Thiện và ác

Phật nói:
Có mười điều được mọi người coi là thiện, và mười điều là ác.
Chúng là gì?
Ba trong số đó thuộc vào thân, bốn điều thuộc vào khẩu, và ba điều thuộc vào ý.
Ba điều ác thuộc vào thân là: giết người, trộm cướp và tà dâm.
Bốn điều thuộc vào khẩu là: phỉ báng, nguyền rủa, dối trá và nịnh bợ.
Ba điều thuộc vào ý là: ghen tị, giận dữ và si mê.
Tất cả những điều này đều chống lại đạo thiêng liêng, và do đó chúng là ác.


Hãy nhìn vào sự khác biệt. Phật nói chúng chống lại đạo thiêng liêng. Nếu bạn làm mười điều này bạn sẽ khổ, bạn sẽ liên tục trong đau đớn, lo âu, phiền não. Khó có người bạo hành mà lại không khổ. Nếu bạn giết ai đó bạn sẽ còn trong khổ. Trước khi bạn giết bạn sẽ trong khổ, khi bạn giết bạn sẽ trong khổ, và sau khi bạn đã giết bạn sẽ trong khổ. Sự huỷ diệt không thể đem lại hạnh phúc được; huỷ diệt là ngược lại với luật sáng tạo.
Luật sáng tạo là mang tính sáng tạo. Cho nên Phật nói nếu bạn mang tính huỷ diệt thì bạn sẽ khổ. Nếu bạn ghen tị, si mê, cạnh tranh, tham vọng, ghen tuông, sở hữu thì bạn sẽ trong khổ. Tiêu chí duy nhất để biết cái gì sai là: bất kì cái gì làm cho bạn khổ.
Bây giờ điều này là thái độ rất khác. Không phải thượng đế nói, “đừng làm điều này”; không phải là có mười lời răn... Phật cũng nói có mười điều cần tránh, nhưng không phải là có bạo chúa, ai đó độc tài, ai đó như Adolf Hitler hay Joseph Stalin ngồi đó trên ngai vàng và ra lệnh, “làm cái này và không làm cái kia.” Không có ai cả. Chính bạn quyết định.
Phật cho bạn một tiêu chí: bất kì cái gì đem tới khổ đều sai. Ông ấy không nói nó là tội lỗi. Hãy tìm sự nhấn mạnh. Ông ấy nói nó đơn giản sai - cũng như hai cộng với hai không phải là năm. Nếu bạn cộng hai với hai thành năm, không ai sẽ nói rằng bạn đã phạm phải tội lỗi. Nó đơn giản là sai, sai lầm.
Theo thuật ngữ Phật giáo không có gì giống như tội lỗi cả; chỉ có sai lầm, lầm lỗi. Không có kết án. Bạn có thể sửa lỗi, bạn có thể sửa sai lầm. Nó là đơn giản. Bạn có thể để hai cộng với hai thành bốn, khoảnh khắc bạn hiểu ra.
Tất cả những điều này đều chống lại đạo thiêng liêng, và do đó chúng là ác.
Không có lí do khác cho chúng là ác, đơn giản bởi vì chúng tạo ra khổ cho bạn. Thực tế, bạn tạo ra nó bằng việc theo nó. Nếu bạn không muốn bị khổ, thế thì hãy tránh những điều này.
Khi những điều ác này không được thực hiện, có mười hành vi thiện.
Và điều này là rất có ý nghĩa. Hãy lắng nghe câu này lần nữa:
Khi những điều ác này không được thực hiện, có mười hành vi thiện.
Phật không nói về hành vi tốt. Ông ấy nói nếu bạn không làm mười điều này, bạn sẽ trong hài hoà với cái toàn thể, với luật, và bất kì cái gì sẽ xảy ra thì cũng đều tốt.
Thiện không phải là điều người ta cần làm. Thiện là khi bạn không là người làm; khi bạn đang trong buông bỏ với cái toàn thể, đi cùng luật, cùng dòng sông, thế thì thiện xảy ra. Thiện không phải là hành động. Bây giờ không có tội, chỉ có lỗi. Và không có đức hạnh, không yếu đuối, chỉ hành vi tốt xảy ra khi bạn đã buông xuôi bản thân mình.
Cho nên Phật nói hãy tránh hành vi xấu, những điều ác. Ông ấy không nói thực hành điều thiện, ông ấy đơn giản nói hãy tránh cái sai và bạn sẽ đi tới hài hoà với cái toàn thể, bạn sẽ trở thành hài hoà với luật, và thế rồi bất kì cái gì xảy ra cũng đều tốt.
Thiện giống như sự mạnh khoẻ. Không ốm, thế thì bạn mạnh khoẻ. Hãy tránh ốm yếu, có vậy thôi, và bạn sẽ mạnh khoẻ. Nếu bạn đi tới bác sĩ và bạn hỏi ông ấy định nghĩa về mạnh khoẻ là gì, ông ấy sẽ không thể nào định nghĩa nổi nó. Ông ấy sẽ nói, “Tôi không biết. Tôi chỉ có thể chẩn đoán bệnh tật của ông. Tôi có thể cho thuốc chữa bệnh. Khi bệnh đã biến mất thì ông sẽ mạnh khoẻ và thế thì ông có thể biết mạnh khoẻ là gì.”
Cùng điều đó cũng là thái độ của Phật. Phật hay tự gọi mình là lương y, một vaidya, một bác sĩ. Ông ấy hay nói về bản thân mình, “Ta chỉ là thầy chữa, lương y. Các ông tới ta, ta chẩn đoán bệnh cho các ông, ta kê thuốc. Khi bệnh biến mất, bất kì cái gì còn lại, cái đó là sự hiện diện của mạnh khoẻ.”
Khi những điều ác này không được thực hiện, có mười hành vi thiện.
Cho nên ông ấy không cho bạn kỉ luật tích cực để mà theo, chỉ là một hiểu biết phủ định. Hãy cố gắng hiểu, để cho lỗi này không bị phạm phải, để cho bạn trở nên hài hoà với cái toàn thể.
Hài hoà là hạnh phúc, và hài hoà là thiên đường. Và hài hoà xảy ra chỉ khi bạn trong hoà hợp với cái toàn thể. Hiện hữu cùng cái toàn thể là hiện hữu linh thiêng.

(Trích từ "Kỉ luật của siêu việt - Tập 1")
Tác giả: Osho 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét