Có những giấc mộng nếu cứ nhất quyết đi giải đoán nó, như vậy đối với vận thế của bạn có thể sẽ có những ảnh hưởng không tốt. Hãy cùng nhau đến với 5 loại giấc mơ mà bạn không cần đi giải mã.
1. Giấc mơ không có kết thúc, giữa đường bừng tỉnh
Cổ nhân nhìn nhận rằng, hầu hết những cảnh tượng tốt xấu xuất hiện trong giấc mơ đều có đầu có cuối, bởi nó chính là một loại ngôn ngữ biểu tượng. Dựa theo cách nói của các thầy giải mộng xưa, mơ là cách mà Thần muốn gửi thông điệp cho con người.
Nếu giấc mơ mà không có kết thúc, nhất là đang trong mộng lại bị người khác đánh thức, như vậy đó là thần dụ không rõ ràng, không thể giải mộng được. Đương nhiên, nếu cảnh trong mộng đã kết thúc, cảnh tượng tương đối hoàn chỉnh, vậy nhất định là có thiên cơ của nó.
2. Tinh thần chưa ổn định mà nằm mộng
Loại giấc mộng này là do tinh thần cảm ứng mà sinh ra, dựa theo lý luận Đạo giáo, tinh thần con người là do hồn và phách kết hợp tạo thành. Trong dân gian thường nói mất hồn mất vía cũng chính là thể hiện của loại tư tưởng này. Đây cũng là hai phương diện âm dương của tinh thần con người.
Như vậy, phần hồn được cấu thành từ dương khí, dương khí vốn nhẹ, như vậy phần hồn nếu so sánh trọng lượng với các nhân tố bên trong tinh thần thì tương đương với phần thần.
Giấc mộng xuất hiện là khi dương khí của con người và dương khí của thiên địa vạn vật tương thông với nhau, sự bất đồng về sự vật hiện tượng trong mơ, tương đương với sự bất đồng về vật cảm ứng.
Cổ nhân cho rằng, người nào mà ở trong trạng thái thần hồn chưa ổn định, thì cảnh tượng hiện ra trong mộng không phải là tinh thần cảm nhận thấy, mà là do cảm nghĩ trong đầu do tinh thần chưa ổn định tạo thành. Loại suy nghĩ trong đầu này không phải là giấc mộng thực sự, vậy nên nó cũng không phản ánh được hung cát đời người.
3. Tư tưởng vọng niệm mà nằm mộng
Một người có vọng niệm mà nằm mộng, chính là do ban ngày có đủ loại tà niệm mà gây ra. (Ảnh: TVVN)
|
Một người có vọng niệm mà nằm mộng, chính là do ban ngày có đủ loại tà niệm mà gây ra. Dựa theo lý luận trong Phật giáo, giấc mộng gây ra bởi tà niệm chính là do “lục thức”: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gây nên. Sáu loại giác quan này đều thuộc về lại cảm ứng ngắn ngủi, dễ hiểu. Loại cảm ứng này giống như suy nghĩ vô tình, không bao hàm hung cát thực sự.
Nói thí dụ như, bạn ban ngày có phát sinh tranh chấp với một người, nội tâm bứt rứt khó chịu. Buổi tối bạn đi ngủ, trong giấc mộng lại gặp gỡ, hơn nữa lại cùng người kia cãi lộn, thậm chí đã động thủ với đối phương. Loại mộng này chính là do nhãn thức mà gây nên, thuộc về những suy nghĩ tà vạy trong nội tâm của bạn, không có chứa đựng bất kỳ thiên cơ nào cả.
4. Mộng thấy điềm xấu
Ở trong mộng nếu gặp phải những điềm báo tốt xấu điển hình, không cần phải giải mộng. Đương nhiên, có một số ít người vì muốn “đào thoát” số trời, miễn cưỡng đi xem bói, cuối cùng khi đã linh nghiệm, cũng chỉ biết chấp nhận số trời đã định.
Trong “Mộng chiêm dật chỉ” thời nhà Minh có nêu một ví dụ, theo “Tả truyện” ghi lại, có một người tên là Thanh Bá, trong mộng đi qua sông Hoàn Thủy, được ăn toàn châu báu ngọc ngà, kỳ lạ hơn là ở trong mộng lại vừa khóc vừa ca.
Thanh Bá vốn rất giỏi thuật giải mộng, sau khi tỉnh lại, biết là điềm xấu, trong tâm sợ hãi nhưng cũng đành an phận. Bởi nếu vì cầu được tâm lý yên ổn, liền miễn cưỡng cho là điều tốt, kết quả sẽ chỉ làm người ta thất vọng. Bởi vì dựa theo thuật giải mộng, đây thực sự là điềm báo về cái chết, cảnh trong mộng chính là nghi thức đưa tiễn linh hồn người chết, điềm báo hung này không cần nói cũng biết.
5. Giấc mộng tuy có kết thúc, nhưng sau khi tỉnh dậy lại quên phân nửa
Điều này không khó lý giải, có một số người mỗi ngày đều nằm mơ, nhưng sau khi tỉnh dậy lại quên hết, hoặc chỉ có thể nhớ lại một số tình tiết hỗn độn. Đối với loại tạp mộng này cũng không cần giải đoán, bởi vì thiên cơ đã bị nhiễu loạn, dù có giải được, cũng sẽ không còn chính xác nữa.
Tuệ Tâm biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét