Người thông minh đối xử với người họ không thích như thế nào?

Trong một thế giới hoàn mỹ, mọi người đều cư xử với nhau bằng sự tử tế, tốt bụng, chu đáo, quan tâm, hào phóng và hơn cả thế nữa. Mọi người sẽ luôn hưởng ứng lời nói đùa của chúng ta và ngược lại ta cũng vậy. Chúng ta cùng nhau tạo bầu không khí thân ái, nơi chẳng có ai đau khổ, lo lắng hay nói xấu nhau cả.

Tuy nhiên, thực tế chúng ta không sống trong thế giới hoàn mỹ đó. Một số người luôn khiến chúng ta khó chịu và chúng ta (phải thừa nhận rằng) cũng tạo ra một vài điều khó chịu không kém. Những người khiến chúng ta không hài lòng như vô tâm, thô lỗ hay thâm hiểm trong tính cách, cật vấn động lực của chúng ta, hay không hưởng ứng lời nói đùa của chúng ta nhưng muốn lời nói đùa của bản thân được hưởng ứng.
Bạn rất muốn cảm thấy thoải mái với những người lúc nào cũng làm mất lòng bạn hoặc ai đó bạn luôn tránh dùng bữa cùng. Nếu bạn học cách yêu mến với mỗi người mà bạn gặp bạn sẽ cảm thấy điều đó có thể thực hiện được.
Theo Robert Sutton (chuyên gia về khoa học quản lý của Đại học Standford), không bao giờ có thể, ngay cả trong trường hợp lý tưởng nhất, bạn xây dựng được một đội ngũ bao gồm toàn bộ những cá nhân mà bạn yêu mến.
Đó là lý do vì sao những người thông minh tạo một khoảng cách với những người mà họ không thích.

Sau đây là cách mà họ thực hiện:


1. Họ chấp nhận rằng họ không cần phải yêu quý tất cả mọi người

Thỉnh thoảng chúng ta bị mắc kẹt trong ý nghĩ rằng chúng ta là những người tử tế. Chúng ta cho rằng sẽ yêu thích tất cả mọi người mà chúng ta tiếp xúc – ngay cả khi việc đó sẽ không xảy ra. Một điều không thể tránh được là chắc chắn bạn sẽ gặp phải những người khó tính, những người mà trái với những gì bạn hình dung. Người thông minh biết rõ điều này. Họ cũng nhận thức được rằng tranh cãi hay bất đồng ý kiến là do khác nhau về quan điểm.
Những người mà bạn không thích thực chất không phải người xấu. Lý do bạn không hòa hợp với họ là vì bạn có những quan điểm khác họ, và chính sự khác nhau đó tạo ra việc phán xét. Một khi bạn chấp nhận rằng không phải tất cả mọi người sẽ yêu quý bạn và bạn cũng sẽ không yêu quý tất cả mọi người do khác biệt quan điểm, thì sự nhận thức này có thể giúp bạn kiểm soát được cảm xúc trong mọi tình huống. Điều này có thể cải thiện mối quan hệ tốt hơn đồng thuận với bất đồng.

2. Họ chịu đựng (không phải lảng tránh hay xua đuổi) những người mà họ không thích

Thực sự là bạn có thể khép nép trước sự chỉ trích, chẳng cười nổi trước lời nói đùa tệ hại của ai đó hay lắc đầu ngán ngẩm trước hành động ve vãn các cô gái mọi lúc của một anh chàng. Cảm giác không có thiện cảm với một ai đó chẳng phải là điều tệ nhất. Sutton cho rằng: “Trong công việc, tỏ ra yêu quý những người bạn quản lý quá nhiều là vấn đề lớn hơn so với việc yêu quý họ vừa phải.”
Sutton nói thêm: “Bạn cần những người có quan điểm trái ngược và không e ngại tranh luận. Họ là những người ngăn không cho tổ chức thực hiện những điều ngớ ngẩn.” Việc này có thể không dễ dàng, nhưng hãy chịu đựng họ. Những người này thường xuyên thử thách và khiêu khích chúng ta, giúp chúng ta nhận thức được những điều mới bên trong bản thân và thúc đẩy cả nhóm tới thành công. Hãy nhớ rằng, bạn cũng không phải là người hoàn hảo, mọi người cũng đang phải chịu đựng bạn.

3. Họ đối xử lịch sự đối với những người họ không thích

Bất kể cảm xúc của bạn với mọi người như thế nào, mọi người sẽ hòa hợp với chính thái độ và hành vi của bạn, họ sẽ phản chiếu ngược lại bạn. Nếu bạn thô lỗ với họ, họ sẽ không lịch thiệp mà sẽ cũng đối xử với bạn thô lỗ tương tự. Do đó, việc bạn cần làm là duy trì sự đúng mực, vô tư và điềm tĩnh.
Ben Dattner (nhà tâm lý học tổ chức, tác giả của The Blame Game) cho rằng: “Trau dồi một khuôn mặt ngoại giao là khá quan trọng. Bạn cần có khả năng hành xử một cách chuyên nghiệp và tích cực.” Theo cách này bạn sẽ không cảm thấy phải hạ mình trước cấp bậc của một ai hoặc bị ảnh hưởng bởi hành động của họ.

4. Họ kiểm soát sự kỳ vọng của bản thân

Không có gì bất thường khi con người có những kỳ vọng không thực tế về người khác. Chúng ta mong người khác hành xử như chúng ta nghĩ, hoặc nói những điều chúng ta sẽ nói trong trường hợp nhất định. Tuy nhiên, đấy là điều phi thực tế. Alan A. Cavaiola (giáo sư tâm lý học của Đại học Monmouth ở West Long Branch, New Jersey) cho rằng: “Con người có những đặc điểm cá nhân đã ăn sâu mà sẽ định hình cách họ hành xử. Mong đợi người khác hành xử như bạn muốn là đẩy bản thân đến sự chán nản và thất vọng.”
Nếu một người mỗi lần đều tạo cho bạn cảm giác giống hệt nhau, hãy điều chỉnh lại kỳ vọng của bạn cho phù hợp. Theo cách này, bạn sẽ có sự chuẩn bị tâm lý và hành vi của họ sẽ không khiến bạn phải bất ngờ. Người thông minh luôn hành động như vậy. Họ không bao giờ ngạc nhiên trước những hành vi của những người mà họ không ưa.

5. Họ hướng vào nội tâm và tập trung vào bản thân

Không quan trọng bạn cố gắng thế nào, một vài người có thể vẫn sẽ khiến bạn bực mình và khó chịu. Học cách kiểm soát sự lo lắng của bản thân như thế nào khi ai đó làm bạn khó chịu là rất quan trọng. Thay vì nghĩ về người khác khó chịu ra sao, hãy tập trung vào lý do tại sao bạn lại phản ứng như cách mà bạn đã làm. Đôi khi, những điều chúng ta không thích ở người khác lại luôn là những điều chúng ta không thích ở bản thân mình. Bên cạnh đó, họ không tạo ra “nút khởi động” sự khó chịu của bạn, họ chỉ góp phần kích hoạt nó.
Xác định những “nút khởi động” sự khó chịu có thể khá phức tạp đối với cảm xúc của bạn. Tuy nhiên, sau đó bạn có thể đoán trước, làm dịu lại hoặc thậm chí thay đổi cách hành xử của bản thân. Nhớ rằng dễ dàng để thay đổi quan điểm, thái độ và hành vi của bản thân hơn là yêu cầu ai đó trở thành một con người khác.

6. Họ dừng lại và hít thở sâu

Theo Kathleen Bartle (nhà tư vấn giải quyết xung đột) có một số tính cách của các cá nhân có thể luôn khiến bạn khó chịu. Có thể đó là những đồng nghiệp của bạn, những người thường xuyên trễ hạn công việc hay những anh chàng thường xuyên nói những câu đùa tẻ nhạt. Quan sát để nhận ra những gì làm bạn khó chịu và những ai có thể kích hoạt “nút khởi động” của bạn. Theo cách đó, Bartle cho rằng bạn có thể chuẩn bị cho những điều khó chịu sẽ xảy đến lần sau.
Bartle nói: “Nếu có thể dừng lại và kiểm soát được bản thân khỏi hóoc môn adrenaline gia tăng trong não, bạn sẽ có khả năng giao tiếp tốt hơn và vượt qua phán xét.” Hít sâu và tạm thời dừng hành động của mình lại cũng có thể giúp bạn bình tĩnh và tránh cho bạn phản ứng quá mạnh, do đó cho phép bạn có thể tiếp tục hành xử với một tâm trí thoải mái.

7. Họ bày tỏ những nhu cầu của bản thân

Nếu một người chỉ trích bạn không ngớt, hãy điềm tĩnh cho họ thấy rằng cách cư xử hoặc phong cách giao tiếp của họ có vấn đề với bạn. Hãy tránh những cách nói kết tội mà thay vào đó hãy sử dụng công thức “Khi bạn…tôi cảm thấy…” Ví dụ, Cacaiola khuyên bạn nói với người đó rằng: “Khi anh cắt ngang lời tôi nói trong những lần họp, tôi cảm thấy như anh không coi trọng những đóng góp của tôi.” Sau đó, dừng lại và chờ câu trả lời của họ.
Bạn có thể thấy họ không nhận ra bạn chưa kết thúc bài nói, hoặc những đồng nghiệp hứng thú với ý kiến của bạn và cô/anh ấy đã quá hào hứng thảo luận.

8. Họ tạo khoảng cách với những người họ không thích

Nếu tất cả các cách trên đều không hiệu quả, người thông minh cho phép bản thân tạo một khoảng cách giữa bản thân với những người mà họ không thích. Đối với công việc, bạn có thể chuyển sang phòng ban khác hoặc ngồi tạị một chỗ khác nơi cuối bàn họp. Với một khoảng cách nhỏ, bạn sẽ có tầm nhìn và sự thấu cảm hơn, bạn có thể trở lại và tương tác với những người bạn thích và không thích mà không e ngại.
Dĩ nhiên, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta có thể ước không phải đối mặt với những người mà ta không thích. Nhưng đáng tiếc rằng, tất cả đều biết cuộc sống sẽ không luôn như những gì chúng ta mong đợi.

Lưu Hạnh (Theo Lifehack)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét