Bỏ qua những tranh luận của một số tác giả viết về tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn qua thi tài diễn Nôm trác tuyệt của Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm, nhiều thập niên trước 1975 … Có nhiều khi tôi tự hỏi “nếu bà Đoàn Thị Điểm không diễn nôm Chinh Phụ Ngâm thì tác phẩm thi văn này có được nhiều người biết và mộ chuộng trong kho tàng gìn vàng, giữ ngọc danh tiếng quốc gia không…” ? Chỉ cần đọc hai câu thơ mở đầu Chinh Phụ Ngâm nguyên tác từ Hán văn theo thể thơ tứ ngôn của tác giả Đặng Trần Côn và biệt tài diễn Nôm của bà Đoàn Thị Điểm cũng đủ cho chúng ta nhận biết giá trị và tìm đâu có ai hơn Bà chứ !
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
(Chinh Phụ Ngâm – Đặng Trần Côn)
Hồng nhan đa truân
(Chinh Phụ Ngâm – Đặng Trần Côn)
Diễn Nôm:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
(Chinh Phụ Ngâm – Đoàn Thị Điểm)
Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm hiệu Hồng Hà đã chiếm địa vị tôn kính trong Văn Học Sử Việt Nam và đặc biệt tuy dưới thời Quân Chủ phong kiến, bà là một nữ sĩ tài danh đã vượt trội đã góp tinh hoa cho nền văn học nước nhà với nhiều tác phẩm phong phú tài tình, đã kinh qua thời gian dài nhiều thế kỷ chưa bị phai mờ theo tính cách đào thải vô thường của vạn pháp biến thiên và tính vô tình của thế thái nhân tình.
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
(Chinh Phụ Ngâm – Đoàn Thị Điểm)
Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm hiệu Hồng Hà đã chiếm địa vị tôn kính trong Văn Học Sử Việt Nam và đặc biệt tuy dưới thời Quân Chủ phong kiến, bà là một nữ sĩ tài danh đã vượt trội đã góp tinh hoa cho nền văn học nước nhà với nhiều tác phẩm phong phú tài tình, đã kinh qua thời gian dài nhiều thế kỷ chưa bị phai mờ theo tính cách đào thải vô thường của vạn pháp biến thiên và tính vô tình của thế thái nhân tình.
-THÂN THẾ:
Theo tài liệu Văn Học Sử, bà Đoàn Thị Điểm sinh năm Ất Dậu (1705 theo Tây lịch), nguyên là họ Lê, tới đời thân phụ của bà thì đổi thành họ Đoàn, nguyên quán ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh. Cha là Đoàn Doãn Nghi đậu Hương Cống, sau hỏng thi Hội ông mở lớp dạy học và mất năm 1729 khi bà được 25 tuổi. Mẹ là ái nữ của vị quan võ họ Vũ. Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm rất xinh đẹp, phong cách thanh tao với đầy đủ cả tứ đức công, dung, ngôn, hạnh. Ngay từ thuở niên thiếu, cô Đoàn Thị Điểm đã tỏ nét hương sắc tinh anh, dung nhan xinh đẹp diễm kiều, phong cách đoan trang thanh tao, nói lời chân tình văn hoa, thái độ khiêm tốn lịch sự… Vì thế cô thiếu nữ họ Đoàn đã nổi danh rất sớm. Khi nữ sĩ tròn 16 tuổi, quan Thượng Thư Lê Anh Tuấn xin đưa về làm dưỡng nữ, Ông nhận thấy nữ sĩ có văn tài đặc biệt và nhan sắc nên có ý định tiến vào cung chúa Trịnh. Nhưng nữ sĩ không ưng thuận và xin về lại nhà, rồi theo cha tới làng Lạc Viên, huyện Yên Kinh, tỉnh Nghệ An mở trường dạy học và cũng không ngừng đèn sách sôi kinh, nấu sử cùng quán xuyến việc nhà.
Tuy có tài sắc vẹn toàn, nhưng đường tình duyên của bà lận đận như “trời xanh ganh ghét má hồng” ? Thật sự là ở bối cảnh ở thôn quê nghèo khó thời bấy giờ có ít vương tôn công tử, nam nhân cao sang thanh lịch trú ngụ, còn kẻ thôn dã thì không xứng duyên đôi phu thê nên khi thân phụ qua đời, nữ sĩ đã tới tuổi 25 xem như đã lỡ thời thành gia thất. Sau khi an táng cha tại quê nhà, nữ sĩ cùng với mẹ tới sống với bào huynh ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên làm nghề dạy học. Tại nơi này vốn là nơi gần đất kinh kỳ, phố thị phồn thịnh có đông người sinh sống khá giả, tình trạng dân trí cao và là vùng xuất phát nhiều nhân tài hơn chốn làng quê thôn dã… Do vậy, có nhiều nam nhân khoa bảng, học thức thanh lịch như tiến sĩ Nhữ Ngọc Toản, tiến sĩ Nguyễn Công Thái đều làm chức Thượng Thư cầu hôn với nữ sĩ, nhưng “bà” không nhận lời.
Thời gian không bao lâu sau thì anh trai của bà qua đời, bà lại phải thay anh quản chuyện gia đình. Bà hành nghề Đông Y bốc thuốc trị bệnh tại bản làng để lo sinh kế cho mẹ già và vợ góa đàn con côi của người anh... ! Từ đó, trách nhiệm đè nặng trên đôi vai gánh vác việc nhà, bà không màng tới chuyện duyên nợ ba sinh hương lửa. Tuy tuổi đời qua tháng năm lỡ thời xuân, nhưng danh tiếng của bà thêm sáng rạng, vẫn có nhiều nam nhân có danh phận quyền cao, chức trọng tới vấn danh xin hỏi cưới, trong số có người thuộc họ Chúa là Bình Trung Công đã nhiều lần tới nạp sính lễ hỏi cầu hôn, nhưng bà vẫn thối thác. Cũng có kẻ cậy quyền thế định cưỡng hôn bà, nhưng bà quyết liệt để thoát. Sau những sự việc trải qua này… Người ta lại càng hiểu tánh khí, tiết hạnh của bà phú quí không ham mê trọng vọng, nghèo khó vẫn an nhiên tự tại là sĩ khí của hạng “phượng hoàng bất như ô tuế”. Thời gian sau, bà nhận lời vào cung dạy học cho cung nữ.
Thời gian không bao lâu sau thì anh trai của bà qua đời, bà lại phải thay anh quản chuyện gia đình. Bà hành nghề Đông Y bốc thuốc trị bệnh tại bản làng để lo sinh kế cho mẹ già và vợ góa đàn con côi của người anh... ! Từ đó, trách nhiệm đè nặng trên đôi vai gánh vác việc nhà, bà không màng tới chuyện duyên nợ ba sinh hương lửa. Tuy tuổi đời qua tháng năm lỡ thời xuân, nhưng danh tiếng của bà thêm sáng rạng, vẫn có nhiều nam nhân có danh phận quyền cao, chức trọng tới vấn danh xin hỏi cưới, trong số có người thuộc họ Chúa là Bình Trung Công đã nhiều lần tới nạp sính lễ hỏi cầu hôn, nhưng bà vẫn thối thác. Cũng có kẻ cậy quyền thế định cưỡng hôn bà, nhưng bà quyết liệt để thoát. Sau những sự việc trải qua này… Người ta lại càng hiểu tánh khí, tiết hạnh của bà phú quí không ham mê trọng vọng, nghèo khó vẫn an nhiên tự tại là sĩ khí của hạng “phượng hoàng bất như ô tuế”. Thời gian sau, bà nhận lời vào cung dạy học cho cung nữ.
Thời chúa Trịnh Giang năm 1939, tình hình đất nước suy bại, dân chúng loạn lạc nổi lên khắp nơi. Bà phải đem gia đình về cư ngụ ở xã Chương Dương phía bên kia sông Nhị. Bấy giờ bà đã 35 tuổi và vẫn lại hành nghề Y chẩn mạch, bốc thuốc trị bệnh cho dân chúng và vẫn thi thố văn tài cho đời biết ta, nhưng hiềm vì luật triều đình quân chủ phong kiến hữu lậu đã không cho giới nữ ứng thí, bà đành phải nối nghiệp thân phụ và bào huynh mở trường dạy học cho sĩ tử học mưu cầu đạt bảng vàng công danh rạng rỡ. Dân chúng nghe danh tài, sở học uyên bác của bà nên có rất nhiều người tìm tới xin học, trong số học sinh có nhiều hiển đạt như Đào Duy Doãn đã thi đậu Tiến Sĩ. Danh tiếng của bà thêm tỏa sáng và vì thế có rất nhiều sĩ tử, các bậc thanh văn, khoa bảng thành danh tìm tới đàm luận, thử tài trí thức uyên thâm và bái phục văn tài của bà.
Trong số có người xin vấn danh kết hôn mặc dù bà đã 37 tuổi quá thời xuân lâu lắm rồi …! Mãi sau bà mới ưng thuận nhận lời cầu hôn của ông Nguyễn Kiều người làng Phú Xá, nổi tiếng có sở học nhân tài và thi đậu Tiến Sĩ năm 21 tuổi, làm quan tới chức Thị Lang được cử đi sứ sang Trung Quốc. Ông tao nhã và phải vất vả cầu hôn nhiều lần với bà, nhưng bà vẫn từ chối. Bà than rằng:” Khi còn trẻ ta mong đợi kẻ xứng tầm tới cầu hôn, trải qua hơn 20 năm rồi… Chung qui, ta không quan tâm tới việc ấy nữa. Ta từng tự bảo rằng hạng tài tử giai nhân từ xưa vẫn hiếm; chi bằng ta rửa sạch lòng trần, an nhàn nuôi lấy khí chất thanh bình an lạc. Vì vậy ta đã thôi nghĩ đến việc vợ chồng từ lâu. Người này lại đem việc hôn nhân làm ta phiền não “ !
Bà vẫn quyết không màng tới việc nhân duyên sắc cầm hòa hiệp. Nhưng thân mẫu của bà và những người thân tình, học trò rất năng nỗ tán thành và khích lệ bà ưng chịu lời cầu hôn của ông Nguyễn Kiểu. Sau cùng bà nhận lời kết hôn và làm vợ ông vào cuối năm Nhâm Tuất (1742). Một tháng sau thì ông Nguyễn Kiều phải lên đường đi sứ sang Trung Quốc, cho tới 3 năm sau mới trở về sum họp gia đình. Mùa hè năm Mậu Thìn, ông được lệnh vào trấn Nghệ An và không may cho bà bị bệnh cảm hàn nguy kịch, thuốc thang chạy chữa vô hiệu quả. Bà mất vào ngày 11 tháng 9 năm Mậu Thìn (1748) thọ 44 tuổi. Nguyễn Kiều vô cùng thương tiếc vợ, làm lễ thành phục, sáng chiều trai đàn cúng tế với bài điếu văn:
Trong số có người xin vấn danh kết hôn mặc dù bà đã 37 tuổi quá thời xuân lâu lắm rồi …! Mãi sau bà mới ưng thuận nhận lời cầu hôn của ông Nguyễn Kiều người làng Phú Xá, nổi tiếng có sở học nhân tài và thi đậu Tiến Sĩ năm 21 tuổi, làm quan tới chức Thị Lang được cử đi sứ sang Trung Quốc. Ông tao nhã và phải vất vả cầu hôn nhiều lần với bà, nhưng bà vẫn từ chối. Bà than rằng:” Khi còn trẻ ta mong đợi kẻ xứng tầm tới cầu hôn, trải qua hơn 20 năm rồi… Chung qui, ta không quan tâm tới việc ấy nữa. Ta từng tự bảo rằng hạng tài tử giai nhân từ xưa vẫn hiếm; chi bằng ta rửa sạch lòng trần, an nhàn nuôi lấy khí chất thanh bình an lạc. Vì vậy ta đã thôi nghĩ đến việc vợ chồng từ lâu. Người này lại đem việc hôn nhân làm ta phiền não “ !
Bà vẫn quyết không màng tới việc nhân duyên sắc cầm hòa hiệp. Nhưng thân mẫu của bà và những người thân tình, học trò rất năng nỗ tán thành và khích lệ bà ưng chịu lời cầu hôn của ông Nguyễn Kiểu. Sau cùng bà nhận lời kết hôn và làm vợ ông vào cuối năm Nhâm Tuất (1742). Một tháng sau thì ông Nguyễn Kiều phải lên đường đi sứ sang Trung Quốc, cho tới 3 năm sau mới trở về sum họp gia đình. Mùa hè năm Mậu Thìn, ông được lệnh vào trấn Nghệ An và không may cho bà bị bệnh cảm hàn nguy kịch, thuốc thang chạy chữa vô hiệu quả. Bà mất vào ngày 11 tháng 9 năm Mậu Thìn (1748) thọ 44 tuổi. Nguyễn Kiều vô cùng thương tiếc vợ, làm lễ thành phục, sáng chiều trai đàn cúng tế với bài điếu văn:
Ô hô ! Hỡi nàng !
Huệ tốt, lan thơm.
Phong tư lộng lẫy, cử chỉ đoan trang
Nữ đức trọn vẹn, tài học ngỏ ngàn
Giáo mác, ấy bàn luận; gấm vóc, ấy văn chương.
Nữ trung, rất hiếm có như nàng
(ngưng trích đoạn Văn Tế)
Huệ tốt, lan thơm.
Phong tư lộng lẫy, cử chỉ đoan trang
Nữ đức trọn vẹn, tài học ngỏ ngàn
Giáo mác, ấy bàn luận; gấm vóc, ấy văn chương.
Nữ trung, rất hiếm có như nàng
(ngưng trích đoạn Văn Tế)
Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm mất đi, đã để lại cho Nguyễn Kiều và các văn nhân, thi sĩ, bậc thanh văn đương thời nhiều nỗi tiếc thương ! Nhưng với hậu thế và Văn Học Việt Nam, Nữ Sĩ đã để lại rất nhiều tác phẩm Hán văn và chữ Nôm (Quốc Ngữ) giá trị, tiêu biểu như tuyệt tác phẩm diễn nôm Chinh Phụ Ngâm lừng lẫy còn lưu lại tới ngày nay trong kho báu Văn Học Sử Việt Nam.
-NỮ SĨ ĐOÀN THỊ ĐIỂM TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ:
Bà Đoàn Thị Điểm sinh vào cuối thời Trịnh xứ đàng ngoài – Nguyễn xứ đàng trong phân tranh từ năm 1627 – 1775 thời gian trải dài tới 148 năm lịch sử huynh đệ tương tàn, bì oa chử nhục, tình hình đất nước loạn ly với 8 trận chiến khốc liệt đã xảy ra trong giai đoạn này… Tới đời chúa Trịnh Giang (1729 – 1740), bấy giờ nữ sĩ Đoàn Thị Điểm trưởng thành. Tại triều đình chúa giết vua và sát hại đại thần trung chính, lại nhũng lạm tài sản quốc gia, ăn chơi xa hoa phung phí, bỏ mặc dân tình khốn khổ điêu linh, nên giặc giã nổi dậy khắp nơi: ở Hải Dương có Nguyễn Cừ, Võ Trác Oanh, Nguyễn Tuyển nổi lên; tại Sơn Nam có Võ Đình Dung, Hoàng Công Chất nổi dậy; ở Sơn Tây có Nguyễn Diên, Nguyễn Danh Phương, Tế Bồng nổi lên; vùng biển có Nguyễn Hữu Cầu; xứ Thanh Nghệ có Lê Duy Mật nổi dậy… chống phá khắp nơi với danh nghĩa “Phù Lê Diệt Trịnh” và đám thổ phỉ địa phương họp bè đảng cướp phá xóm làng không kể xiết …
Do vậy, chúa Trịnh không những chỉ chiến đấu với chúa Nguyễn xứ đàng trong không thôi, mà còn phải đương đầu với những thế lực nội loạn trong xứ đàng ngoài này. Vì thế, dân tình tại miền Bắc đương thời khốn khổ vô cùng… ! Chính bởi bối cảnh loạn lạc, binh lửa bất an triền miên này đã khiến cho Đặng Trần Côn cảm tác mà viết nên áng thơ Chinh Phụ Ngâm bằng Hán văn và sau đó có vài tác giả đã diễn Nôm (Việt ngữ), song tác phẩm Chinh Phụ Ngâm qua thi tài của Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm thật là tuyệt tác.
Do vậy, chúa Trịnh không những chỉ chiến đấu với chúa Nguyễn xứ đàng trong không thôi, mà còn phải đương đầu với những thế lực nội loạn trong xứ đàng ngoài này. Vì thế, dân tình tại miền Bắc đương thời khốn khổ vô cùng… ! Chính bởi bối cảnh loạn lạc, binh lửa bất an triền miên này đã khiến cho Đặng Trần Côn cảm tác mà viết nên áng thơ Chinh Phụ Ngâm bằng Hán văn và sau đó có vài tác giả đã diễn Nôm (Việt ngữ), song tác phẩm Chinh Phụ Ngâm qua thi tài của Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm thật là tuyệt tác.
Với bối cảnh xã hội, đất nước nhiễu nhương như thế, cho chúng ta nhận thấy bà đã sinh sống trong giai đoạn lịch sử chiến tranh loạn lạc, đương nhiên tác động và ảnh hưởng tới cuộc đời của bà… Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh đó như khúc sông dậy sóng trường giang đã làm nổi bật giá trị của con thuyền thân thế và bản lãnh tay chèo vững chắc tài hoa của bà, một người phụ nữ Việt sáng danh trong dòng sinh mệnh văn hiến Việt Nam.
-HÀNH TRẠNG VÀ ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ VIỆT QUA CHÂN DUNG NỮ SĨ ĐOÀN THỊ ĐIỂM DƯỚI THỜI QUÂN CHỦ PHONG KIẾN:
Bà Đoàn Thị Điểm chỉ là một cô gái sinh trưởng trong gia đình Nho giáo ở làng quê, cha mẹ của bà cũng không phải là lớp người phú gia hay quan chức quyền thế. Do vậy, cuộc sống của bà cũng giống như số đông phụ nữ thường dân thôn dã đang thời. Vì thế, chúng ta có có thể lấy đó làm tiêu biểu để nhận xét về địa vị xã hội của người phụ nữ Việt lúc bấy giờ.
Bà mồ côi cha khi ở lứa tuổi trưởng thành, bà cùng với mẹ già ở chung với anh là Đoàn Doãn Luân mở trường dạy học tại huyện Đường Hào, rồi người anh mất sớm, bà phải một mình làm cột trụ gia đình nuôi nấng mẹ già, chị dâu và đám cháu côi cút. Như vậy, bà nghiễm nhiên trở thành gia trưởng gánh vác tất cả trách nhiệm nặng nề là mưu sinh cho gia đình, phụng dưỡng mẹ già, giúp chị dâu nuôi dưỡng, dạy dỗ các cháu. Bà đã hoàn thành trọng trách người gia trưởng tốt đẹp trong thời buổi rất khó khăn ngoài xã hội loạn lạc.
Bà là một nhà Nho có sở học tinh thông Y Lý Số và nhờ vậy bà đã mạnh dạn làm Thầy Thuốc chữa bệnh cứu người và làm phương tiện sinh nhai. Đây là một nghề cao quí của bậc sĩ hữu học và đức độ được mọi người kính trọng trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ và thường là do nam giới đảm trách. Trong Y thuật phải tinh thông nhân tướng, quan sát khí sắc, chẩn mạch để nhận biết bệnh chứng, trạng thái hư thật loại nào là cần phải đồng trị dỵ bệnh hoặc dỵ bệnh đồng trị, thực hư hàn hỏa nội nhiệt, địa lý tứ thời bát tiết gây bệnh và am tường tính lý thảo mộc, ngũ vị gia gia giảm để thay thế loại thảo dược không thể có được và dụng dược trị bệnh sao cho hiệu quả … đòi hỏi rất nhiều sở học Y - Lý - Số và sự tín nhiệm bởi tài năng chữa lành cho dân chúng thì mới hành nghề Thầy Thuốc được dài lâu. Như thế, bà đã tạo cho mình địa vị xã hội được tôn trọng như nam giới quả thật là không dễ ở đang thời.
Bà làm nghề Đông Y Sư để sinh sống và nuôi đủ gia đình, nhưng cũng chính bởi thế mà tài văn chương của bà không có dịp thi thố với đời và nay bà đã 35 tuổi tự vấn thân:” … Ta xem qua các chuyện nữ giới ngày xưa nhận thấy không thiếu kẻ có tài học, nhưng không thấy ai mở trường dạy học trò, ta phải làm việc này …” !
Bà quyết định mở trường thu nhận học sinh. Giới sĩ tử nghe tiếng sở học tinh hoa văn tài, thông bác kinh sử của bà từ lâu nên tới theo học rất đông. Đây không phải là chuyện đơn giản vì tuy dân tộc Việt ta có Hai Bà Trưng và các nữ tướng soái dưới trướng cầm quân quật khởi đánh dẹp giặc Hán ra khỏi bờ cõi và cởi ách đô hộ ngàn năm, Bà Triệu lẫm liệt trên lưng chiến tượng, chỉ huy quân Nam Việt đương đầu với đại quân Đông Ngô để cứu dân lành và còn biết bao vị Anh Thư nước Việt đã uy dũng chiến đấu không thua các bậc trượng phu “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” trên chiến trường để bảo quốc, an dân…
Nhưng các triều đình nước Việt ta cứ mãi u mê theo văn hóa Trung Hoa, nhất nhất tổ chức hệ thống triều chính cai trị dân, chế độ chuyên chế học thuật và thi cử y cứ theo nhà Hán… Do vậy, giới phụ nữ bị xem nhẹ và không được ứng thí làm quan, đóng góp tài năng cho quốc gia. Quan niệm tiến thân chỉ ở “tiến vi quan, thối vi sư” lấy làm mục đích của giáo dục… Vì thế, bà Đoàn Thị Điểm tự mạnh dạn tin vào tài trí Văn học của bản thân mà dám vượt qua những định kiến, thành kiến cổ hủ của xã hội đang thời mà mở trường dạy học là một nghề rất cao quí. Chúng ta đã thấy bà hành nghề Đông Y Sư tốt đẹp và làm Thầy dạy học có nhiều nho sinh là học trò của bà hiển đạt khoa cử tiến sĩ.
Bà quyết định mở trường thu nhận học sinh. Giới sĩ tử nghe tiếng sở học tinh hoa văn tài, thông bác kinh sử của bà từ lâu nên tới theo học rất đông. Đây không phải là chuyện đơn giản vì tuy dân tộc Việt ta có Hai Bà Trưng và các nữ tướng soái dưới trướng cầm quân quật khởi đánh dẹp giặc Hán ra khỏi bờ cõi và cởi ách đô hộ ngàn năm, Bà Triệu lẫm liệt trên lưng chiến tượng, chỉ huy quân Nam Việt đương đầu với đại quân Đông Ngô để cứu dân lành và còn biết bao vị Anh Thư nước Việt đã uy dũng chiến đấu không thua các bậc trượng phu “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” trên chiến trường để bảo quốc, an dân…
Nhưng các triều đình nước Việt ta cứ mãi u mê theo văn hóa Trung Hoa, nhất nhất tổ chức hệ thống triều chính cai trị dân, chế độ chuyên chế học thuật và thi cử y cứ theo nhà Hán… Do vậy, giới phụ nữ bị xem nhẹ và không được ứng thí làm quan, đóng góp tài năng cho quốc gia. Quan niệm tiến thân chỉ ở “tiến vi quan, thối vi sư” lấy làm mục đích của giáo dục… Vì thế, bà Đoàn Thị Điểm tự mạnh dạn tin vào tài trí Văn học của bản thân mà dám vượt qua những định kiến, thành kiến cổ hủ của xã hội đang thời mà mở trường dạy học là một nghề rất cao quí. Chúng ta đã thấy bà hành nghề Đông Y Sư tốt đẹp và làm Thầy dạy học có nhiều nho sinh là học trò của bà hiển đạt khoa cử tiến sĩ.
Là bậc thầy Nho gia ngày xưa, họ có sở học, kiến văn tinh thông khoa Đông – Y – Lý – Số và tuy bà không lấy Lý Số làm kế sinh nhai. Nhưng cần lý giải cho những sự việc cần phải biết trong nghi vấn để góp thêm cho nhận xét thực tế và quyết định chọn phương thức, giải pháp cho sự việc, bà đã nhiều lần xử dụng tài độn giáp, dịch lý là môn học hiểu bản thể nguyên uyên, cách vật trí tri để tránh tai họa cho bản thân và gia đình… Năm 1739, khi giặc giã nổi lên khắp nơi, bà bấm độn biết được làng Vô Ngại nơi bà đang sinh sống sẽ thành chiến địa, nên bà dọn nhà qua bên kia sông Nhị, về ở xã Chương Dương để cho gia đình được an toàn. Quả thật ít lâu sau, làng Vô Ngại gặp tai họa chiến tranh hoang tàn.
Vào mùa Hè năm 1748, bà và phu quân đang đàm luận về văn chương thi phú tại tư thất, bấy giờ có cơn gió mạnh thổi tung mành cửa, bụi bay mờ mịt… Bà nhận biết điềm lạ và bấm quẻ độn rồi nói với chồng:
Bắc khuyết vân bình chiêu thiếp thụy
Nam thùy xuân vũ trước quân ân.
Nam thùy xuân vũ trước quân ân.
Nghĩa:
Cửa bắc xe mây điềm thiếp rõ
Bờ nam mưa ấm tỏ ơn vua.
Bà biết là điềm báo sinh mệnh của bà sắp tận số, nhưng phu quân của bà sắp được thăng chức và sẽ đổi vào phía Nam. Ông không có kiến thức nhiều về khoa huyền học, nên muốn bà giải thích cho tường tận, nhưng bà không nói thêm. Mấy ngày sau, ông nhận được lệnh triều đình vào trấn nhậm Nghệ An. Ông muốn bà cùng đi theo, bà thối thác, viện cớ bận việc nhà không muốn đi cùng. Ông cố nài nỉ, bà biết khó cải số trời nên bất đắc dĩ đi với ông.
Một hôm khi thuyền đậu nơi bến đền Sòng, mọi người trên thuyền đã an giấc, bà còn chong đèn đọc sách rồi thiu thiu ngủ, bà thoát nghe trong không gian có tiếng chuông khánh, mùi hương lạ lan tỏa trong khoang thuyền, bà biết đó là điềm tốt báo cho biết bà sẽ từ biệt thế gian, thật ứng với câu thơ “Bắc khuyết vân bình chiêu thiếp thụy” tức ứng vào vận mệnh của bà. Quả nhiên, sau đó bà bị cảm hàn, khi thuyền tới Nghệ An mấy ngày sau thì bà qua đời như điềm đã báo trước.
Khi còn tại thế bà Đoàn Thị Điểm đã từng nắm giữ những trách nhiệm thật nặng nề: Bà gánh vác nhiệm vụ làm gia trưởng, làm thầy thuốc, làm thầy dạy học và làm vợ một quan nhân. Tất nhiên, dưới thời phong kiến, bà đảm nhận những trọng trách mà người đời thường khó kham được nếu không có khả năng hiểu biết tầm cao và tinh thần trách nhiệm hơn người.
Làm người gia trưởng là đại diện cho gia đình quán xuyến mọi việc trong nhà, giao tiếp với xã hội mà thiệp thế không phải dễ trong thời loạn lạc, bà đã chu toàn và còn làm rạng danh gia tộc, làm lương y cứu nhân độ thế, chỉ cần một sai lầm có thể làm nguy hại tới sinh mệnh bệnh nhân ! Bà đã hành Y cứu chữa bệnh thời gian dài với hiệu quả tốt lành, như thế chứng tỏ kiến thức ý lý và tài y thuật của bà thật tinh thông, sâu rộng không phải ở tầm cỡ thường y.
Bà có thể truyền thụ Y khoa và Văn tài cho môn sinh và đào tạo ra những nhân tài có khả năng nắm giữ rường mối quốc gia. Ở thời đại của bà, tất cả những vị thế và trọng trách trong guồng máy triều chính và xã hội đều dành riêng cho nam giới nắm giữ. Tuy vậy, đương nhiên trách nhiệm càng cao thì địa vị xã hội càng được tôn trọng quí mến ! Ngoài một số ít thuộc giới giai cấp quí tộc, còn lại đại đa số quần chúng đều chấp nhận nấc thang giá trị căn cứ theo việc làm có học thức là Sĩ và lao động Nông - Công – Thương. Trong Sĩ bao gồm cả Nho – Y – Lý – Số và nghành nghề dạy học, thầy thuốc, coi địa lý phong thủy đều đòi hỏi sự thông minh, học lực kinh thư cổ kim, trí thức và kiến thức uyên bác, tâm thức bác ái, cao thượng… Do vậy, bậc Sĩ được người đời tôn trọng.
Bà Đoàn Thị Điểm xuất thân trong một gia đình Nho học bình thường, lại sinh trưởng trong giai đoạn lịch sử chiến nạn loạn lạc liên miên. Tuy có tài trí hơn người, bà đã đảm nhiệm những trọng trách nặng nề cao quí nhất trong xã hội một cách thành công. Chính bà đã đưa địa vị xã hội của người Phụ Nữ Việt lên ngang hàng với nam giới. Đương nhiên, chúng ta phải biết rằng ở thời đại 4 thế kỷ qua, được như thế thì tài trí của bà phải hơn hẳn nam nhân. Bà Đoàn Thị Điểm thật là một nhân tài quí hiếm của nước Việt.
Làm người gia trưởng là đại diện cho gia đình quán xuyến mọi việc trong nhà, giao tiếp với xã hội mà thiệp thế không phải dễ trong thời loạn lạc, bà đã chu toàn và còn làm rạng danh gia tộc, làm lương y cứu nhân độ thế, chỉ cần một sai lầm có thể làm nguy hại tới sinh mệnh bệnh nhân ! Bà đã hành Y cứu chữa bệnh thời gian dài với hiệu quả tốt lành, như thế chứng tỏ kiến thức ý lý và tài y thuật của bà thật tinh thông, sâu rộng không phải ở tầm cỡ thường y.
Bà có thể truyền thụ Y khoa và Văn tài cho môn sinh và đào tạo ra những nhân tài có khả năng nắm giữ rường mối quốc gia. Ở thời đại của bà, tất cả những vị thế và trọng trách trong guồng máy triều chính và xã hội đều dành riêng cho nam giới nắm giữ. Tuy vậy, đương nhiên trách nhiệm càng cao thì địa vị xã hội càng được tôn trọng quí mến ! Ngoài một số ít thuộc giới giai cấp quí tộc, còn lại đại đa số quần chúng đều chấp nhận nấc thang giá trị căn cứ theo việc làm có học thức là Sĩ và lao động Nông - Công – Thương. Trong Sĩ bao gồm cả Nho – Y – Lý – Số và nghành nghề dạy học, thầy thuốc, coi địa lý phong thủy đều đòi hỏi sự thông minh, học lực kinh thư cổ kim, trí thức và kiến thức uyên bác, tâm thức bác ái, cao thượng… Do vậy, bậc Sĩ được người đời tôn trọng.
Bà Đoàn Thị Điểm xuất thân trong một gia đình Nho học bình thường, lại sinh trưởng trong giai đoạn lịch sử chiến nạn loạn lạc liên miên. Tuy có tài trí hơn người, bà đã đảm nhiệm những trọng trách nặng nề cao quí nhất trong xã hội một cách thành công. Chính bà đã đưa địa vị xã hội của người Phụ Nữ Việt lên ngang hàng với nam giới. Đương nhiên, chúng ta phải biết rằng ở thời đại 4 thế kỷ qua, được như thế thì tài trí của bà phải hơn hẳn nam nhân. Bà Đoàn Thị Điểm thật là một nhân tài quí hiếm của nước Việt.
Hãy nhìn lại địa vị xã hội của người phụ nữ Việt Nam qua các thời đại phong kiến, thường thì chúng ta có nhận xét chung chung, phiến diện không chính xác lắm do ảnh hưởng của định kiến, thành kiếp bởi nhiều lớp sóng quá khứ lầm tưởng và sai lạc chồng chất. Địa vị của phụ nữ Trung Hoa từ thời phong kiến rất thấp và ngày nay cũng chưa được mấy tốt hơn ! Những quan niệm như: Nam quí nữ tiện, trọng nam khinh nữ, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô… có xuất xứ tại xã hội phong kiến Trung Quốc chứ không có trong xã hội Việt Nam, tuy có bị ảnh hưởng vì ngàn năm Bắc thuộc, trong đó các quan lại người Trung Hoa tìm cách đồng hóa dân tộc Việt, nhưng tất cả các cố gắng đó đều hầu như thất bại.
Dân Việt vẫn là một khối thuần nhất, với đặc tính văn hóa riêng, tiếng nói riêng dù xưa kia vẫn mượn chữ Hán nho để viết chữ, giữ phong tục, tập quán, y phục riêng… Dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, tiếp thu văn hóa Trung Hoa có chọn lựa, đãi lọc và tuyển dụng ngỏ hầu làm phong phú thêm cho văn hóa Việt Nam. Do vậy, những quan niệm về địa vị thấp kém của phụ nữ trong văn hóa Trung Hoa không thực sự có trong xã hội Việt Nam. Người phụ nữ Việt trong gia đình, ngoài xã hội luôn có một vai trò, địa vị xứng đáng và được tôn trọng như nam giới. Trường hợp của bà Đoàn Thị Điểm tuy hiếm quí, nhưng không phải là ngoại lệ và bất cứ người phụ nữ tài trí nào cũng có đầy đủ cơ hội tiến thân và thành đạt.
Dân Việt vẫn là một khối thuần nhất, với đặc tính văn hóa riêng, tiếng nói riêng dù xưa kia vẫn mượn chữ Hán nho để viết chữ, giữ phong tục, tập quán, y phục riêng… Dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, tiếp thu văn hóa Trung Hoa có chọn lựa, đãi lọc và tuyển dụng ngỏ hầu làm phong phú thêm cho văn hóa Việt Nam. Do vậy, những quan niệm về địa vị thấp kém của phụ nữ trong văn hóa Trung Hoa không thực sự có trong xã hội Việt Nam. Người phụ nữ Việt trong gia đình, ngoài xã hội luôn có một vai trò, địa vị xứng đáng và được tôn trọng như nam giới. Trường hợp của bà Đoàn Thị Điểm tuy hiếm quí, nhưng không phải là ngoại lệ và bất cứ người phụ nữ tài trí nào cũng có đầy đủ cơ hội tiến thân và thành đạt.
Hãy nhìn lại lịch sử Việt Nam về Võ nghiệp như “Võ thét uy hùng dẹp bốn phương”: Cách nay 2000 năm, hai Bà Trưng đã là người phụ nữ tiền phong đứng lên tranh đấu cho sự độc lập của dân tộc, giành lại quyền tự chủ của đất nước, rồi tới 200 năm sau lại có bà Triệu cầm quân đánh đuổi giặc Đông Ngô xâm lăng nước Việt… Các vị Anh Thư này có đại chí, đại dũng, đại từ ái thương dân như con đẻ và xem thân mình “nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây” đều vì tình cảnh dân chúng lầm than, bị ô nhục kiếp nô lệ mà tự đứng lên cầm quân chống lại bạo quyền, bảo quốc an dân… Chứ họ không giống như Lã Hậu nhà Hán, Võ Tắc Thiên nhà Đường, Từ Hi nhà Thanh hoặc Cleopatra của Ai Cập xuất thân là cung phi được vua sủng ái, công chúa vương quyền, hoàng hậu được vua yêu thương rồi sau đó dùng sắc đẹp quyến rũ, mưu sâu, gian kế liên hiệp với gian thần để lên nắm giữ quyền hành, thỏa mãn tham vọng cá nhân, thụ hưởng vật chất xa hoa …!
Về Văn Nghiệp như “Văn dìu cánh phượng yên trăm họ”: Chúng ta có những văn tài như bà Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, bà Hồ Xuân Hương, bà Ngọc Hân Công Chúa, bà Nguyễn Thị Bích Câu… những người đã tô điểm cho Văn Học Sử Việt Nam nhiều nét son đặc biệt, quí bậc nữ lưu này đã làm rạng danh phụ nữ Việt Nam.
Ngày nay chúng ta nhìn lại địa vị xã hội của người phụ nữ Việt qua chân dung Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm để thấy và minh chứng rằng trong dòng lịch sử của dân tộc, người phụ nữ Việt Nam đã có địa vị xứng đáng tôn kính với giá trị mà họ đã thật sự đóng góp tài hoa trong lịch sử tiến hóa của dân tộc. Dân Việt tôn vinh hai bà Trưng, bà Triệu, bà Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, bà Hồ Xuân Hương, bà Ngọc Hân … là chúng ta tôn vinh người phụ nữ Việt Nam, sự tôn vinh đó chính đáng và công bình. Rồi đây trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, người phụ nữ Việt Nam sẽ còn đóng góp nhiều hơn nữa, vì trong đại đa số phụ nữ Việt chúng ta đều thấy tiềm ẩn hình bóng, tinh thần Võ công của bà Trưng, bà Triệu, Văn thánh của bà Đoàn Thị Điểm và nhiều Bà nữa…
(trịnh khải hoàng – mùa Xuân Việt Nam – 2022)
Nguồn: Ngocbao.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét