Một gia đình sinh sống ở trang trại phía bắc bang New York bắt đầu ngày làm việc, nhưng đều quay về nhà trong khoảng cuối buổi sáng sau khi có một cảm giác lạ lùng. Tất cả tám thành viên trong gia đình đều có một linh cảm mạnh mẽ, nhưng không ai biết những thành viên còn lại cũng có cùng cảm nhận giống mình. Ngày hôm đó, tại Michigan, một người con trai trong gia đình này đã chết trong một vụ tai nạn.
(Ảnh: Thinkstock)
Một người phụ nữ cảm thấy nhói đau ở ngực và nói rằng em gái của mình bị thương. Sau đó, bà hay tin em gái mình bị một tai nạn xe hơi chết người vào cùng thời điểm đó. Vô-lăng chiếc xe đã làm ngực của người em gái bị vỡ nát.
Những câu chuyện này vượt quá phạm vi thấu cảm thông thường. Đây là những câu chuyện về khả năng cảm nhận nỗi đau của người thân ở xa, dù không hề biết người đó đang phải chịu đau đớn. “Ngay cả khi hiện tượng này xảy ra giữa mẹ và con, thì nó thường vượt quá cái “trực giác của người mẹ’”, theo TS Michael Jawer, một nhà nghiên cứu có hứng thú với mối liên hệ giữa tinh thần và thân thể, và là đồng tác giả với bác sĩ, TS. Marc Micozzi trong cuốn sách “Giải phẫu tâm linh tình cảm: Cách thức cảm giác liên kết tư duy, thân thể và giác quan thứ sáu” (The Spiritual Anatomy of Emotion: How Feelings Link the Brain, the Body, and the Sixth Sense).
Hai câu chuyện đầu tiên đã được TS. Larry Dossey nhắc đến lần lượt trong hai cuốn sách của mình là “Chữa trị bên ngoài thân thể” (Healing Beyond the Body) và “Tái phát minh ngành y khoa” (Reinventing Medicine). Câu chuyện thứ ba được TS. Ian Stevenson, nguyên trưởng khoa tâm thần tại Trường Y, Đại học Virginia, kể lại và đã được TS Jawer trích dẫn.
Dossey gọi những trải nghiệm này là hiện tượng thần giao cách cảm (telesomatic – có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “thân xác từ xa”). Trong cuốn sách “Trị liệu tinh thần (Healing the Mind)”, ông cho rằng những hiện tượng như vậy thường mang tính tích cực. Lấy ví dụ, một phụ nữ có cảm giác nghộp thở và cảm nhận được đứa con của mình đang đuối nước sẽ có thể kịp thời chạy ra bể bơi để cứu đứa trẻ. Thế nhưng đôi khi những hiện tượng này lại gây hại. Lấy ví dụ, một người lính có đôi chân bị nổ tung do bom đạn và một người thân của anh này bỗng dưng bị tê liệt đôi chân dù không có lý do rõ ràng.
“Những hiện tượng này không thể được cưỡng chế lặp lại trong phòng thí nghiệm theo ý muốn”, theo TS. Dossey, nguyên giám đốc Bệnh viện Y thành phố Dallas, hiện đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, những hiện tượng này khiến người ta phải lưu tâm vì hai lý do: “Thứ nhất, những hiện tượng này quá khác thường; hàng trăm ví dụ như vậy đã được báo cáo trong vài thập kỷ qua, một số trong chúng được đăng trên các tạp chí y học… Thứ hai, những trường hợp này cho thấy một sự nhất quán nội tại đáng kinh ngạc. Chúng hầu như luôn xảy ra giữa những người có các mối liên hệ về tình cảm, như giữa bố mẹ – con cái, vợ chồng, anh chị em ruột, hay người yêu”.
“Điểm chính yếu của tất cả những hiện tượng này, cũng là điểm tôi thấy thú vị nhất, chính là vai trò của cảm xúc”, TS Jawer nhận định trong một email gửi tới thời báo Đại Kỷ Nguyên. “Dường như những linh cảm mà người ta ý thức được trong các tình huống nói trên gần như luôn luôn gắn với một tình cảm sâu sắc, một sự kết nối với người khác. Đó thường là một thành viên gần nhất trong gia đình, một người bạn thân, hay con vật nuôi trong nhà”.
TS tâm thần học Bernard Beitman đã tự thân trải nghiệm hiện tượng này và ông sử dụng thuật ngữ “đồng thấu cảm” (simulpathity) để diễn tả nó. Ông bỗng cảm thấy bị nghẹn một cách khó hiểu, rồi sau đó biết được rằng bố mình cũng bị nghẹn cùng một thời điểm ở cách đó hàng nghìn dặm. TS. Beitman tốt nghiệp Trường Y Đại học Yale, Đại học Stanford và từng là trưởng khoa tâm thần học tại Đại học Missouri-Columbia. Ông hiện đang chuẩn bị thành lập liên chuyên ngành Nghiên cứu về Sự Trùng hợp Ngẫu nhiên.
Bước đầu tiên để xây dựng một phương pháp nghiên cứu rõ ràng là thiết lập hệ thống phân loại, ông cho biết. Một trong những phân mục của sự trùng hợp ngẫu nhiên được ông phân loại là đồng phương tương tính (synchronicity). Ông giải thích sự thấu cảm đồng thời là một phân mục con của synchronicity. Ông diễn giải nghĩa đen của synchronicity là “đồng hành xuyên thời gian”. Nó là “sự kiện bất ngờ xảy ra khi một ý niệm trong tâm trí trùng hợp với một sự kiện bên ngoài dù không hề có mối liên hệ nhân quả rõ ràng”.
Beitman đưa ra giả thiết về thứ ông gọi là trường tâm lý (psychesphere). “Có thể hình dung trường tâm lý giống như bầu khí quyển của chúng ta – nó bao quanh chúng ta và vận chuyển liên tục. Chúng ta hít vào ôxy, nitơ và hơi nước, rồi thở ra ôxit carbon, nitơ và nhiều hơi nước hơn. Chúng ta tiếp nhận thông tin-năng lượng từ trường tâm lý và giải phóng thông tin–năng lượng ra trường này. Suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta tác động vào trường tâm lý và trường này cũng ảnh hướng ngược lại đến chúng”.
Ông đang nghiên cứu về loại năng lượng vật lý mà con người phát ra và loại cơ quan cảm thụ có khả năng đo lường loại năng lượng này. Để biết thêm thông tin về chủ đề này, hãy xem bài viết “Những ‘linh cảm’ của bạn khi mới gặp ai đó: Chúng từ đâu đến?” trên Đại Kỷ Nguyên.
TS Jawer giải thích về “trường thấu cảm” (empathosphere) mà bác sĩ thú y Michael Fox đã đề cập. Ông Fox mô tả trường thấu cảm là “một cảnh giới cảm nhận siêu xuất khỏi không gian và thời gian”.
TS Jawer nhận định: “Theo dự cảm mạnh mẽ của tôi, thân thể và tinh thần là một và được điều hòa bởi cảm xúc. “Trường thấu cảm… có thể cho phép chúng ta đến với nhau một cách hiệu quả khi gặp hiểm nguy – sẽ còn có tác dụng hơn nếu chúng ta có quan hệ gần gũi hoặc cùng huyết thống”.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm những câu chuyện về các hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữXem bài gốc tại đâyHoàng Sâm biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét