Cõi trời

Thầy có nghĩ rằng thầy sẽ lên cõi trời khi thầy chết không?

Prem Pramod,

Không có cõi trời ở bất kì đâu, nó là ở đây. Nó bao giờ cũng ở đây, nó không bao giờ ở kia. Nó bao giờ cũng là bây giờ, nó không bao giờ lúc khác. Chính ý tưởng về cõi trời ở đâu đó khác - ở kia, lúc khác - là một chiến lược của tâm trí để lừa bạn, để giữ bạn dốt nát về cõi trời đang bao quanh bạn mọi khoảnh khắc.
Sự tồn tại không biết tới quá khứ, không biết tới tương lai. Thời gian duy nhất sự tồn tại biết là bây giờ, và thiền nhân phải đi vào ‘tính bây giờ’ này của mọi thứ. Đây là cõi trời. Chính khoảnh khắc này chúng ta đang ở trong nó. Bạn không nhận biết, tôi nhận biết về nó. Đó là khác biệt duy nhất: bạn ngủ, tôi thức. Nhưng chúng ta tồn tại trong cùng không gian. Không có đâu mà đi!
Câu chuyện kinh thánh nói Thượng đế trở nên giận với Adam và Eve và tống họ ra khỏi Vườn Eden. Điều đó là không thể được - vâng, ngay cả với Thượng đế điều đó cũng là không thể được. Họ nói Thượng đế là toàn năng, nhưng có giới hạn cho sự toàn năng nữa. Chẳng hạn, ngài không thể làm cho hai cộng với hai thành năm được. Ngài không thể tống bất kì ai ra khỏi thiên đường được vì duy nhất thiên đường tồn tại; nó đồng nghĩa với bản thân sự tồn tại.
Vậy điều phải đã xảy ra là: Adam và Eve sau khi ăn quả của tri thức trở thành tâm trí. Khi bạn ăn quả của tri thức bạn trở thành tâm trí, bạn đánh mất sự hồn nhiên của bạn, bạn trở thành thông thái. Và tri thức dẫn bạn ra khỏi bây giờ sang lúc khác, sang cái ở kia. Tâm trí bao giờ cũng ở đâu đó khác Adam và Eve phải đã rơi vào giấc ngủ.
Một cách siêu hình rơi vào giấc ngủ nghĩa là trở thành tâm trí. Và trở thành vị Phật, người thức tỉnh, trở thành Christ là đi ra ngoài tâm trí, đi ra ngoài tri thức và lại trở thành hồn nhiên. Đó là toàn thể giả kim thuật của thiền.
Tôi không bị đồng nhất với tâm trí chút nào nữa, cho nên không có vấn đề về bất kì cõi trời nào ở bất kì chỗ nào khác. Kinh sách tôn giáo đầy về nó. Họ thậm chí còn cho bạn bản đồ - cõi trời ở đâu, bao xa, làm sao đi tới đó, đường nào phải đi qua, hướng dẫn nào cần nghe theo: Christ, Mohammed, Phật. Và họ cũng làm cho bạn rất sợ rằng nếu bạn không đạt tới cõi trời bạn sẽ rơi vào địa ngục.
Cõi trời không tồn tại mà địa ngục cũng không tồn tại; chúng chỉ có trong tâm lí của bạn. Khi bạn được hài hoà về tâm lí với sự tồn tại, khi bạn im lặng, bạn ở trong cõi trời. Khi bạn bị rối loạn, khi bạn mất im lặng, bạn bị sao lãng và có những gợn sóng và gợn sóng trong cái hồ tâm thức của bạn và mọi phẩm chất tựa gương của tâm thức bị mất, bạn ở trong địa ngục.
Địa ngục đơn giản có nghĩa là mất hài hoà bên trong bạn - bên trong bạn và với sự tồn tại nữa. Khoảnh khắc bạn hài hoà với bản thân bạn và với sự tồn tại - và chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền - lập tức bạn ở trong cõi trời. Cõi trời và địa ngục không có tính địa lí.
Cho nên, Pramod này, 
điều thứ nhất cần nhớ là: không có cõi trời, không có địa ngục với tôi. Chúng biến mất khoảnh khắc tôi trở nên không bị đồng nhất với tâm trí.
Thứ hai: người ta không bao giờ sinh và không bao giờ tử; cả hai là ảo tưởng. Chắc chắn nó dường như là vậy, nhưng nó dường như là vậy chỉ giống như con rắn dường như là dây thừng khi bạn không thể thấy được rõ ràng. Có thể màn đêm đang buông xuống, mặt trời đã lặn, và bạn đang trên con đường tối, và đột nhiên bạn trở nên sợ rắn. Nhưng chỉ có dây thừng nằm đó. Đem chút ánh sáng tới - chỉ một chiếc nến là được - và con rắn không còn được tìm thấy nữa. Nó không bao giờ có đó ngay chỗ đầu tiên.
Sinh là ảo tưởng như rắn được thấy trong dây thừng; và nếu sinh là ảo tưởng, tất nhiên tử là ảo tưởng. Bạn không bao giờ được sinh và bạn không bao giờ chết. Bạn chắc chắn đi vào trong một thân thể - đó là việc sinh - và một ngày nào đó bạn rời khỏi thân thể - đó là điều bạn gọi là tử - nhưng khi có liên quan tới bạn, bạn đã có trước việc sinh của bạn và bạn sẽ có sau cái chết của bạn.
Sinh và tử không giới hạn cuộc sống của bạn; đã từng có nhiều sinh và nhiều tử. Sinh và tử chỉ là những chương hồi nhỏ trong cái vĩnh hằng của cuộc sống của bạn, và khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết về cái vĩnh hằng này - cái tên khác cho bây giờ, cái vô thời gian này - mọi sợ, mọi lo âu về chết lập tức bay hơi hệt như giọt sương bay hơi trong ánh mặt trời buổi sáng sớm.
Cho nên điều thứ hai, Pramod này: Tôi sẽ không chết. Chắc chắn, một ngày nào đó tôi sẽ rời khỏi thân thể này - thực ra tôi đã rời bỏ nó hai mươi nhăm năm trước rồi. Không còn bất kì kết nối nào với thân thể. Tôi chỉ là khách, tôi không sở hữu nó. Tôi không còn là một phần của nó, nó không còn là một phần của tôi. Chúng tôi là cùng nhau, và theo thuật ngữ thân thiện - không có đối kháng, tôi kính trọng nó vì nó cho tôi chỗ trú ngụ - nhưng không có chiếc cầu nào. Thân thể ở kia, tôi ở đây, và giữa hai điều này có khoảng hở.


Từ "Thiền: Thú vị, Sức sống, Phấn khởi và Sinh động
Osho

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét