Điểm mấu chốt của bài thuốc này là các vị thuốc của ông Bé. Theo những bệnh nhân được trị khỏi chứng liệt, ông Bé không tiết lộ điểm mấu chốt này nhưng cũng không dựa vào bí mật này để trục lợi, thu tiền của bệnh nhân làm giàu bản thân. Một lần bó thuốc hết 50.000đ, trong đó có tiền thuốc ông phải mua từ tiệm thuốc đông y, tiền xăng và tiền... cà phê. Đã có nhiều người khỏi chứng liệt có ý đền đáp ơn của ông Bé bằng số tiền nhiều hơn, tuy nhiên ông Bé từ chối.
Cụ bà Nguyễn Thị Gòn, trú tại ấp Mỹ Hòa, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm nay đã 80 tuổi. Hàng ngày, cụ Gòn tự tay nấu cơm bằng bếp củi, dẫn cháu dạo chơi quanh vườn... Trông cụ mạnh khỏe như thế, ít ai biết cách đây 12 năm, cụ Gòn bị liệt phải nằm một chỗ, chuyện ăn uống tắm gội đều trông cậy vào người khác.
Cụ Gòn kể, năm đó cụ 68 tuổi. Vốn là người bị chứng cao huyết áp, cụ và con cháu trong nhà luôn thủ sẵn các loại thuốc trị chứng bệnh này. Thế nhưng, cơn tai biến mạch máu não ập đến thình lình, qua một đêm cụ trở thành người hư nhược: Miệng méo xệch, tay và chân bất động.
Đang khổ sở với cảnh đời bệnh tật, một hôm con trai cụ Gòn là anh Ba Thiện nói đã tìm được người chữa chứng liệt cho cụ. Người bó thuốc trị liệt cho cụ Gòn chẳng phải xa lạ mà chính là cháu họ gọi cụ bằng cô. Ông này làm thuốc, đặt vào lòng bàn tay, bàn chân của cụ rồi bó lại, dặn cụ 24 giờ mới bỏ thuốc ra, đúng một tuần sau tiếp tục bó.
Sau khi tháo bỏ thuốc được vài giờ, cụ Gòn và cả nhà không thể tin nổi khi những ngón tay bị liệt đã có thể cử động. Đến trước ngày bó thuốc lần thứ 2, cụ Gòn đã có thể giơ tay lên đầu. Sau lần bó thuốc thứ 2, cụ Gòn có thể tự gượng ngồi dậy. Đến lần bó thuốc thứ 3, cụ đã gượng đứng dậy, dựa thành giường đi lại. Cụ Gòn khẳng định, cụ chỉ bó thuốc đúng 3 lần và 3 tháng sau cụ đã hồi phục hoàn toàn. “Sau 3 tháng, tôi đã đi đứng bình thường, rồi cầm rựa bửa mớ củi” - cụ Gòn nói.
Trường hợp ông Sáu Hỷ đã ngoài 60 tuổi trú ở ấp Hòa Khánh, huyện Cái Bè, Tiền Giang còn ấn tượng hơn. Cách đây 7 năm, ông cũng bị án thân bất toại, nằm một chỗ, miệng ú ớ gọi con giúp chuyện sinh hoạt cá nhân. Chịu đựng cảnh này tròn 4 tháng, nghe tin có người biết bài thuốc lạ chuyên trị chứng liệt, gia đình ông mời ông Bé (người đang “sở hữu” bài thuốc lạ) đến chữa giúp. Sau khi tháo bỏ thuốc bó lần đầu khoảng 4 giờ, cả gia đình ông bất ngờ đến sửng sốt khi nghe tiếng ông Sáu cười khanh khách, ngón tay của ông liên tục cử động.
Từ dạo ông Sáu Hỷ được trị khỏi chứng liệt, hơn 20 trường hợp khác phải nằm liệt giường do di chứng tai biến mạch máu não cũng được ông Bé bó thuốc chữa khỏi. Cứ người này được trị xong lại giới thiệu người khác, số người may mắn được khỏi chứng liệt nhờ bài thuốc dân gian độc đáo của ông Bé trên địa bàn huyện Cái Bè đã lên đến hàng trăm người. Tại khu vực chợ An Cư thuộc ấp Mỹ Hòa, ai cũng phải lấy làm lạ bởi bà Năm Đực trước đây phải ngồi xe lăn vì liệt do tai biến, nay có thể chống gậy đi chợ mua rau mỗi sáng. Bà Năm Đực cũng được ông Bé bó thuốc bằng “bài thuốc lạ”.
“Bài thuốc lạ” của ông Bé
Trao đổi với pv ngày 21/3, anh Ba Thiện - con trai cụ Gòn cho biết, một người quen chung nghề lái mua lúa ở chợ Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang vừa nhờ anh mua thêm thuốc để bó tiếp. Sau khi bó một lần, bệnh nhân này đã có dấu hiệu bình phục, các ngón tay đã cử động được nên lập tức tìm thuốc bó thêm.
Thấy chúng tôi thắc mắc về chuyện làm sao có thể tự bó thuốc mà không cần ông Bé, Ba Thiện giải thích: Ông Bé chỉ đến nhà làm thuốc và bó thuốc lần đầu, sau đó bày cách để người nhà tự làm thuốc và tự bó cho người thân. Với kinh nghiệm làm thuốc, bó thuốc, Ba Thiện đọc vanh vách cách làm thuốc: Cỏ rau trai một nắm, cỏ lá xoài một nắm, lòng trắng trứng gà 3 hột, nhớt cá lóc lấy ra từ 3 con (khoảng 1kg) và phần thuốc của ông Bé. Giã nhuyễn cỏ, trộn với tất cả, đắp vào lòng bàn tay, bàn chân và bó lại. Tay bệnh nặng bó trước, tay bệnh nhẹ bó sau.
Điểm mấu chốt của bài thuốc này là các vị thuốc của ông Bé. Theo những bệnh nhân được trị khỏi chứng liệt, ông Bé không tiết lộ điểm mấu chốt này nhưng cũng không dựa vào bí mật này để trục lợi, thu tiền của bệnh nhân làm giàu bản thân. Một lần bó thuốc hết 50.000đ, trong đó có tiền thuốc ông phải mua từ tiệm thuốc đông y, tiền xăng và tiền... cà phê. Đã có nhiều người khỏi chứng liệt có ý đền đáp ơn của ông Bé bằng số tiền nhiều hơn, tuy nhiên ông Bé từ chối.
Chiều 21/3, theo hướng dẫn của Ba Thiện, chúng tôi đến nhà ông Bé cách ngã ba Cái Bè khoảng 1 km. Khi biết chúng tôi có người thân tại Thuộc Nhiêu đang cần điều trị, ông Bé hẹn 9h ngày 23/3 sẽ đến xem xét và bó thuốc. Trò chuyện thêm với người được các bệnh nhân yêu mến gọi bằng “thầy Bé”, chúng tôi mới biết thêm ông nguyên là thầy giáo cấp II về hưu.
Ông Bé kể có người chú ruột bị tai biến nằm liệt giường, chữa trị hết cách vẫn không được. Nghe danh thầy Ba Hảo ở ấp Mỹ Hòa, huyện Mỹ An, Đồng Tháp có nghề chuyên trị phong tê bại xụi, ông mò tìm đến. Sau khi lui tới đôi lần, ông Bé trình bày nguyện vọng được học bài thuốc chữa chứng liệt do tai biến mạch máu não để trị cho ông chú ruột. Thấy ông Bé là người chính trực lại có lòng thương người, thầy Ba Hảo đồng ý truyền lại bài thuốc quý nhưng bắt ông Bé phải thề trước bàn thờ Tổ không được thu tiền bệnh nhân để làm giàu. Vốn dĩ ông Bé học để trị cho ông chú, không hề nghĩ đến chuyện “làm thầy thuốc” nên dập đầu thề trước bàn thờ. Ông Bé không ngờ sau khi chữa trị cho ông chú thành công, hàng xóm láng giềng đồn đại gần xa khiến hết người này đến người kia nhờ ông giúp đỡ. Vậy là ông bắt đầu một hành trình lang thang ngày này tháng nọ bó thuốc trị liệt khắp vùng...
Chứng kiến hiệu quả bài thuốc
Đúng hẹn, 9h ngày 23/3, chúng tôi có mặt tại nhà bà Bảy thuộc xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Gia đình bà Bảy đã chuẩn bị sẵn cá lóc và trứng gà. Ít phút sau, ông Bé đi xe gắn máy đến mang theo 8 cuộn băng và hai phần thuốc và cỏ rau trai, cỏ lá xoài.
Bà Bảy năm nay đã 75 tuổi, cho biết tuy không đến nỗi liệt nằm một chỗ nhưng chân tay yếu ớt, đi đứng khó khăn. Tay phải cử động rất khó, mỗi khi mặc áo, bà phải rất vất vả mới có thể cho tay vào ống tay. Con gái bà Bảy vướng phải trường hợp khác, chị bị “trúng phong” khiến một bên mặt gồm miệng, mắt và trán bị liệt. Với chứng bệnh của mẹ con bà Bảy, ông Bé tỏ ra dè dặt vì trước đây ông chỉ bó thuốc cho người nằm liệt, tuy nhiên ông cũng bó thử xem sao. Ông Bé dùng một túi nilon bao quanh con cá lóc và dùng sức nặn, vuốt lấy nhớt.
Sau khoảng 5 phút, 3 con cá lóc bị lấy sạch nhớt nằm im bất động. Tiếp đến, ông lọc lòng trắng của 3 quả trứng gà cho vào thau nhớt cá lóc. Sau đó, cho 2 loại cỏ đã được chuẩn bị sẵn và phần thuốc ông mang đến. Sau khi trộn đều, thuốc như một thứ bột nhão có màu vàng, thơm.
Chia thuốc làm 4 phần, ông lần lượt cho từng phần thuốc vào lòng bàn tay, bàn chân bà Bảy và bó lại. Theo lời ông Bé, bệnh nhân sau 3 giờ phải thấm ướt thuốc để duy trì trạng thái nhão, nếu để thuốc bị khô sẽ mất tác dụng. Đến 10h10, ông Bé hoàn tất việc bó thuốc.
Đến 10h10 ngày 24/3, chúng tôi trở lại nhà bà Bảy đúng thời gian 24 giờ để xem kết quả của ca bó thuốc. Khi bà Bảy và con gái tháo thuốc ở tay và chân ra, thuốc đã chuyển sang màu xanh đen. Lòng bàn tay, bàn chân cũng nhộm màu xanh đen. Bà Bảy cho biết, đã cảm thấy tay chân khỏe hơn trước. Bà có thể thay áo dễ dàng, không còn khó khăn vì cánh tay đau khó gập lại như trước. Con gái bà Bảy cũng cho hay, cô thấy có dấu hiệu khả quan, mắt và miệng đã cử động tốt hơn. Cả hai đều nhờ ông Bé tiếp tục bó thuốc vào tuần sau.
Gian nan tìm sư phụ già
Sự hiệu nghiệm của phương thuốc chữa liệt càng thôi thúc chúng tôi “truy tìm” vị sư phụ già đã truyền nghề cho ông Bé. Chúng tôi đi Đồng Tháp với thông tin vỏn vẹn “ông Ba Hảo ở Mỹ Hòa, Mỹ An, Đồng Tháp” do ông Bé cung cấp. Theo Quốc lộ 1A đến ngã ba An Cư (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chúng tôi rẽ phải về vùng Thiên Hộ. Con đường nhựa uốn lượn ven sông đưa chúng tôi đến Mỹ Hòa sau 2 giờ đi xe gắn máy.
Chúng tôi tìm đến Trạm y tế xã Mỹ Hòa nhờ bác sĩ Sáu - Trạm trưởng đưa tới nhà ông Ba Hảo. Nhưng khi đến nơi, mọi háo hức đã trở thành thất vọng vì ông Ba Hảo này chỉ làm nghề... xây dựng.Bác sĩ Sáu hướng dẫn chúng tôi đến Công an xã Mỹ Hòa nhờ giúp đỡ.
Thì ra Mỹ Hòa có đến 5 ấp, anh công an viên xã tên Xuân nhiệt tình điện thoại đến từng ấp để tìm tung tích ông Ba Hảo. Sau nửa giờ “truy tìm”, chúng tôi có trong tay danh sách hai ông Ba Hảo ở ấp 2 và Trường Xuân. Vội vàng xuống đò qua sông theo chỉ dẫn của anh Xuân, chúng tôi tìm đến ông Ba Hảo ở ấp 2, nhưng một lần nữa lại thất vọng khi ông này là... thợ máy. Đành vượt 7 cây số đến công an ấp Trường Xuân nhờ trợ giúp. Sau một hồi “nghiên cứu” tình hình, một công an viên vỗ trán thốt lên: “Ông Ba Hảo làm thuốc phải không?. Nhớ rồi, ổng ở giáp ranh Trường Xuân với Mỹ Hòa. Anh đi ngược lại, bỏ qua 3 cây cầu, chạy tiếp một cây số rưỡi nữa thì hỏi thăm nhà ông Ba Hảo”. Chúng tôi nghe mà lòng mừng khấp khởi bởi trời đã bắt đầu chạng vạng tối. Vội ngược lại đường về Mỹ Hòa, chúng tôi hỏi thăm ông Ba Hảo ngay đúng “tọa độ” mà anh công an Trường Xuân chỉ dẫn.
Một phụ nữ trung niên buông gọn: “Ông Ba Hảo hả, ổng ngồi dưới gốc xoài ngoài đường kìa”.Mối lương duyên bất ngờÔng Ba Hảo tên thật là Huỳnh Nhơn Hảo, sinh năm 1944, trú tại ấp 1, xã Mỹ Hòa, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Biết chúng tôi lặn lội từ Sài Gòn xuống để tìm hiểu nguồn gốc bài thuốc, ông Ba Hảo kể: Năm 1980, ông Ba Hảo tình cờ gặp lại ông bạn nối khố nên mời về nhà trà nước.
Thấy má ông Ba Hảo nằm liệt giường vì tai biến mạch máu não, ông này đã bó thuốc trị khỏi. Thấy bài thuốc lạ, ông Ba Hảo hỏi thăm thì được biết ông chú của người bạn cưới vợ là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bà này truyền lại cho chồng 2 bài thuốc quý, một bài thuốc chữa liệt và một bài thuốc chữa não.
Nhưng đến phiên ông chú truyền lại cho cháu ruột là bạn nối khố ông Ba Hảo thì chỉ truyền bài thuốc chữa liệt.Nhớ lại thời khắc bà mẹ thoát cảnh liệt giường, ông Ba Hảo xúc động: “Tôi không biết tạ ơn trời đất thế nào, chỉ biết khẩn khoản nài nỉ thằng bạn nối khố truyền lại cho tôi bài thuốc, rồi nguyện với lòng gặp cảnh liệt giường như mẹ tôi là chữa làm phước để trả ơn. Thấy tâm nguyện của tôi, thằng bạn đồng ý.
Sau này tôi có hỏi, thì biết ông chú đã mất lâu rồi. Còn nó hiện giờ không biết ở nơi nào, sống chết ra sao. Riêng mẹ tôi sau khi được bó thuốc, không những khỏi chứng liệt mà còn sống khỏe và sống thọ. Cụ vừa mất năm 2008”. Hiện giờ, ai biết tìm đến nhờ ông Ba Hảo đều bó thuốc giúp đỡ, dù sức khỏe ông có phần suy kiệt sau ca mổ tắc mật ngoài gan cách đây nửa tháng.
Ông Ba Hảo có 5 người con, làm 10 công ruộng nhưng gia đình cũng chỉ đủ ăn, sống đời đạm bạc. Từ năm 1980 đến nay, ông Ba Hảo không nhớ đã giúp bao nhiêu người thoát khỏi chứng liệt, có người đền đáp tiền triệu nhưng ông không nhận. Ngoài ông Bé, ông Ba Hảo còn truyền bài thuốc này cho hai người phụ nữ tu tại gia. “Thấy 3 người đó có lòng chính trực, có ý giúp người giống như tôi năm xưa nên tôi truyền lại. Còn chuyện họ phản lời nguyền trục lợi, thì hậu quả họ phải gánh mà thôi” - ông Ba Hảo thật thà nói.
Theo tiết lộ của ông Ba Hảo, với nam giới bị liệt người chỉ có thể sử dụng bài thuốc này đến 7 lần. Bó thuốc đến lần thứ 7 mà tình hình không khả quan thì đành “bó tay”. Đối với nữ giới bị liệt người, số lần bó thuốc tối đa là 9.
Nhiều cải tiến hay
Bước 1a: Vắt nhớt cá
Bước 1b: Chuẩn bị 2 loại cỏ
Bước 2: Xả nhớt cá
Bước 3: Lấy lòng trắng trứng gà
Bước 4: Trộn hai loại cỏ
Bước 5: Trộn thuốc bắc
Bước 6: Bó thuốc tay mạnh (tay không bị bệnh)
Bước 7: Bó thuốc chân mạnh (chân không bị bệnh)
Bước 8: Bó thuốc tay bị bệnh
Bước 9: Bó thuốc chân bị bệnh
Cỏ rau trai còn có tên là rau trai ăn, rau trai trắng, trai thường, cỏ lài trắng. Cỏ thuộc họ thài lài, mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn của các tỉnh đồng bằng, miền núi. Cỏ lá xoài có lá tương tự lá xoài, lá màu xanh, ngay nách lá và thân có bông nhỏ màu trắng. Theo sách Cây cỏ Việt Nam của GS. Phạm Hoàng Hộ thì cỏ lá xoài có tên là cây Cốc đồng, họ Cúc.Bó thuốc đã gần 30 năm, ông Ba Hảo cho biết, từ khi bắt đầu bó thuốc vào năm 1980 đến khoảng năm 1990, các vị thuốc Bắc ông dùng với liều lượng “nguyên bản” đã thấy công hiệu.
Nhưng khoảng mười năm trở lại đây, ông phải dùng với liều lượng gấp đôi. Riêng với các loại cỏ được dùng trong bài thuốc, ông cũng “bật mí” nguyên bản chỉ có cỏ rau trai, lòng trắng trứng gà và nhớt cá lóc. Sau này, ông “nghiên cứu” thêm theo kinh nghiệm dân gian để đưa vào cỏ lá xoài để hạn chế tay chân sưng phù. Riêng với các vị thuốc Bắc trong bài thuốc chữa chứng liệt người, ông Ba Hảo cho biết bài thuốc có nhiều vị, đa số các vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, tả hỏa, phá huyết, trục ứ như Chi tử...
Đến phiên ông Bé, bó thuốc hơn 7 năm cũng giúp ông phát triển bài thuốc thêm một chút. Ông Bé nói, để theo đuổi bài thuốc này đến lần thứ 7, người bị liệt chỉ tốn khoảng 910.000đ. Ông có “tuyệt chiêu” để bó cho những người bị liệt lâu sau 3 lần bó thuốc mà chưa “ép phê”. Thông thường, “tuyệt chiêu” không thể cho người khác biết nhưng với ông Bé thì khác. “Gặp trường hợp người bị liệt lâu năm, nhưng với điều kiện chân tay đừng bị teo cơ, sau 3 lần bó thuốc mà chưa có biểu hiện gì khả quan tôi đưa thêm vào bài thuốc xạ hương, vì xạ hương có tác dụng thông khiếu, thông kinh lạc. Tuy nhiên, tôi cũng ngán tiền vì xạ hương khá mắc. Một lọ 200.000đ chỉ bó được 4 lần”, ông Bé nói.
Thử lý giải bài thuốc quý
Trước thực tế bài thuốc đã chữa liệt thành công với nhiều người, chúng tôi đã tìm hiểu và lý giải phần nào cơ chế thành công của bài thuốc bí ẩn này.
Theo tài liệu y học cổ truyền, chứng liệt người được mô tả là do trúng phong và chia làm 4 loại: Trúng phong kinh lạc (chỉ liệt nửa người, không hôn mê), trúng phong tạng phủ (liệt kèm hôn mê), hôn mê kiểu co cứng là chứng bế (thực chứng), hôn mê, liệt mềm, trụy mạch là chứng thoát (hư chứng). Tài liệu y học cổ truyền cũng nói rõ, tai biến mạch máu não ở giai đoạn hôn mê cần phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Nhưng khi đã qua giai đoạn hôn mê, còn liệt nửa người gọi là di chứng trúng phong thì nên điều trị bằng đông y.Theo Lương y Trần Quốc Việt, Hội Y học cổ truyền TP HCM, hiện tại, phương pháp điều trị liệt nửa người phổ biến là kết hợp giữa châm cứu và thực hành vật lý trị liệu. Châm cứu giúp hồi phục sự điều khiển của não bộ.
Thực hành vật lý trị liệu giúp các cơ tay, chân bị liệt không bị teo; đồng thời đảm bảo chức năng các dây thần kinh ở tay, chân bị liệt. Một cách dễ hiểu, thực hành vật lý trị liệu nhằm “bảo quản” cơ và dây thần kinh ở tay, chân bị liệt. Châm cứu và vật lý trị liệu phải kết hợp song song, vì khi não bộ hồi phục khả năng điều khiển do châm cứu mà cơ và dây thần kinh ở tay, chân liệt không được “bảo quản” tốt thì cũng “chào thua”, ngược lại cũng tương tự.Trở lại bài thuốc trị chứng liệt người bí ẩn,
Lương y Việt cho rằng, với đông y bó thuốc cũng là một trong những phương pháp chữa trị. Tuy trong lòng bàn tay và lòng bàn chân có nhiều huyệt đạo quan trọng nhưng thuốc không thể dẫn ngược đến não bộ, đến huyệt Bách hội ở đỉnh đầu (được xem là chủ các huyệt đạo) theo hệ thống kinh mạch.
Do đó, nếu xét trên phương diện hệ thống kinh mạch, bài thuốc này không thể tác động đến não bộ.Như vậy, khả năng còn lại là bài thuốc có công dụng tương tự công dụng của biện pháp vật lý trị liệu. Chỉ khác là vật lý trị liệu chỉ “bảo quản” cơ và dây thần kinh tay chân liệt, còn bài thuốc “mạnh” hơn với công dụng kích thích cơ và dây thần kinh ở tay chân bị liệt tái hoạt động.
Theo cách nhìn nhận vấn đề như trên, bài thuốc chữa chứng liệt người này là một bổ sung hoàn hảo cho phương pháp chữa chứng liệt người đang phổ biến hiện nay là châm cứu và vật lý trị liệu.Theo một số tài liệu về cơ chế châm cứu theo điều khiển học, cơ thể con người có thể xem là một hệ thống điều khiển tự động có khả năng tự điều chỉnh, tự thích nghi, tự tổ chức và tự tái tạo.
Kinh nghiệm lâm sàng lâu đời của châm cứu cổ truyền đã khẳng định khả năng tự điều trị, tự phục hồi chức năng của các tổ chức cơ thể. Vấn đề còn lại là những tác động bên ngoài nhằm kích thích khả năng tự hồi phục của cơ thể. Theo đó, bài thuốc chữa chứng liệt người nói trên là một trong những tác động đặc biệt hiệu quả kích thích cơ thể tự hồi phục, riêng với chứng liệt người.
Số điện thoại của ông Phạm Văn Bé để có thể liên hệ chữa bệnh cho người thân của mình.
Quý độc giả quan tâm, có thể liên hệ theo số điện thoại của ông Bé:
Số điện thoại nhà riêng: 0733923819
Số điện thoại di động: 0917283741; 0933514546
Địa chỉ nhà ông Phạm Văn Bé: trú tại 187, tổ 4, ấp 4, Phú An, huyện Cái Bè, Tiềng Giang
Nguồn: http://baoduhoc.vn/…/bai-thuoc-gia-truyen-chua-chung-liet-n…
Cụ bà Nguyễn Thị Gòn, trú tại ấp Mỹ Hòa, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm nay đã 80 tuổi. Hàng ngày, cụ Gòn tự tay nấu cơm bằng bếp củi, dẫn cháu dạo chơi quanh vườn... Trông cụ mạnh khỏe như thế, ít ai biết cách đây 12 năm, cụ Gòn bị liệt phải nằm một chỗ, chuyện ăn uống tắm gội đều trông cậy vào người khác.
Cụ Gòn kể, năm đó cụ 68 tuổi. Vốn là người bị chứng cao huyết áp, cụ và con cháu trong nhà luôn thủ sẵn các loại thuốc trị chứng bệnh này. Thế nhưng, cơn tai biến mạch máu não ập đến thình lình, qua một đêm cụ trở thành người hư nhược: Miệng méo xệch, tay và chân bất động.
Đang khổ sở với cảnh đời bệnh tật, một hôm con trai cụ Gòn là anh Ba Thiện nói đã tìm được người chữa chứng liệt cho cụ. Người bó thuốc trị liệt cho cụ Gòn chẳng phải xa lạ mà chính là cháu họ gọi cụ bằng cô. Ông này làm thuốc, đặt vào lòng bàn tay, bàn chân của cụ rồi bó lại, dặn cụ 24 giờ mới bỏ thuốc ra, đúng một tuần sau tiếp tục bó.
Sau khi tháo bỏ thuốc được vài giờ, cụ Gòn và cả nhà không thể tin nổi khi những ngón tay bị liệt đã có thể cử động. Đến trước ngày bó thuốc lần thứ 2, cụ Gòn đã có thể giơ tay lên đầu. Sau lần bó thuốc thứ 2, cụ Gòn có thể tự gượng ngồi dậy. Đến lần bó thuốc thứ 3, cụ đã gượng đứng dậy, dựa thành giường đi lại. Cụ Gòn khẳng định, cụ chỉ bó thuốc đúng 3 lần và 3 tháng sau cụ đã hồi phục hoàn toàn. “Sau 3 tháng, tôi đã đi đứng bình thường, rồi cầm rựa bửa mớ củi” - cụ Gòn nói.
Trường hợp ông Sáu Hỷ đã ngoài 60 tuổi trú ở ấp Hòa Khánh, huyện Cái Bè, Tiền Giang còn ấn tượng hơn. Cách đây 7 năm, ông cũng bị án thân bất toại, nằm một chỗ, miệng ú ớ gọi con giúp chuyện sinh hoạt cá nhân. Chịu đựng cảnh này tròn 4 tháng, nghe tin có người biết bài thuốc lạ chuyên trị chứng liệt, gia đình ông mời ông Bé (người đang “sở hữu” bài thuốc lạ) đến chữa giúp. Sau khi tháo bỏ thuốc bó lần đầu khoảng 4 giờ, cả gia đình ông bất ngờ đến sửng sốt khi nghe tiếng ông Sáu cười khanh khách, ngón tay của ông liên tục cử động.
Từ dạo ông Sáu Hỷ được trị khỏi chứng liệt, hơn 20 trường hợp khác phải nằm liệt giường do di chứng tai biến mạch máu não cũng được ông Bé bó thuốc chữa khỏi. Cứ người này được trị xong lại giới thiệu người khác, số người may mắn được khỏi chứng liệt nhờ bài thuốc dân gian độc đáo của ông Bé trên địa bàn huyện Cái Bè đã lên đến hàng trăm người. Tại khu vực chợ An Cư thuộc ấp Mỹ Hòa, ai cũng phải lấy làm lạ bởi bà Năm Đực trước đây phải ngồi xe lăn vì liệt do tai biến, nay có thể chống gậy đi chợ mua rau mỗi sáng. Bà Năm Đực cũng được ông Bé bó thuốc bằng “bài thuốc lạ”.
“Bài thuốc lạ” của ông Bé
Trao đổi với pv ngày 21/3, anh Ba Thiện - con trai cụ Gòn cho biết, một người quen chung nghề lái mua lúa ở chợ Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang vừa nhờ anh mua thêm thuốc để bó tiếp. Sau khi bó một lần, bệnh nhân này đã có dấu hiệu bình phục, các ngón tay đã cử động được nên lập tức tìm thuốc bó thêm.
Thấy chúng tôi thắc mắc về chuyện làm sao có thể tự bó thuốc mà không cần ông Bé, Ba Thiện giải thích: Ông Bé chỉ đến nhà làm thuốc và bó thuốc lần đầu, sau đó bày cách để người nhà tự làm thuốc và tự bó cho người thân. Với kinh nghiệm làm thuốc, bó thuốc, Ba Thiện đọc vanh vách cách làm thuốc: Cỏ rau trai một nắm, cỏ lá xoài một nắm, lòng trắng trứng gà 3 hột, nhớt cá lóc lấy ra từ 3 con (khoảng 1kg) và phần thuốc của ông Bé. Giã nhuyễn cỏ, trộn với tất cả, đắp vào lòng bàn tay, bàn chân và bó lại. Tay bệnh nặng bó trước, tay bệnh nhẹ bó sau.
Điểm mấu chốt của bài thuốc này là các vị thuốc của ông Bé. Theo những bệnh nhân được trị khỏi chứng liệt, ông Bé không tiết lộ điểm mấu chốt này nhưng cũng không dựa vào bí mật này để trục lợi, thu tiền của bệnh nhân làm giàu bản thân. Một lần bó thuốc hết 50.000đ, trong đó có tiền thuốc ông phải mua từ tiệm thuốc đông y, tiền xăng và tiền... cà phê. Đã có nhiều người khỏi chứng liệt có ý đền đáp ơn của ông Bé bằng số tiền nhiều hơn, tuy nhiên ông Bé từ chối.
Chiều 21/3, theo hướng dẫn của Ba Thiện, chúng tôi đến nhà ông Bé cách ngã ba Cái Bè khoảng 1 km. Khi biết chúng tôi có người thân tại Thuộc Nhiêu đang cần điều trị, ông Bé hẹn 9h ngày 23/3 sẽ đến xem xét và bó thuốc. Trò chuyện thêm với người được các bệnh nhân yêu mến gọi bằng “thầy Bé”, chúng tôi mới biết thêm ông nguyên là thầy giáo cấp II về hưu.
Ông Bé kể có người chú ruột bị tai biến nằm liệt giường, chữa trị hết cách vẫn không được. Nghe danh thầy Ba Hảo ở ấp Mỹ Hòa, huyện Mỹ An, Đồng Tháp có nghề chuyên trị phong tê bại xụi, ông mò tìm đến. Sau khi lui tới đôi lần, ông Bé trình bày nguyện vọng được học bài thuốc chữa chứng liệt do tai biến mạch máu não để trị cho ông chú ruột. Thấy ông Bé là người chính trực lại có lòng thương người, thầy Ba Hảo đồng ý truyền lại bài thuốc quý nhưng bắt ông Bé phải thề trước bàn thờ Tổ không được thu tiền bệnh nhân để làm giàu. Vốn dĩ ông Bé học để trị cho ông chú, không hề nghĩ đến chuyện “làm thầy thuốc” nên dập đầu thề trước bàn thờ. Ông Bé không ngờ sau khi chữa trị cho ông chú thành công, hàng xóm láng giềng đồn đại gần xa khiến hết người này đến người kia nhờ ông giúp đỡ. Vậy là ông bắt đầu một hành trình lang thang ngày này tháng nọ bó thuốc trị liệt khắp vùng...
Chứng kiến hiệu quả bài thuốc
Đúng hẹn, 9h ngày 23/3, chúng tôi có mặt tại nhà bà Bảy thuộc xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Gia đình bà Bảy đã chuẩn bị sẵn cá lóc và trứng gà. Ít phút sau, ông Bé đi xe gắn máy đến mang theo 8 cuộn băng và hai phần thuốc và cỏ rau trai, cỏ lá xoài.
Bà Bảy năm nay đã 75 tuổi, cho biết tuy không đến nỗi liệt nằm một chỗ nhưng chân tay yếu ớt, đi đứng khó khăn. Tay phải cử động rất khó, mỗi khi mặc áo, bà phải rất vất vả mới có thể cho tay vào ống tay. Con gái bà Bảy vướng phải trường hợp khác, chị bị “trúng phong” khiến một bên mặt gồm miệng, mắt và trán bị liệt. Với chứng bệnh của mẹ con bà Bảy, ông Bé tỏ ra dè dặt vì trước đây ông chỉ bó thuốc cho người nằm liệt, tuy nhiên ông cũng bó thử xem sao. Ông Bé dùng một túi nilon bao quanh con cá lóc và dùng sức nặn, vuốt lấy nhớt.
Sau khoảng 5 phút, 3 con cá lóc bị lấy sạch nhớt nằm im bất động. Tiếp đến, ông lọc lòng trắng của 3 quả trứng gà cho vào thau nhớt cá lóc. Sau đó, cho 2 loại cỏ đã được chuẩn bị sẵn và phần thuốc ông mang đến. Sau khi trộn đều, thuốc như một thứ bột nhão có màu vàng, thơm.
Chia thuốc làm 4 phần, ông lần lượt cho từng phần thuốc vào lòng bàn tay, bàn chân bà Bảy và bó lại. Theo lời ông Bé, bệnh nhân sau 3 giờ phải thấm ướt thuốc để duy trì trạng thái nhão, nếu để thuốc bị khô sẽ mất tác dụng. Đến 10h10, ông Bé hoàn tất việc bó thuốc.
Đến 10h10 ngày 24/3, chúng tôi trở lại nhà bà Bảy đúng thời gian 24 giờ để xem kết quả của ca bó thuốc. Khi bà Bảy và con gái tháo thuốc ở tay và chân ra, thuốc đã chuyển sang màu xanh đen. Lòng bàn tay, bàn chân cũng nhộm màu xanh đen. Bà Bảy cho biết, đã cảm thấy tay chân khỏe hơn trước. Bà có thể thay áo dễ dàng, không còn khó khăn vì cánh tay đau khó gập lại như trước. Con gái bà Bảy cũng cho hay, cô thấy có dấu hiệu khả quan, mắt và miệng đã cử động tốt hơn. Cả hai đều nhờ ông Bé tiếp tục bó thuốc vào tuần sau.
Gian nan tìm sư phụ già
Sự hiệu nghiệm của phương thuốc chữa liệt càng thôi thúc chúng tôi “truy tìm” vị sư phụ già đã truyền nghề cho ông Bé. Chúng tôi đi Đồng Tháp với thông tin vỏn vẹn “ông Ba Hảo ở Mỹ Hòa, Mỹ An, Đồng Tháp” do ông Bé cung cấp. Theo Quốc lộ 1A đến ngã ba An Cư (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chúng tôi rẽ phải về vùng Thiên Hộ. Con đường nhựa uốn lượn ven sông đưa chúng tôi đến Mỹ Hòa sau 2 giờ đi xe gắn máy.
Chúng tôi tìm đến Trạm y tế xã Mỹ Hòa nhờ bác sĩ Sáu - Trạm trưởng đưa tới nhà ông Ba Hảo. Nhưng khi đến nơi, mọi háo hức đã trở thành thất vọng vì ông Ba Hảo này chỉ làm nghề... xây dựng.Bác sĩ Sáu hướng dẫn chúng tôi đến Công an xã Mỹ Hòa nhờ giúp đỡ.
Thì ra Mỹ Hòa có đến 5 ấp, anh công an viên xã tên Xuân nhiệt tình điện thoại đến từng ấp để tìm tung tích ông Ba Hảo. Sau nửa giờ “truy tìm”, chúng tôi có trong tay danh sách hai ông Ba Hảo ở ấp 2 và Trường Xuân. Vội vàng xuống đò qua sông theo chỉ dẫn của anh Xuân, chúng tôi tìm đến ông Ba Hảo ở ấp 2, nhưng một lần nữa lại thất vọng khi ông này là... thợ máy. Đành vượt 7 cây số đến công an ấp Trường Xuân nhờ trợ giúp. Sau một hồi “nghiên cứu” tình hình, một công an viên vỗ trán thốt lên: “Ông Ba Hảo làm thuốc phải không?. Nhớ rồi, ổng ở giáp ranh Trường Xuân với Mỹ Hòa. Anh đi ngược lại, bỏ qua 3 cây cầu, chạy tiếp một cây số rưỡi nữa thì hỏi thăm nhà ông Ba Hảo”. Chúng tôi nghe mà lòng mừng khấp khởi bởi trời đã bắt đầu chạng vạng tối. Vội ngược lại đường về Mỹ Hòa, chúng tôi hỏi thăm ông Ba Hảo ngay đúng “tọa độ” mà anh công an Trường Xuân chỉ dẫn.
Một phụ nữ trung niên buông gọn: “Ông Ba Hảo hả, ổng ngồi dưới gốc xoài ngoài đường kìa”.Mối lương duyên bất ngờÔng Ba Hảo tên thật là Huỳnh Nhơn Hảo, sinh năm 1944, trú tại ấp 1, xã Mỹ Hòa, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Biết chúng tôi lặn lội từ Sài Gòn xuống để tìm hiểu nguồn gốc bài thuốc, ông Ba Hảo kể: Năm 1980, ông Ba Hảo tình cờ gặp lại ông bạn nối khố nên mời về nhà trà nước.
Thấy má ông Ba Hảo nằm liệt giường vì tai biến mạch máu não, ông này đã bó thuốc trị khỏi. Thấy bài thuốc lạ, ông Ba Hảo hỏi thăm thì được biết ông chú của người bạn cưới vợ là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bà này truyền lại cho chồng 2 bài thuốc quý, một bài thuốc chữa liệt và một bài thuốc chữa não.
Nhưng đến phiên ông chú truyền lại cho cháu ruột là bạn nối khố ông Ba Hảo thì chỉ truyền bài thuốc chữa liệt.Nhớ lại thời khắc bà mẹ thoát cảnh liệt giường, ông Ba Hảo xúc động: “Tôi không biết tạ ơn trời đất thế nào, chỉ biết khẩn khoản nài nỉ thằng bạn nối khố truyền lại cho tôi bài thuốc, rồi nguyện với lòng gặp cảnh liệt giường như mẹ tôi là chữa làm phước để trả ơn. Thấy tâm nguyện của tôi, thằng bạn đồng ý.
Sau này tôi có hỏi, thì biết ông chú đã mất lâu rồi. Còn nó hiện giờ không biết ở nơi nào, sống chết ra sao. Riêng mẹ tôi sau khi được bó thuốc, không những khỏi chứng liệt mà còn sống khỏe và sống thọ. Cụ vừa mất năm 2008”. Hiện giờ, ai biết tìm đến nhờ ông Ba Hảo đều bó thuốc giúp đỡ, dù sức khỏe ông có phần suy kiệt sau ca mổ tắc mật ngoài gan cách đây nửa tháng.
Ông Ba Hảo có 5 người con, làm 10 công ruộng nhưng gia đình cũng chỉ đủ ăn, sống đời đạm bạc. Từ năm 1980 đến nay, ông Ba Hảo không nhớ đã giúp bao nhiêu người thoát khỏi chứng liệt, có người đền đáp tiền triệu nhưng ông không nhận. Ngoài ông Bé, ông Ba Hảo còn truyền bài thuốc này cho hai người phụ nữ tu tại gia. “Thấy 3 người đó có lòng chính trực, có ý giúp người giống như tôi năm xưa nên tôi truyền lại. Còn chuyện họ phản lời nguyền trục lợi, thì hậu quả họ phải gánh mà thôi” - ông Ba Hảo thật thà nói.
Theo tiết lộ của ông Ba Hảo, với nam giới bị liệt người chỉ có thể sử dụng bài thuốc này đến 7 lần. Bó thuốc đến lần thứ 7 mà tình hình không khả quan thì đành “bó tay”. Đối với nữ giới bị liệt người, số lần bó thuốc tối đa là 9.
Nhiều cải tiến hay
Bước 1a: Vắt nhớt cá
Bước 1b: Chuẩn bị 2 loại cỏ
Bước 2: Xả nhớt cá
Bước 3: Lấy lòng trắng trứng gà
Bước 4: Trộn hai loại cỏ
Bước 5: Trộn thuốc bắc
Bước 6: Bó thuốc tay mạnh (tay không bị bệnh)
Bước 7: Bó thuốc chân mạnh (chân không bị bệnh)
Bước 8: Bó thuốc tay bị bệnh
Bước 9: Bó thuốc chân bị bệnh
Cỏ rau trai còn có tên là rau trai ăn, rau trai trắng, trai thường, cỏ lài trắng. Cỏ thuộc họ thài lài, mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn của các tỉnh đồng bằng, miền núi. Cỏ lá xoài có lá tương tự lá xoài, lá màu xanh, ngay nách lá và thân có bông nhỏ màu trắng. Theo sách Cây cỏ Việt Nam của GS. Phạm Hoàng Hộ thì cỏ lá xoài có tên là cây Cốc đồng, họ Cúc.Bó thuốc đã gần 30 năm, ông Ba Hảo cho biết, từ khi bắt đầu bó thuốc vào năm 1980 đến khoảng năm 1990, các vị thuốc Bắc ông dùng với liều lượng “nguyên bản” đã thấy công hiệu.
Nhưng khoảng mười năm trở lại đây, ông phải dùng với liều lượng gấp đôi. Riêng với các loại cỏ được dùng trong bài thuốc, ông cũng “bật mí” nguyên bản chỉ có cỏ rau trai, lòng trắng trứng gà và nhớt cá lóc. Sau này, ông “nghiên cứu” thêm theo kinh nghiệm dân gian để đưa vào cỏ lá xoài để hạn chế tay chân sưng phù. Riêng với các vị thuốc Bắc trong bài thuốc chữa chứng liệt người, ông Ba Hảo cho biết bài thuốc có nhiều vị, đa số các vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, tả hỏa, phá huyết, trục ứ như Chi tử...
Đến phiên ông Bé, bó thuốc hơn 7 năm cũng giúp ông phát triển bài thuốc thêm một chút. Ông Bé nói, để theo đuổi bài thuốc này đến lần thứ 7, người bị liệt chỉ tốn khoảng 910.000đ. Ông có “tuyệt chiêu” để bó cho những người bị liệt lâu sau 3 lần bó thuốc mà chưa “ép phê”. Thông thường, “tuyệt chiêu” không thể cho người khác biết nhưng với ông Bé thì khác. “Gặp trường hợp người bị liệt lâu năm, nhưng với điều kiện chân tay đừng bị teo cơ, sau 3 lần bó thuốc mà chưa có biểu hiện gì khả quan tôi đưa thêm vào bài thuốc xạ hương, vì xạ hương có tác dụng thông khiếu, thông kinh lạc. Tuy nhiên, tôi cũng ngán tiền vì xạ hương khá mắc. Một lọ 200.000đ chỉ bó được 4 lần”, ông Bé nói.
Thử lý giải bài thuốc quý
Trước thực tế bài thuốc đã chữa liệt thành công với nhiều người, chúng tôi đã tìm hiểu và lý giải phần nào cơ chế thành công của bài thuốc bí ẩn này.
Theo tài liệu y học cổ truyền, chứng liệt người được mô tả là do trúng phong và chia làm 4 loại: Trúng phong kinh lạc (chỉ liệt nửa người, không hôn mê), trúng phong tạng phủ (liệt kèm hôn mê), hôn mê kiểu co cứng là chứng bế (thực chứng), hôn mê, liệt mềm, trụy mạch là chứng thoát (hư chứng). Tài liệu y học cổ truyền cũng nói rõ, tai biến mạch máu não ở giai đoạn hôn mê cần phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Nhưng khi đã qua giai đoạn hôn mê, còn liệt nửa người gọi là di chứng trúng phong thì nên điều trị bằng đông y.Theo Lương y Trần Quốc Việt, Hội Y học cổ truyền TP HCM, hiện tại, phương pháp điều trị liệt nửa người phổ biến là kết hợp giữa châm cứu và thực hành vật lý trị liệu. Châm cứu giúp hồi phục sự điều khiển của não bộ.
Thực hành vật lý trị liệu giúp các cơ tay, chân bị liệt không bị teo; đồng thời đảm bảo chức năng các dây thần kinh ở tay, chân bị liệt. Một cách dễ hiểu, thực hành vật lý trị liệu nhằm “bảo quản” cơ và dây thần kinh ở tay, chân bị liệt. Châm cứu và vật lý trị liệu phải kết hợp song song, vì khi não bộ hồi phục khả năng điều khiển do châm cứu mà cơ và dây thần kinh ở tay, chân liệt không được “bảo quản” tốt thì cũng “chào thua”, ngược lại cũng tương tự.Trở lại bài thuốc trị chứng liệt người bí ẩn,
Lương y Việt cho rằng, với đông y bó thuốc cũng là một trong những phương pháp chữa trị. Tuy trong lòng bàn tay và lòng bàn chân có nhiều huyệt đạo quan trọng nhưng thuốc không thể dẫn ngược đến não bộ, đến huyệt Bách hội ở đỉnh đầu (được xem là chủ các huyệt đạo) theo hệ thống kinh mạch.
Do đó, nếu xét trên phương diện hệ thống kinh mạch, bài thuốc này không thể tác động đến não bộ.Như vậy, khả năng còn lại là bài thuốc có công dụng tương tự công dụng của biện pháp vật lý trị liệu. Chỉ khác là vật lý trị liệu chỉ “bảo quản” cơ và dây thần kinh tay chân liệt, còn bài thuốc “mạnh” hơn với công dụng kích thích cơ và dây thần kinh ở tay chân bị liệt tái hoạt động.
Theo cách nhìn nhận vấn đề như trên, bài thuốc chữa chứng liệt người này là một bổ sung hoàn hảo cho phương pháp chữa chứng liệt người đang phổ biến hiện nay là châm cứu và vật lý trị liệu.Theo một số tài liệu về cơ chế châm cứu theo điều khiển học, cơ thể con người có thể xem là một hệ thống điều khiển tự động có khả năng tự điều chỉnh, tự thích nghi, tự tổ chức và tự tái tạo.
Kinh nghiệm lâm sàng lâu đời của châm cứu cổ truyền đã khẳng định khả năng tự điều trị, tự phục hồi chức năng của các tổ chức cơ thể. Vấn đề còn lại là những tác động bên ngoài nhằm kích thích khả năng tự hồi phục của cơ thể. Theo đó, bài thuốc chữa chứng liệt người nói trên là một trong những tác động đặc biệt hiệu quả kích thích cơ thể tự hồi phục, riêng với chứng liệt người.
Số điện thoại của ông Phạm Văn Bé để có thể liên hệ chữa bệnh cho người thân của mình.
Quý độc giả quan tâm, có thể liên hệ theo số điện thoại của ông Bé:
Số điện thoại nhà riêng: 0733923819
Số điện thoại di động: 0917283741; 0933514546
Địa chỉ nhà ông Phạm Văn Bé: trú tại 187, tổ 4, ấp 4, Phú An, huyện Cái Bè, Tiềng Giang
Nguồn: http://baoduhoc.vn/…/bai-thuoc-gia-truyen-chua-chung-liet-n…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét