KIỂM TRA XEM THUẬN NÃO TRÁI HAY NÃO PHẢI

Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn biết mình thuận não trái hay não phải và những bán cầu não này tác động đến chúng ta như thế nào nhé


Bạn đã nghe nói về việc tư duy não bộ được phân ra 2 vùng rạch ròi trái và phải. Và con người thường có xu hướng ưu ái 1 bên hơn tận dụng để tư duy, vậy bạn có biết cách mình dùng não trái hay phải nhiều hơn để tư duy cho một vấn đề nào đó không? Hiểu được việc này sẽ giúp bạn phát huy thêm được sức mạnh tư duy vốn có trong bạn mà trước giờ bạn không hề hay biết.
Trong kinh doanh cũng như công việc, có một số người vẫn tự hỏi, mình thích hợp với việc làm Sales hay Marketing, Tài chính hay Sáng tạo, việc phân biệt mình thích hợp với cách tư duy theo bán cầu não nào sẽ giúp bạn xác định được rõ ràng hơn.
Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên mời bạn quan sát hình sau trong vòng 1 phút và xác định xem nó đang quay theo chiều nào, thuận hay ngược chiều với kim đồng hồ, sau đó hãy đọc đáp án nhé.


Bạn đã nghe nói về việc tư duy não bộ được phân ra 2 vùng rạch ròi trái và phải. Và con người thường có xu hướng ưu ái 1 bên hơn tận dụng để tư duy, vậy bạn có biết cách mình dùng não trái hay phải nhiều hơn để tư duy cho một vấn đề nào đó không? Hiểu được việc này sẽ giúp bạn phát huy thêm được sức mạnh tư duy vốn có trong bạn mà trước giờ bạn không hề hay biết.
Trong kinh doanh cũng như công việc, có một số người vẫn tự hỏi, mình thích hợp với việc làm Sales hay Marketing, Tài chính hay Sáng tạo, việc phân biệt mình thích hợp với cách tư duy theo bán cầu não nào sẽ giúp bạn xác định được rõ ràng hơn.
Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên mời bạn quan sát hình sau trong vòng 1 phút và xác định xem nó đang quay theo chiều nào, thuận hay ngược chiều với kim đồng hồ, sau đó hãy đọc đáp án nhé.

Sẽ có 3 trường hợp xảy ra khi bạn xem tấm hình ở trên:


Bạn luôn luôn hoặc trong đa số trường hợp thấy cô gái quay ngược chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng não trái nhiều hơn (hay bạn là người thiên về não trái).

Bạn luôn luôn hoặc trong đa số trường hợp thấy cô gái quay theo chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng não phải nhiều hơn (hay bạn là người thiên về não phải).
Bạn thấy cô gái lúc quay chiều này lúc quay chiều kia. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng đều cả não trái và não phải.
Ghi chú thêm: Bài kiểm tra đơn giản này chưa được chứng minh bằng khoa học một cách chính xác cụ thể. Vì thế, chúng ta chỉ nên dùng nó để tham khảo và giải trí mà thôi. Bộ não con người cực kì phức tạp nên sẽ rất khó lòng có được một bài kiểm tra nào nói đúng 100% não người hoạt động thế nào.
Các bạn có thể tham khảo thêm giải thích về về não trái và não phải phía dưới đây. Biết đâu, bạn sẽ khám phá được những điều thú vị.

Sự khác nhau của não trái và ở não phải


Người thiên về não trái thường:


Suy luận logic
Xem xét các chi tiết
Nắm bắt các sự kiện hay quy luật
Sử dụng tốt từ ngữ và ngôn ngữ
Suy nghĩ về hiện tại và quá khứ, và thực tế
Thích toán học và khoa học
Vạch ra các chiến lược và phương pháp
Quan tâm đến sự an toàn bán cầu não trái thống trị suy nghĩ chúng ta theo khuynh hướng logic và mang tính phân tích.
Người chịu sự chi phối nhiều của bán cầu não trái thường có khuynh hướng thiên về phân tích, suy luận. Đôi khi, họ khá mâu thuẫn với chính mình do những chiều hướng suy nghĩ chồng chéo, đan xen nhau. Họ trội hơn người khác khi thực hiện các phép tính toán, công thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ…

Người thiên về não phải thường:


Quan tâm đến cảm xúc
Thích nhìn xa trông rộng
Có óc tưởng tượng phong phú
Thích các kí hiệu và hình ảnh
Quan tâm đến hiện tại và tương lai
Thích triết học và tôn giáo
Có đầu óc phóng khoáng
Dễ thông cảm
Có khái niệm tốt về không gian
Thích tìm tòi những hướng đi mới
Hăng hái nhiệt tình
Sẵn sàng chấp nhận thử thách

Những người chịu ảnh hưởng nhiều bởi bán cầu não phải có khuynh hướng thiên về trực giác và giàu trí tưởng tượng. Họ có cái nhìn tổng thể, thích thú với các mẫu vẽ, hình dạng, kích thước…
Những người có não phải phát triển thường thiên về nghệ thuật như ca hát, hội họa, văn chương, điêu khắc…
Não phải và trái cũng thống trị và phân loại chúng ta theo hai kiểu suy nghĩ hội tụ và phân kỳ.
Người suy nghĩ theo kiểu hội tụ tiếp cận vấn đề một cách hệ thống và thường đặt ra những quy luật. Họ sẽ phân tích mọi thứ và đưa ra kết luận rất logic. Đây là những người rất giỏi các dạng câu hỏi trực tiếp, trắc nghiệm…
Ngược lại, người suy nghĩ theo kiểu phân kỳ rất sáng tạo, bỏ ngoài tai những quy luật. Họ có tính cách nghệ sĩ, khuynh hướng yêu nghệ thuật và muốn tự do bày tỏ cảm xúc bản thân.
Nói như vậy không có nghĩa những người thuận não trái hoặc não phải sẽ không sử dụng phần não còn lại.
Đa số chúng ta có hai phần não hoạt động song song và ít có sự nổi trội. Bán cầu não phải tiếp nhận thông tin theo chuỗi và nhờ bán cầu não trái phân tích, chọn lọc, phân thành nhóm. Tuy nhiên vẫn chưa có định nghĩa nào phân định nhiệm vụ rõ ràng của hai phần não.
Ngay từ lúc mới ra đời, đứa bé chưa được định sẵn sẽ thiên về não trái hay phải. Chính cách giáo dục của bố mẹ và nhà trường sẽ tạo nên thế chênh lệch cho sự phát triển của hai bán cầu não.

Nâng cao chất lượng cuộc sống với hai bán cầu não


Não trái phát triển khi trẻ tiếp xúc nhiều với các chương trình giáo dục mang tính thuộc lòng, kiểm tra theo dạng có sẵn.
Cách giáo dục này khuyến khích và kích thích bán cầu não trái phát triển. Từ đó, sự sáng tạo của bán cầu não phải mai một dần.
Ngược lại, khi bạn cho con sớm tiếp xúc với các môn nghệ thuật, bé sẽ tự do sáng tạo theo cảm xúc của mình. Chính lúc đó, bán cầu não phải được nâng cao thế lực. Sự cân bằng, bổ sung của hai bán cầu não giúp tạo nên những tính cách thú vị cho từng cá nhân. Không những thế, người có hai bán cầu phát triển song song thường ít khi đối diện với căng thẳng và áp lực.
Họ biết cân bằng cuộc sống và dễ tìm thấy lý tưởng hơn.
Nếu bạn cảm thấy tính cách mình có khuynh hướng thiên về bán cầu não nào, hãy phát huy hết thế mạnh và đừng quên tìm hiểu vùng đất phía bên kia. Rèn luyện, khám phá những kỹ năng thiếu sót cũng là cách để chúng ta nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy lùi khó khăn.

Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét