Núi biển cảnh ngoài chỉ do Tâm,
Sương trời Trăng-Lặng-Đêm-Vơi-Nửa,
Rực-Sáng-Ma-Ni chiếu lạnh ngời ! "
(Thơ Tâm Zen)
Mùa đông năm nay dường như lướt qua nhanh như chiếc bóng, những chiếc lá vàng chưa kịp rụng hết mà cây cối đã nẩy mầm sẵn, báo hiệu một mùa xuân mới sắp tới. Có lẽ Âm lịch bao giờ cũng đúng với thời tiết chăng, vì Tết năm nay đến sớm vào những ngày gần cuối tháng một. Mùa đông đến chớp nhoáng, như một kết cuộc chớp nhoáng sau những năm tháng dài lê thê của một đời người. Ngày cuối của tháng 12 năm 2011 cũng là ngày cuối của tôi ở sở. Những cơ duyên bất ngờ đã đưa đến quyết định về hưu thật nhanh chóng. Thành, Trụ, Hoại, Không là quy luật chung không chỉ cho con người và vạn vật, mà còn cho những gì do con người tạo ra. Những thăng trầm của thời thế đã đưa một cơ sở hùng mạnh có bề dài lịch sử gắn liền với sự phát triển của tiểu bang từ trăm năm nay bỗng trở thành suy vi, tàn tạ.
Chỉ mới 6 tháng trước đây thôi, thế giới của tôi là tòa nhà 8 tầng mỗi ngày hai buổi đi về, với những việc làm quen thuộc và những người bạn quen thuộc. Thế giới đó tưởng chừng như ổn định và kéo dài mãi mãi. Chỗ làm việc của tôi ở ngay cạnh một khung cửa sổ lớn, nhìn ra sân thượng nhỏ với một ít bàn ghế bầy sẵn để ngồi chơi hóng mát. Từ trên nhìn xuống, bên trái là xa lộ, bên phải là con đường nhiều cây xanh bóng mát, với những building lớn nhỏ rải rác đây đó. Khung cảnh trông cũng khá tĩnh mịch và hữu tình, đủ để mát mắt một chút mỗi khi cần xả hơi với công việc.
Mỗi buổi sáng khi vào sở bao giờ tôi cũng đến khung cửa sổ nhìn ra ngoài. Tôi không chú ý đến đường phố phía dưới mà nhìn ra xa, xem dẫy núi có hiện ra phía chân trời hay không. Bao quanh thành phố về phía xa là những dẫy đồi thấp, trên đó có những ngôi nhà nằm rải rác. Nhưng xa hơn nữa , vươn cao khỏi dẫy đồi kia, là dẫy núi San Bernardino hùng vĩ ở phía chân trời. Dẫy núi này chỉ hiện ra những khi trời trong, không có sương mù hay mây bao phủ. Vào mùa đông, sau những ngày mưa lạnh, bầu trời trong sáng xanh ngắt, dẫy núi hiện ra phủ đầy tuyết trắng xóa lấp lánh dưới ánh mặt trời, trông ngoạn mục như cảnh thần tiên. Dẫy núi này gần như đã trở thành một “người bạn” của tôi, để thấy vui trong lòng mỗi khi gặp lại. Mỗi khi mệt mỏi hay buồn chán, tôi chỉ cần nhìn ra ngoài, thấy dẫy núi là cảm thấy lòng dịu đi, nhẹ nhàng trở lại. Có lẽ, núi bao giờ cũng là biểu tượng cho một cái gì cao xa, huyền bí và vững chãi để làm điểm tựa cho tâm hồn. Núi Phú Sĩ, núi Hi Mã Lạp Sơn v.v… từ bao ngàn năm đã là một biểu tượng thiêng liêng cho con người.
Chợt nhớ đến các thiền sư Nhật Bản, thời xưa và cho đến bây giờ, đều xem núi tượng trưng cho chân tâm Phật tánh, với đặc điểm vững chãi, thường hằng cố hữu. Thiền sư Bạch Ẩn trụ trì tại một ngôi chùa nhỏ gần núi Phú Sĩ, và đó đã là một nguồn cảm hứng vô tận với ngài, để lại biết bao bức tranh vẽ núi Phú Sĩ, không chỉ như một ngọn núi, mà còn như một biểu tượng. Đệ tử của ngài đã nói: “Ngài ngồi ở đâu cũng thấy núi Phú Sĩ”, đó chẳng phải là sự thấy biết của tâm giác ngộ “Mười phương thế giới hiện toàn chân” đó sao?
Có một bức thư pháp của ngài Bạch Ẩn mà tôi rất tâm đẳc, với ba chữ “Vân Trung Sơn” – Núi ở trong Mây. Vọng tưởng như Mây, tánh Phật như Núi. Mây bao phủ núi nhưng không làm mất được núi – núi vẫn mãi mãi thường hằng, kiên cố, không bị mây làm ảnh hưởng . Cũng thế, vọng tưởng che khuất chân tâm, nhưng chân tâm bao giờ cũng có ở đó, không bao giờ suy suyển hề hấn gì. Núi chỉ cần biết núi, thì dù có bao nhiêu mây che phủ cũng vẫn an nhiên tự tại như thường.
Dẫy núi San Bernardino không cao như Hy Mã Lạp Sơn, cũng không đẹp như núi Phú Sĩ, nhưng cũng là một nguồn an ủi cho tôi trong những ngày làm việc, dù có lúc ẩn lúc hiện. Thường khi phải giam mình ở một nơi chốn nào đó, nhìn ra ngoài cửa sổ bao giờ cũng thấy bên ngoài là cả một phương trời tự do cao rộng để mơ mộng tới. Thế nhưng khi bước ra khỏi khung cửa, đi vào thế giới bên ngoài, lại hay cảm thấy có những bất trắc và bất ngờ đang chờ đón đầy dẫy.
Trong kinh Kim Cương có nói: “Thế giới không phải thế giới, bởi vì thế giới này không tự có, mà do duyên hợp, nên bản chất vốn là Không, thấy có mà không thực có.” Nếu đem phân tích, chia xẻ thế giới này ra thành những phần tử nhỏ nhất như hạt bụi (vi trần) thì chính hạt bụi đó cũng do duyên hợp, vốn là Không, không tự có, không thường hằng. Thế giới bên ngoài hiện ra như thế nào với một con người là do cái nhìn của người đó. Chúng ta như những con người ở bên trong khung cửa sổ, nhìn ra ngoài với những lăng kính khác nhau. Có những lăng kính mầu hồng, có những lăng kính mầu xám… Ngoại cảnh không phải là một cái gì khách quan ở bên ngoài, mà hoàn toàn chủ quan. Khi tâm con người thay đổi, ngoại cảnh cũng mang một lớp áo khác đối với con người đó.
Thế giới công việc của tôi với SCIF trong bao nhiêu năm đã là một phần chính trong cuộc đời tôi, tưởng chừng như nếu không còn thì sẽ hụt hẫng, không biết phải làm gì. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, thế giới của tôi với SCIF đã thay đổi hoàn toàn. Vẫn building đó, vẫn những người bạn đó, nhưng không còn tâm trạng ngày xưa, chỉ còn là một chút xót xa, ngậm ngùi nhưng dửng dưng, không luyến tiếc. Phải chăng đó là vì “duyên đã tận”? Thế giới hiển hiện khác nhau trong mỗi chặng đường đi qua trong cuộc đời. Nhưng trước sau gì, cũng chỉ là mỗi người chúng ta với Tâm của mình mà thôi. Đi liền với tôi trong những ngày làm việc là bức ảnh Phật ngọc mà tôi cho vào màn hình desktop của chiếc computer. Mỗi buổi sáng vào sở, ngồi vào bàn làm việc, đầu tiên khi bật computer lên là hình Phật ngọc hiện ra chào đón. Đôi khi tôi nói chuyện với Ngài trong ít phút, trước khi bắt đầu vùi mình vào công việc. Một hôm, tôi có một cuộc đối thoại bất ngờ thú vị với Ngài, và sau đó đã làm một bài thơ “con cóc” như sau:
Phật nhìn con mỉm cười
Con nhìn Phật, chơi vơi
Phật bảo, con nhìn con
Con nhìn con, thấy Phật.
Quyết định về hưu bất ngờ cũng đem đến cho tôi nhiều nỗi hoang mang và ưu sầu. Thế giới của tôi với SCIF đột nhiên sắp sụp đổ tan tành. Tôi phải làm gì cho những ngày sắp tới? Những ngày còn lại tôi làm việc không nghỉ, cố gắng thanh toán càng nhiều càng tốt. Mỗi buổi sáng vào sở tôi không có thì giờ nhàn nhã ngồi nói chuyện với Phật ngọc. Nhưng một hôm, tôi bỗng muốn hỏi ý kiến của Ngài về những gì đang xẩy ra trong hiện tại. Ngài bao giờ cũng có ở đó với nụ cười vi tiếu bất tận, sẵn sàng chào đón đứa con đi phiêu bạt bốn phương trời trở về. Tôi nhìn Ngài với nỗi thắc mắc trong lòng về quyết định của mình và những gì phải làm trong cuộc sống sắp tới. Thế giới của tôi khi không còn đến sở làm việc sẽ là thế giới như thế nào đây?
Và tôi đã nhận được câu trả lời của Ngài:
“Vấn đề không phải là đối diện với ngoại cảnh, mà là đối diện với chính mình.”
Câu trả lời đến chớp nhoáng trong đầu tôi chỉ trong một giây, nhưng cũng đủ để làm cho tôi thức tỉnh. Phải, ngoại cảnh như thế nào là do tâm mình làm ra như thế ấy. Dù bận rộn sáng trưa chiều tối với những công việc, hay nhàn nhã suốt ngày, cũng chỉ là “ta với ta” , “đối tâm” hơn là “đối cảnh”, trong từng giây từng phút. Những gì đến và đi trong đời chỉ như những bóng mây, như ánh chớp, chúng ta sinh ra và chết đi trong cuộc đời hoàn toàn là cô đơn, không có một thứ gì, không có một ai có thể đi theo chúng ta mãi mãi được. Nếu không biết đối diện với chính mình, ta sẽ để mất một người bạn tri âm, tri kỷ vẫn đi liền bên ta từ bao đời bao kiếp, đó là “con người nguyên thủy” có từ trước khi được cha mẹ sinh ra và vẫn còn đó khi thân xác này mất đi, hay còn gọi là “bản lai diện mục” của chính mình vậy, và sẽ mãi mãi trầm luân trong những số kiếp lang thang lạc loài, xa rời khỏi căn nhà đích thực của mình. Chẳng phải đó là một cái phước, cái duyên cho tôi, trong những ngày còn lại của cuộc đời, có thì giờ để đi tìm lại người bạn tri âm tri kỷ đó sao?
Và như vậy, mỗi ngày mới sắp đến sẽ là một khám phá mới, để tôi thấy thế giới này không phải là thế giới, nhưng vẫn là thế giới đầy mầu sắc sinh động, cho tôi có thể tận hưởng trong từng giây từng phút.
Ngọc Bảo
Theo ngocbao.com
Trong kinh Kim Cương có nói: “Thế giới không phải thế giới, bởi vì thế giới này không tự có, mà do duyên hợp, nên bản chất vốn là Không, thấy có mà không thực có.” Nếu đem phân tích, chia xẻ thế giới này ra thành những phần tử nhỏ nhất như hạt bụi (vi trần) thì chính hạt bụi đó cũng do duyên hợp, vốn là Không, không tự có, không thường hằng. Thế giới bên ngoài hiện ra như thế nào với một con người là do cái nhìn của người đó. Chúng ta như những con người ở bên trong khung cửa sổ, nhìn ra ngoài với những lăng kính khác nhau. Có những lăng kính mầu hồng, có những lăng kính mầu xám… Ngoại cảnh không phải là một cái gì khách quan ở bên ngoài, mà hoàn toàn chủ quan. Khi tâm con người thay đổi, ngoại cảnh cũng mang một lớp áo khác đối với con người đó.
Thế giới công việc của tôi với SCIF trong bao nhiêu năm đã là một phần chính trong cuộc đời tôi, tưởng chừng như nếu không còn thì sẽ hụt hẫng, không biết phải làm gì. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, thế giới của tôi với SCIF đã thay đổi hoàn toàn. Vẫn building đó, vẫn những người bạn đó, nhưng không còn tâm trạng ngày xưa, chỉ còn là một chút xót xa, ngậm ngùi nhưng dửng dưng, không luyến tiếc. Phải chăng đó là vì “duyên đã tận”? Thế giới hiển hiện khác nhau trong mỗi chặng đường đi qua trong cuộc đời. Nhưng trước sau gì, cũng chỉ là mỗi người chúng ta với Tâm của mình mà thôi. Đi liền với tôi trong những ngày làm việc là bức ảnh Phật ngọc mà tôi cho vào màn hình desktop của chiếc computer. Mỗi buổi sáng vào sở, ngồi vào bàn làm việc, đầu tiên khi bật computer lên là hình Phật ngọc hiện ra chào đón. Đôi khi tôi nói chuyện với Ngài trong ít phút, trước khi bắt đầu vùi mình vào công việc. Một hôm, tôi có một cuộc đối thoại bất ngờ thú vị với Ngài, và sau đó đã làm một bài thơ “con cóc” như sau:
Phật nhìn con mỉm cười
Con nhìn Phật, chơi vơi
Phật bảo, con nhìn con
Con nhìn con, thấy Phật.
Quyết định về hưu bất ngờ cũng đem đến cho tôi nhiều nỗi hoang mang và ưu sầu. Thế giới của tôi với SCIF đột nhiên sắp sụp đổ tan tành. Tôi phải làm gì cho những ngày sắp tới? Những ngày còn lại tôi làm việc không nghỉ, cố gắng thanh toán càng nhiều càng tốt. Mỗi buổi sáng vào sở tôi không có thì giờ nhàn nhã ngồi nói chuyện với Phật ngọc. Nhưng một hôm, tôi bỗng muốn hỏi ý kiến của Ngài về những gì đang xẩy ra trong hiện tại. Ngài bao giờ cũng có ở đó với nụ cười vi tiếu bất tận, sẵn sàng chào đón đứa con đi phiêu bạt bốn phương trời trở về. Tôi nhìn Ngài với nỗi thắc mắc trong lòng về quyết định của mình và những gì phải làm trong cuộc sống sắp tới. Thế giới của tôi khi không còn đến sở làm việc sẽ là thế giới như thế nào đây?
Và tôi đã nhận được câu trả lời của Ngài:
“Vấn đề không phải là đối diện với ngoại cảnh, mà là đối diện với chính mình.”
Câu trả lời đến chớp nhoáng trong đầu tôi chỉ trong một giây, nhưng cũng đủ để làm cho tôi thức tỉnh. Phải, ngoại cảnh như thế nào là do tâm mình làm ra như thế ấy. Dù bận rộn sáng trưa chiều tối với những công việc, hay nhàn nhã suốt ngày, cũng chỉ là “ta với ta” , “đối tâm” hơn là “đối cảnh”, trong từng giây từng phút. Những gì đến và đi trong đời chỉ như những bóng mây, như ánh chớp, chúng ta sinh ra và chết đi trong cuộc đời hoàn toàn là cô đơn, không có một thứ gì, không có một ai có thể đi theo chúng ta mãi mãi được. Nếu không biết đối diện với chính mình, ta sẽ để mất một người bạn tri âm, tri kỷ vẫn đi liền bên ta từ bao đời bao kiếp, đó là “con người nguyên thủy” có từ trước khi được cha mẹ sinh ra và vẫn còn đó khi thân xác này mất đi, hay còn gọi là “bản lai diện mục” của chính mình vậy, và sẽ mãi mãi trầm luân trong những số kiếp lang thang lạc loài, xa rời khỏi căn nhà đích thực của mình. Chẳng phải đó là một cái phước, cái duyên cho tôi, trong những ngày còn lại của cuộc đời, có thì giờ để đi tìm lại người bạn tri âm tri kỷ đó sao?
Và như vậy, mỗi ngày mới sắp đến sẽ là một khám phá mới, để tôi thấy thế giới này không phải là thế giới, nhưng vẫn là thế giới đầy mầu sắc sinh động, cho tôi có thể tận hưởng trong từng giây từng phút.
Ngọc Bảo
Theo ngocbao.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét