KIẾN THỨC DÀNH CHO CƯ SĨ TRONG VIỆC CÚNG DƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN CHO HỢP LUẬT

Không đặt tiền trực tiếp vào bình bát chư tăng khi quý ngài đi bát vì bình bát rất cao quý, bậc xuất gia là người từ bỏ nhà đi xuất gia trong Phật giáo trở thành vị Sadi, vị Tỳ khưu, đều là những bậc có đời sống không nhà (anāgāriya) hằng ngày nuôi mạng bằng cách đi khất thực, duy trì sinh mạng để hành phạm hạnh cao thượng, đồng thời cho chúng sinh có cơ hội tốt để tạo phước thiện bố thí, gieo duyên lành, giống tốt nơi phước điền chư Đại đức Tăng, Do vậy, tuyệt đối cấm kị đặt tiền vào bình bát quý sư.

Không dâng tiền trực tiếp để chư tăng chạm vào, có thể cúng dường tứ vật dụng hợp luật dùng tiền thay thế, bốn món vật dụng hợp luật gồm: Chỗ ở, Vật Thực, Thuốc Men & Y Phục, hoặc tác bạch cúng dường chung những món vật dụng cần thiết như phương tiện đi lại...nhưng phải tác bạch đúng và chuyển số tịnh tài đó tới người kapiya (người hộ độ chư tăng giữ trong trường hợp đã biết người kapiya là ai, nếu không biết thì có thể hỏi: "Thưa ngài/sư, xin cho con hỏi ai là Kapiya của sư ạ? - sau khi đã biết người hộ tăng là ai thì tác bạch như sau:
" Thưa Ngài, vui lòng nhận của con việc cúng dường những vật dụng cần thiết hợp pháp của vị tỳ khưu trị giá ( . . . dollar, . . . ) bất cứ khi nào Ngài muốn hay
-“ Con đã gửi cho kappiya của Ngài vật dụng cần thiết hợp pháp của vị tỳ khưu trị giá ( . . .dollar, . . .) Ngài vui lòng hỏi người ấy vật dụng cần thiết hợp pháp của vị tỳ khưu khi nào Ngài cần , muốn “. Nếu việc cúng dường diễn ra đúng như vậy, việc cúng dường là hợp pháp và được nhận không quá giá trị đã được cúng dường.

1) Những nhân tố quyết định của Giáo Pháp:

“ Vinayo nāma Sasanassa āyu “ có nghĩa : Vinaya là nhân tố quyết định của Giáo pháp.” Điều này đã được các vị đại trưởng lão tuyên bố rõ ràng vào các kỳ kết tập của Phật giáo. Như vậy chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng rất lớn của Vinaya trong Giáo pháp. Theo Vinaya, các vị tỳ kheo không được phép nhận tiền , vàng , bạc dưới mọi hình thức, theo mọi cách. Tuy vậy, Đức Phật cho phép việc nhận vật chất, những thứ cần thiết trích từ tiền , vàng , bạc.

2) Việc xảy ra trong thời Đức Phật còn tại thế:
Lần nọ, một quý ông đứng đắn tên Manicuḷaka hỏi Đức Phật xem thử việc ông ta tuyên bố trong một buổi họp rằng:” Các vị tỳ khưu không nên nhận tiền cúng dường.” đúng hay không? Đức Phật trả lời :” Này trưởng lão, quả thật những gì ông tuyên bố là đúng đắn. Các vị tỳ khưu không nên nhận tiền. Nếu tiền là hợp lệ, được cho phép cũng như cho phép hưởng thọ ngũ dục ( bao gồm việc có vợ và con ). Người nào nhận tiền , vàng , bạc không phải là một vị tỳ khưu thật sự : người ấy không được xem là người con của thái tử dòng họ Sakya (Đức Phật )”.
Tuy nhiên, mái chùa bị dột nát hay những hư hại khác, do vậy, vị tỳ khưu được cho phép đắp y và đi vào trong thị trấn , làng mạc để nhận cỏ, rơm, rạ và những vật khác theo cùng cách họ được nhận đồ khất thực. Nếu lúc đó, tín chủ hiểu biết nên hỏi:” Thưa Ngài, Ngài cần gì ạ?” thì vị tỳ khưu được phép hỏi xin cỏ, tranh, rơm, rạ, . . v.v. những thứ cần thiết. Vị tỳ khưu không nên hỏi hoặc nói mé để nhận tiền , vàng , bạc. Đức Phật đã tuyên bố như vậy ( Gāmaṇi Saṁyutta Pāḷi, 509-510 )
[ Nếu trong khi đứng trước tín chủ mà họ không hỏi gì, về phần vị tỳ khưu không nên yêu cầu bất cứ thứ gì ( trừ khi vị tỳ khưu bị bệnh, vị ấy có quyền xin thuốc phù hợp để chữa bệnh của mình ). Bằng không vị ấy chỉ đơn giản đi đến và dừng lại trước nhà của tín chủ kế tiếp ].
3) Từ chối việc cúng dường tiền, vàng, bạc:
Nghĩa vụ bất cứ vị tỳ khưu nào là thể hiện rõ ràng việc từ chối nhận tiền , vàng , bạc bằng lời nói hay bằng hành động. Cũng vậy, vị tỳ khưu không nên chỉ chỗ thuận tiện , an toàn để đặt vật cúng dường này, vị ấy cũng không nên chỉ kappiya để nhận của cúng dường. Ngay cả khi một vị không có lòng mong muốn hay có ý muốn hưởng thụ của cúng dường như thế , thất bại trong việc thực hiện từ chối bằng lời nói , hành động , thái độ tương đương với phạm lỗi dukkata].
4) Những cách cúng dường tiền, vàng , bạc không thích hợp:
Những cách trình bày tác bạch việc cúng dường tiền , vàng , bạc như :
- Con, Chúng con muốn cúng dường 1.000dollar,Kyat,baht . . . hay
- Con, Chúng con muốn cúng dường 1.000dollar,Kyat,bahṭ . . . cho những vật dụng cần thiết hợp pháp . . . hay
- Con, Chúng con muốn cúng dường 1.000 vatthu hay
- Con, Chúng con muốn cúng dường 1.000 navakamma.
Những cách trình bày như vậy đều không thích hợp , hợp lệ [ngay cả khi cụm từ “những vật dụng cần thiết được xử dụng “, những cụm từ thích hợp ( đơn vị tiền bạc ) trị giá (những thứ cần thiết cho vị tỳ khưu ),( những thứ cần thiết cho vị tỳ khưu ) trị giá ( đơn vị tiền bạc ) chưa được bày tỏ, và như vậy, ám chỉ việc trực tiếp đề cập đến tiền , vàng , bạc ].
Nếu tín chủ mong muốn hộ độ Tăng Già đúng pháp và Luật, họ cần phải học và hành cách thức hợp pháp , hữu dụng để cúng dường tiền, vàng, bạc. Phải biết rằng một vị tỳ khưu, vì không biết, nhận những thứ cần thiết trích từ tiền , vàng , bạc được cúng dường không hợp lệ ( với những lời tác bạch không chính xác ), vị đó phạm những lỗi có thể đưa vị đó tái sinh vào ác đạo ( Sārattha – 3-374 ). Nên ghi chú rằng séc, thẻ tín dụng, phiếu gửi tiền, hối phiếu, sổ tiết kiệm, và số tài khoản đều được xếp vào loại tiền ,vàng ,bạc.
Do đó, tín chủ phải cẩn thận đến mức tối đa khi cúng dường những thứ cần thiết có liên quan đến tiền ,vàng ,bạc bằng ngôn ngữ, lời nói. Như vậy, không chỉ các vị tỳ khưu tránh khỏi phạm giới, mà các tín chủ còn được tận hưởng quả của việc bố thí của họ trong hiện tại cũng như trong vòng sinh tử luận hồi .,.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Biên soạn: Helen trích tổng hợp từ; 

Pháp Hành Giới Tỳ khưu hộ pháp (Dhammarakkhita bhikkhu)
Phận sự hàng ngày của người con Phật (Biên soạn: Du Tăng Giới Tịnh).

1 nhận xét: