Một hôm có người khách đến xin Sư chỉ dẫn cho ở đâu có Kinh Pháp Hoa để thỉnh. Sư ngạc nhiên hỏi:
- Thế còn Kinh Pháp Hoa của ông đâu?
۞
Lời góp ý:
“Nhất thiết Tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ” - tất cả Kinh điển đều như ngón tay chỉ mặt trăng. Chấp lầm ngón tay là mặt trăng thì chẳng bao giờ thấy được mặt trăng thật.
Kinh điển thường dùng biểu tượng ẩn dụ để chỉ bày chân lý. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mượn tên Hoa Sen để chỉ sự tròn đầy tánh tướng thể dụng của tự tánh mỗi người . Trong các phẩm của Kinh lại mượn nhiều biểu tượng và ẩn dụ để “khai thị” cho chúng ta “ngộ nhập Phật tri kiến”. Vậy Kinh “Pháp Hoa văn tự”không phải là Kinh “Pháp Hoa tự tánh”. Người xem Kinh“Pháp Hoa văn tự” phải biết giải mã các biểu tượng và ẩn dụ thành Kinh “Pháp Hoa tự tánh”.Thí dụ trong phẩm Hiện Bảo Tháp :
Phật Đa Bảo: thực tánh Pháp.
Tháp Đa Bảo: thực tướng Pháp.
Phật Thích Ca: sự thể hiện Phật tri kiến.
Hiện giữa hư không: vô ngã, tánh không .
Phật Đa Bảo ngồi trong Tháp Đa Bảo: thực tánh ở trong thực tướng.
Phật Thích Ca cùng ngồi một bảo tòa với Phật Đa Bảo: Phật tri kiến và thực tánh pháp là một.
28 phẩm trong Kinh “Pháp Hoa văn tự” đều chỉ mô tả cảnh thuyết pháp và ngầm gợi ý chứng minh, chỉ bày đâu là Kinh Pháp Hoa thật, đồng thời kín đáo hướng dẫn cách ngộ nhập Kinh Pháp Hoa thật đó.
Người biên chép, đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa cứ tưởng là biên chép, giảng nói“Kinh Pháp Hoa văn tự” mà quên rằng “biên chép, đọc tụng, giảng nói” chính là thực hành Phật tri kiến trên tự tánh mình vậy.
Thiền Tông cũng dạy người ta “đọc tụng” Kinh Pháp Hoa bằng cách :
Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.
“Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” tức là phải lìa “Kinh Pháp Hoa văn tự” bằng cách “y nghĩa bất y ngữ” hoặc phải biết cách đọc “ý tại ngôn ngoại”.
“Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” tức là phải đọc thẳng vào “Kinh Pháp Hoa tự tánh” để trực ngộ sự thật.
Vậy làm thế nào để có thể thực sự “biên chép, đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa tự tánh”? Kinh điển Nguyên Thủy dạy rất rõ ràng rằng chúng ta chỉ cần tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác đối với thực tại hiện tiền, có như thế chúng ta mới thấy đúng (như thị) tánh, tướng, thể, dụng, tác, nhân, quả, duyên, báo và bản lai diện mục toàn diện của Pháp.
Thấy Pháp như thị sinh, trụ, dị, diệt, thành, trụ, hoại, không, vị ngọt, sự nguy hại mà không thủ không xả, đó chính là Chánh Biến Tri, là sử dụng Phật Tri Kiến đối với tự tánh Pháp (sabhàvadhammo) vậy.
Tiếc rằng người ta chỉ biết đi tìm Kinh Pháp Hoa văn tự mà bỏ quên Kinh Pháp Hoa tự tánh vẫn luôn luôn hiện hữu trong đời sống mỗi người!
Trích: Vi Tiếu
Tỳ kheo Viên Minh
Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn
Trả lờiXóa