lại được chia làm hai bên trái và phải, cho nên làm việc gì cũng không được chỉ nghĩ đến mình, mà phải nghĩ đến người khác nữa.
2. Đem một sự tình biến thành phức tạp thì rất đơn giản, nhưng biến một sự tình thành đơn giản thì lại rất phức tạp.
3. Có một số người luôn thích làm hai việc:
Khi người khác thành công thì ghen ghét đố kỵ,
khi người khác thất bại thì liền chê cười.
Mỗi chúng ta đều nên tu dưỡng để không là kiểu người này.
4. Thành thật không nhất định là phải nói lời chỉ trích,
nói rõ ra khuyết điểm, sai lầm của người khác, nhưng nhất định là không được tán dương sai lầm của người khác.
5. Mọi người thường có thói quen dùng ấn tượng đầu tiên để định ra đó là người tốt
hay xấu. Khi đã mặc định đó là người tốt thì sẽ “yêu ai yêu cả đường đi lối về”, khi cho rằng
đó là người xấu thì liền phủ nhận hết tất cả. Đây có thể nói là một sai lầm.
6. Trên đời này chỉ có “người nghĩ không thông”, chứ không có “con đường không thông”.
7. Biển quên mình là biển, tưởng mình là sóng và gọi sóng là Ta. Khi ngọn sóng khởi lên thì biển cho đó là Ta sinh ra. Khi ngọn sóng vươn cao lên thì biển cho đó là Ta lớn lên (hay trưởng thành). Khi sóng bắt đầu đi xuống thì biển cho là Ta già đi. Khi sóng chìm xuống biển mất dạng thì biển cho là Ta chết và hoảng sợ.
Biển không nhớ mình là ai, vì từ lâu nó tưởng nó là những ngọn sóng to nhỏ đủ loại. Biển tạo ra sóng, rồi tưởng nó là sóng. Sóng có sinh có diệt, nhưng biển không sinh không diệt. Tâm cũng vậy, tâm vọng động nên tạo ra ngũ uẩn rồi tưởng nó là ngũ uẩn, ngũ uẩn là mình, là Ta. Rồi từ đó tâm khổ sở lo lắng cho cái Ta (ngũ uẩn).Bình thường tâm không khởi thì không có chuyện gì hết, giống như biển lặng. Khi tâm khởi động, sinh ra đủ loại ý nghĩ, mong muốn, ưa ghét, vui buồn thì lúc bấy giờ mọi sự vật liền xuất hiện theo luật duyên khởi. Vì thế trong nhà thiền có câu: "bình thường tâm thị đạo", khi tâm trở về trạng thái bình thường của nó, yên lặng chiếu soi như mặt biển không sóng thì thiên hạ thái bình, đó là đạo. Còn cái tâm luôn suy nghĩ, dù suy nghĩ đúng hay sai, đó không còn là bình thường nữa mà đã hết bình thường rồi, giống như mặt biển đã dậy sóng, sóng nhỏ,sóng to, sóng thần, sóng ngầm, sóng lăn tăn, sóng đủ loại. Nhưng khổ nỗi, tâm chúng sanh đã đánh mất trạng thái yên lặng ban đầu (bổn tánh) mà chỉ quen với trạng thái lăng xăng khởi niệm (hậu tánh) và cho đó là bình thường. Chúng sinh cho cái tâm bình thường của mình
Là cái tâm hay suy nghĩ lăng xăng đủ chuyện...
Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét