1. Không giúp đỡ con ngay lập tức. Mặc dù, trẻ nhỏ thường cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ trong nhiều trường hợp nhưng bạn không nên có mặt mọi lúc mọi nơi trong tình huống này. Hãy để trẻ có thời gian bình tĩnh lại và tự tìm cách giải quyết, điều này sẽ giúp con bản lĩnh và tự tin hơn rất nhiều.
2. Thực sự hiểu những sở thích và mong muốn của con để có sự giúp đỡ và định hướng đúng đắn, cần thiết.
3. Chia sẻ và tâm sự với trẻ càng nhiều càng tốt. Cha mẹ hãy cố gắng nối liền khoảng cách với con để có thể dễ dàng cùng trò chuyện về môn thể thao yêu thích, phong cách thời trang, ước mơ trong tương lai,…
4. Thỉnh thoảng hãy để trẻ được tự quyết định thực đơn cho bữa tối.
5. Luôn nhớ rằng kỷ luật và trừng phạt là 2 việc hoàn toàn khác nhau.
6. Đọc sách cho con nghe ít nhất 15 phút mỗi ngày. Đây là thói quen vô cùng tốt và là cách gắn kết tuyệt vời giữa bạn và con cái.
7. Thường xuyên có những khoảng thời gian dành riêng cho gia đình, không công việc, không mạng xã hội, không có mối quan hệ nào khác,…
8. Cha mẹ sẵn sàng thừa nhận khi mình mắc sai lầm. Mặc dù điều này không dễ thực hiện nhưng nó là cách giáo dục tốt nhất cho trẻ về sự công bằng và đức tính trung thực.
9. Trao đổi thẳng thắn với 1 nửa còn lại để đưa ra phương pháp giáo dục con 1 cách thống nhất, hợp lý.
10. Không ép buộc trẻ phải học quá nhiều. Đừng để trẻ phải học 1 cách đối phó và cảm thấy lo lắng khi “trả bài” dù đó là các môn học lý thuyết hay bộ môn nghệ thuật.
11. Không ngừng kỳ vọng vào con nhưng nhất định phải sát với thực lực của trẻ.
12. Sẵn sàng khen ngợi mỗi khi trẻ thành công để con luôn tin thấy có cha mẹ là điểm tựa vững chắc.
13. Thường xuyên hỏi về cảm nhận của con: “Con có thích đến trường học không?”, “Con có thích bữa trưa ở trường không?”…
14. Giao việc vặt trong nhà, đồng nghĩa với việc đặt trách nhiệm cho con từ sớm. Từ việc trẻ tự dọn đồ chơi của mình đến việc vứt rác vào thùng,… sẽ giúp con có nhận thức thiết thực và có trách nhiệm với mọi thứ xung quanh.
15. Nhất định phải có ít nhất 1 bữa ăn cùng cả gia đình. Khi trưởng thành, con có thể không nhớ đến từng việc diễn ra trong các bữa ăn nhưng sẽ luôn trân trọng và giữ gìn truyền thống gia đình.
16. Yêu thương các con bằng nhau, nhưng luôn nhớ rằng, chúng có cá tính riêng biệt và cần dành ra cách đối xử theo cách khác nhau.
17. Đừng ép buộc trẻ phải lớn lên theo hình tượng nào đó.
18. Không ngại làm những điều tưởng chừng như ngốc nghếch với con. Chính những khoảnh khắc ấy khiến cha mẹ và con cái nối liền khoảng cách hơn, đồng thời cũng là cơ hội tạo ra nhiều tiếng cười nhất.
19. Dành ra khoảng thời gian chỉ để lắng nghe tâm sự của con, không phản bác, không lời khuyên. Hoàn toàn chỉ là lắng nghe.
20. Khuyến khích trẻ chơi những trò chơi như lego hoặc xếp hình, loại đồ chơi này sẽ giúp khuyến khích sự sáng tạo của con.
21. Sắp xếp những chuyến du lịch cùng cả gia đình. Không quan trọng là đi đâu hoặc trải nghiệm những gì, khoảnh khắc cả gia đình cùng đến 1 miền đất mới sẽ là những kỷ niệm ngọt ngào trong tuổi thơ của con trẻ.
22. Tuyệt đối không so sánh con với những đứa trẻ khác. Việc làm này thường mang tới nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực đối với tâm lý của trẻ.
23. Khuyến khích con nghĩ đến tương lai của mình. Đừng lo ngại những mơ ước hiện tại thường xuyên thay đổi có thể ảnh hưởng tới quyết định lớn sau này.
24. Để tivi trong phòng khách thay vì phòng ngủ. Điều này giúp tăng thời gian gia đình cùng quây quần bên nhau và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
25. Đặt kem chống nắng cạnh kem đánh răng trong phòng tắm.. Điều này giúp tạo thành thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe của con, đặc biệt vào mùa hè.
26. Dành thời gian để đưa con đến nhiều nơi khác nhau như thư viện, bảo tàng, hồ bơi, công viên,… để giúp mở rộng sở thích và khả năng giao tiếp của trẻ.
27. Thỉnh thoảng tặng con những món quà mà trẻ thích để khích lệ, động viên và bày tỏ tình cảm với con.
28. Tôn trọng bất cứ món quà nào của con làm tặng cha mẹ để trẻ thấy rằng thành quả của mình thật đáng tự hào..
29. Sẵn sàng để con gặp gỡ và chơi đùa với những người bạn khác.
30. Đặt ra các tình huống cần lựa chọn để rèn luyện kỹ năng đưa ra quyết định của trẻ.
31. Dành cho con 1 góc hoàn toàn riêng tư và được phép làm chủ trong ngôi nhà.
32. Chấp nhận cá tính riêng của con, dù chúng có thế nào đi nữa.
33. Trực tiếp nói với con về niềm vui khi được cùng chúng chơi đùa, trò chuyện.
34. Khi cùng con trao đổi hãy cố gắng suy nghĩ như 1 đứa trẻ.
35. Đừng ngần ngại để trẻ giúp đỡ khi nấu ăn, điều này góp phần phát triển hứng thú của trẻ khi được làm việc nhà.
36. Ôm con mỗi ngày.
37. Không dùng điện thoại khi đang chơi và trò chuyện với con.
38. Hãy uốn nắn con từng ngày và đừng quá lo lắng nếu trẻ có những thói quen, hành vi chưa đúng mực khi còn nhỏ.
39. Không ép buộc trẻ làm những việc mà chúng không muốn.
40. Lưu giữ những câu nói, hành động, hình ảnh hài hước, ngộ nghĩnh của con như 1 cuốn nhật ký và cho chúng xem khi trưởng thành.
41. Luôn hành động và làm mọi việc 1 cách công bằng.
42. Dành ra 1 thời gian cố định trong tuần để cùng con xem phim.. Đây là khoảng thời gian thư giãn vừa tiết kiệm chi phí vừa cải thiện tình cảm giữa các thành viên trong gia đình rất hiệu quả.
43. Luôn tin tưởng con theo bản năng của người đã sinh ra trẻ vì bạn hiểu con mình hơn bất cứ ai.
44. Thường xuyên cùng con làm bài tập về nhà, kể cả khi trẻ không cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ.
45. Thường xuyên đi dạo cùng con để rèn luyện sức khỏe và dễ dàng chia sẻ về mọi việc diễn ra trong 1 ngày.
46. Chấp nhận những sai lầm của cả cha mẹ và con cái.
47. Đếm từ 1 đến 10 một cách chậm rãi trước khi phản ứng lại sự tức giận hoặc quấy nhiễu của trẻ.
48. Mua một cuốn tuyện cười hoặc danh ngôn hài hước và nói với con mình 1 mẩu truyện mỗi ngày.
49. Không ngại bày tỏ tình yêu thương với còn, từ cái nắm tay khi đi đường đến những vòng ôm thật chặt.
50. Nói chuyện với con như 2 người bạn và tôn trọng ý kiến của trẻ.
Theo: Dân Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét