển quả banh ấy sang bên phải, với vị trí tay trái lại lên trên, trong khi tay phải mở ngửa ở dướị Luôn luôn nhớ rằng mình đang ôm một quả banh, hai bàn tay vần quả banh bên mình. Xoay quả banh ấy 4 lần.
2-Tả chưởng:
Sau khi xoay banh 4 lần, xoay người về bên trái, chân vẫn đứng tại chỗ, chỉ có hai đầu gối và hai bàn chân đi theo về phía tráị Hai tay đồng loạt đưa cả về phía trái, các ngón tay chỉ thẳng lên trời, trong khi cánh tay ngang với mặt đất, tựa như đang đánh “chưởng”. Kéo lùi tay lại lấy trớn để đẩy “chưởng” về phía trước (tức là bên trái). Khi tay đã thẳng ra hết, lại rút tay lại rồi đẩy “chưởng” tiếp tục như vậy 4 lần. Nên nhớ là cơ thể vẫn nghiêng về bên trái, chân trước chân saụ
3-Xay gạo:
Khi hai tay thẳng ra lần thứ tư, đưa hai tay song song vòng rộng về phía phải, chuyển ra sau, khi hết cỡ thì kéo hai tay sát vào mình theo một đường tròn trên cùng một mặt phẳng, giống như đang xay gạọ Mặt vẫn nhìn thẳng về phía trước (tức là phía tráị) Vẽ đường vòng như vậy 4 lần.
4-Chuyển hướng:
Khi xay gạo đủ bốn lần, phải chuyển hướng về phía trái bằng cách bước nhẹ chân trái về phía sau (90 độ). Chân phải đi theo chân trái, người lại xoay hướng về phía saụ Lần lượt chuyển đủ bốn hướng, lúc đầu đứng nhìn về hướng Đông, ôm banh xoay người 90 độ về phía Bắc, tả chưởng và xay gạo xong là dịch chân trái chuyển hướng 90 độ nữa về phía Tây, ôm banh, tả chưởng, xay gạo xong lại nhấc chân trái lên, bước sang 90 độ nữa về hướng Nam. Cuối cùng, lần thứ tư, trở lại vị trí lúc ban đầu tức hướng Đông làm thêm một chu kỳ “ôm banh, tả chưởng, xay gạo” nữa là về vị trí lúc đầu, thì bước chân ngang về thế đứng đầu tiên, cân bằng hai chân xong là vòng hai tay lên đầu, vòng xuống bụng, hít thở lần chót rồi từ từ ngưng. Nên nhớ là chỉ trừ thế đứng đầu tiên là hai chân ngang nhau, các thế khác luôn luôn chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, hai bàn chân cùng chỉ một hướng, khi trở về vị trí lúc đầu, lại đứng hai chân ngang nhaụ
Điều quan trọng trong bài quyền này không phải là động tác và hình thức mà là tập trung tư tưởng và kiểm soát hơi thở của mình. Quên sót động tác không thành vấn đề . Xấu đẹp cũng không quan trọng mà chỉ cần đi liên tục như dòng nước chẩy, không dùng đến bắp thịt. Tất cả cơ thể phải được thả lỏng, tay chân đến đâu thì đến, tới thẳng cũng được mà cong cong cũng không saọ Cố gắng giữ đúng phương pháp hít thở dịu dàng, tư tưởng không phân tán thì hệ thần kinh sẽ được thư dãn, nghỉ ngơi, khí oxy sẽ vào đầy phổi và tỏa ra khắp các tế bào, làm hưng phấn lại những bộ phận mệt mỏị Tự đó, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn, và dĩ nhiên trẻ trung lâu hơn, sự lão hóa sẽ đến chậm hơn. Không cần dùng thuốc, không cần phương pháp ghê gớm khó khăn gì, không cần tên tuổi bài quyền là gì, nhất định sẽ khỏe mạnh, trẻ lâu, và tinh thần minh mẫn.
III. ÁP DỤNG VÀO CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC.
Phương pháp này còn đặc biệt giúp cho các trường hợp căng thẳng, hồi hộp và khó ngủ.
1). Gặp căng thẳng hay “stress”:
ngồi hay đứng cũng được, áp dụng phương pháp “Thượng” chừng 10 lần. Căng nữa thì áp dụng phương pháp “Hạ”.
2). Khó ngủ:
a/ Làm nóng người: nằm thẳng, không dùng gối (hay một gối mỏng), co chân lên từ từ, ép hai đầu gối vào bụng, hai tay vòng ra ôm lấy đầu gối, hít vào thật chậm, xong nhả hơi ra cùng lúc với thả đầu gối thẳng lạị Làm chừng 10 lần xong thì nằm thẳng lại
b/ Hít thở: Hít vào thậm chậm, dõi theo hơi thở qua mũi, qua khí quản, xuống phổi, rồi nén hơi ở cuối phổi, ngay bụng, chừng 30 giâỵ Thở ra chầm chậm, qua phổi, qua khí quản, ra mũị Làm chừng 10 lần.
c/ “Phân thân”: tưởng tượng mình phân thân làm hai, một đang nằm ngủ, một đứng cạnh giường nhìn vào “mình” đang ngủ. Bắt đầu nhìn vào ngón chân cái, bàn chân phải, tìm xem có “kỷ niệm” nào dính tới ngón chân này, như té ngã, sứt dạ.. Nhớ lại từ thời còn bé thơ. Sau đó, qua các ngón khác. Chuyển qua chân trái, cũng ráng nhớ như vậỵ Hết bàn chân, lên tới cổ chân, bắp chuối, đầu gối, rồi qua đùi, lên tới bụng, ngực, cổ, chạy ra hai tay (tay phải trước), tới ngón taỵ.. Trong khi “phân thân”, nhìn vào mình và nhớ lại kỷ niệm như thế, vẫn hít thở điều hòạ Tuyệt đối không để cho tạp niệm như toan tính làm ăn, suy tư về con cái, chồng vợ... xen vàọ Phải tâm niệm rằng, giường “ngủ” là chỗ để “ngủ” và yêu đương, không phải chỗ cho thương mãi và lo âụ Như vậy, chắc chắn sẽ hết bịnh mất ngủ mà không tốn viên thuốc nàọ
3-Yếu sinh lý:
Làm nóng người xong, co chân lại, uốn cong bụng lên cho thắt lưng cách khỏi giường càng cao càng tốt, hai tay để trên bụng, hít thở thật chậm, tập trung tư tưởng, và đếm đến 10 lần thở (ra, vào) thì hạ lưng xuống. Nghỉ một chút rồi làm tiếp thêm một lần, nếu có thể.
Hy vọng bài viết ngắn ngủi này sẽ đem lại sức khỏe và sự trẻ trung cho quý vị. Tuy nhiên, nếu chẳng may, vì lý do nào đó, mà không thấy khỏe hơn hoặc bị “ép phê” ngược, thì chắc chắn không phải do ý định của người viết.
Chu Tất Tiến