Bốn hạng người hiền thiện thuần thục

Trong kinh Gậy Thúc Ngựa, số 113, Đức Phật đề cập đến bốn hạng người hiền thiện thuần thục, có những phản ứng đối với những đau khổ ở đời, và tùy theo mức độ mạnh yếu, nặng nhẹ khác nhau, có những giao động kích thích, tinh tấn, thắng trí được sự thật.
Trước hết, Đức Phật giới thiệu có bốn loại người đối với Gậy thúc ngựa. Có con vừa thấy bóng cậy gậy thúc ngựa đưa lên, liền biết ngay người cưỡi ngựa muốn sai bảo con ngựa phải làm gì, liền đáp ứng ngay ý muốn của người cưỡi ngựa. Có con phải đợi khi cây gậy thúc ngựa đâm vào da, có con phải đợi khi đâm vào thịt và có con phải đợi khi cây gậy thúc ngựa đâm vào xương mới đáp ứng ý muốn của người cưỡi ngựa. Cũng vậy, ở đời có bốn hạng người thiện: 
Hạng thứ nhất vừa nghe tại một làng hay thị trấn kia có người đàn bà hay người đàn ông bị khổ đau hay bị mạng chung, liền bị giao động kích thích, như lý tinh cần. Và nhờ tinh cần, vị ấy với trí tuệ chứng ngộ được tối thắng sự thật. 
Hạng thứ hai không có phản ứng tốt đẹp khi chỉ nghe có người đàn bà hay người đàn ông bị đau khổ hay mệnh chung, phải chợ khi tự mình chứng kiến mới có phản ứng tu hành tinh tấn. 
Hạng thứ ba không có phản ứng khi nghe hay tự mình thấy, chỉ có phản ứng khi có người bà con hay người đồng một huyết thống khổ đau hay mệnh chung. 
Còn hạng thứ tư không có phản ứng khi nghe tại một làng hay thị trấn kia có người đàn bà hay người đàn ông bị đau khổ hay mệnh chung, không có phản ứng khi tự mình thấy một người đàn bà hay người đàn ông khổ đau hay bị mệnh chung, không có phản ứng khi có người bà con hay người đồng một huyết thống khổ đau hay bị mệnh chung. Hạng người thứ tư này, chỉ khi tự mình cảm xúc những cảm thọ về thân khổ đau, nhói đau, chói đau, mãnh liệt, kịch liệt, không khả hỷ, không khả ý, đoạt mạng sống, vị ấy mới bị giao động kích thích. Bị kích thích, vị ấy như lý tinh cần. Do tinh cần, với thân vị ấy chứng ngộ được sự thật tối thắng. Với trí tuệ, vị ấy sau khi thể nhập thấy được sự thật ấy. Ví như con ngựa hiền thiện thuần thục ấy, khi bị cây gậy thúc ngựa đâm vào xương mới bị giao động kích thích, và mới đáp ứng ý muốn của người cưỡi ngựa.

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tcgiang-01.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét