Sự nhận thức theo nhiều kiểu đa dạng như thế chứng tỏ rằng tất cả cái thấy do nghiệp đều là ảo tưởng; vì nếu một chất mà có thể được thấy ra nhiều cách như thế, thì làm sao có thứ gì thực sự có được một thực hữu nội tại? Và nó cũng cho ta thấy rằng có thể một vài người cảm thấy thế giới này là thiên đường, vài người khác cho là địa ngục.
Giáo pháp chỉ ra có ba loại thấy: “Cái thấy bất tịnh do nghiệp” của phàm phu; “Cái thấy do trảinghiệm tu tập,” mở ra cho những người hành thiền, mà là con đường siêu việt; và “Cái thấy thanh tịnh” của những bậc giác ngộ. Một vị Phật hay người đã giác ngộ, sẽ thấy thế giới này toàn hảo một cách tự nhiên, một cảnh giới hoàn toàn thanh tịnh sáng chói. Vì đã tịnh trừ những nguyên nhân gây nên cái thấy đầy nghiệp chướng, nên các Ngài thấy mọi sự trong vẻ thiêng liêng bản nguyên giản đơn của nó.
Sở dĩ thấy mọi sự quanh ta theo kiểu chúng ta thấy bây giờ, là vì chúng ta luôn luôn củng cố kinh nghiệm về thực tại bên trong và bên ngoài cùng một cách ấy đời này sang đời khác, và điều này đưa ta đến nhận thức sai lầm rằng cái gì ta trông thấy là thực hữu một cách khách quan. Kỳ thực, khi ta đi sâu hơn vào sự tu tập, ta dần biết cách kết nối với những nhận thức cố chấp của ta. Mọi khái niệm sai lầm của chúng ta về thế giới, về vật chất và về chính chúng ta, đều được tịnh hóa, và một cái thấy hoàn toàn mới, gần như thiên nhãn mở ra.
Với phần đông chúng ta, nghiệp và những cảm xúc tiêu cực cứ ngăn che chúng ta không cho thấy bản chất nội tại tự nhiên của mình, và bản chất sự vật. Kết quả là chúng ta bám lấy hạnh phúc và đau khổ cho là thực có, và một cách vô minh ta cứ tiếp tục gieo hạt giống cho đời sau của ta. Những hành nghiệp cứ trói buộc chúng ta vào chu kỳ tiếp nối của sinh tử bất tận. Chúng ta đang sống như thế nào bây giờ sẽ ảnh hưởng đến tương lai ta.
Đấy là lý do cấp thiết khiến chúng ta phải chuẩn bị để gặp gỡ cái chết với thái độ tỉnh thức, để chuyển hóa nghiệp vị lai của ta, tránh cái thảm kịch cứ bị rơi trở lại vào trong vô minh vọng tưởng và lập lại chu kỳ sống chết khổ nhọc. Cuộc đời này là thời gian và nơi chốn duy nhất cho chúng ta chuẩn bị, và chúng ta chỉ có thể thực sự chuẩn bị nhờ tu tập tâm linh. Đức Liên Hoa Sinh dạy rằng:
Khi Bardo đời này xuất hiện với ta.
Ta sẽ từ bỏ lười biếng vì cuộc đời ngắn ngủi
Đi vào con đường thấy, nghe, nghĩ, quán tưởng không xao lãng
Lấy tâm và nhận thức làm con đường, để thực hiện ba thân: tâm giác ngộ.
Bây giờ một khi ta đã được thân người
Không có thì giờ cho tâm lang thang trên đường nữa.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét