1. Ngài Buddhaghōsa đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Phật giáo Thēravāda trong 1500 năm qua. Trước khi xem xét những Chú Giải của ông - đặc biệt là Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) - chúng ta sẽ thảo luận một số sự kiện quan trọng diễn ra trước thời ông, và tại sao ông đến Sri Lanka để soạn những Chú Giải đó.
- Các mốc thời gian lịch sử cho đến sự xuất hiện của ngài Buddhaghōsa ở Sri Lanka được đưa ra trong bài đăng trước phần này: (“Incorrect Thēravāda Interpretations – Historical Timeline).
- Tôi đã sử dụng tài liệu từ 3 nguồn tham khảo dưới đây cho bài đăng này.
2. Thứ nhất, chúng ta lưu ý rằng chỉ có A La Hán mới tham dự vào 4 cuộc Kiết tập Kinh Điển (Sangāyanā) đầu tiên, và lần thứ tư được tổ chức tại Tu viện Aluvihāra (một ngôi đền đá) gần Mātalē ngày nay ở tỉnh miền Trung Sri Lanka vào năm 29 TCN; xem, (“Preservation of the Dhamma”).
- Tam Tạng (Tipitaka) được viết xuống hoàn toàn (như hiện tại ngày nay) lần đầu tiên trong kỳ Kiết Tập thứ tư này bằng tiếng Pāli với mẫu tự Sinhala (Pāli không có bảng chữ cái riêng của nó).
- Vì vậy, điều quan trọng cần ghi nhớ ba điều: (i) Giáo pháp chính thống tồn tại vào năm 29 TCN với các vị A-la-hán cũng hoàn thành Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma Pitaka), (ii) Những gì chúng ta có trong Tam Tạng hôm nay là phiên bản này và do đó chúng ta có thể tin chắc rằng Tam Tạng thật sự là những lời dạy của Đức Phật (iii) Tam Tạng được viết bằng tiếng Pāli với mẫu tự Sinhala.
3. Thứ hai, nhiều phần của Tam Tạng ở dạng cô đọng như được thảo luận trong “Sutta - Giới thiệu” (“Sutta – Introduction”). Ngày nay, có một xu hướng dịch Kinh Tạng kiểu từng chữ một, và điều này đã dẫn đến sự nhầm lẫn nghiêm trọng và nhiều mâu thuẫn như đã thảo luận trong bài viết đó.
- Bắt đầu từ thời của Đức Phật, Các Sớ giải được viết để khai triển và giải thích các khái niệm chính trong một hình thức cô đọng được cấu trúc để truyền miệng dễ dàng. Chúng ta cần phải nhớ rằng Tam Tạng không được viết xuống trong khoảng 500 năm sau khi Phật Niết bàn, và trong suốt thời gian đó nó tồn tại trong hình thức được cấu trúc để dễ nhớ; do vậy có nhiều chi tiết bị bỏ qua.
- Ví dụ, Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhamma Cakka Pavattana sutta) mất nhiều giờ để giảng, nhưng bài kinh đã được cô đọng lại chỉ một vài trang vần. Không thể cô đọng tất cả thông tin trong một bài kinh theo kiểu khẩu truyền vào thời điểm đó. Trong những ngày đầu đó, các vị tỳ kheo giải thích chi tiết khi họ đàm luận hoặc thuyết giảng cho công chúng.
- Do đó, ngoài Tam Tạng được truyền miệng qua các thế hệ, các chi tiết cũng được truyền lại qua hình thức khẩu ngữ. Tuy nhiên, khi Phật Pháp bắt đầu suy tàn khoảng 100-200 STL, những chi tiết đó không còn được lưu truyền (không có đủ Thánh nhân (Ariyas), hoặc những người đạt được đạo quả (magga phala) giảng truyền chính xác). Tất nhiên, những câu thơ dễ nhớ của Tam Tạng được truyền đi một cách trung thực.
- “Dấu hoa thị” cuối cùng giải thích một vấn đề cốt lõi chúng ta có hôm nay. Mặc dù Tam Tạng vẫn còn nguyên vẹn đó, không có nhiều Thánh nhân trong hàng trăm năm qua để hướng dẫn các khái niệm cốt lõi trong Tam Tạng; nhưng nhờ vào trưởng lão Waharaka (Wahakara Thero) cuối cùng đã có sự thay đổi. Xem "Parinibbāna của Waharaka Thero" (“Parinibbāna of Waharaka Ther”).
4. Mặc dù một vài Chú giải đã được viết trong thời kỳ của Đức Phật bằng tiếng Pāli (Chúng ta có ba trong Tam Tạng; xem bên dưới), hầu hết chúng được viết sau này bằng tiếng Sinhala (đặc biệt là sau thời của Ngài Mahinda), khi ngôn ngữ viết trở nên phổ biến hơn.
- Tính đến thời điểm của ngài Buddhaghōsa (sau khoảng 700 năm kể từ thời của ngài Mahinda), có một số lượng lớn các Chú giải gọi là Sinhala Atthakathā, có nghĩa là “Văn bản của sự thật” (attha + kathä). Tuy nhiên, có khả năng hầu hết chúng đã bị hủy hoại khi Mahavihara (Đại Tịnh Xá) bị thiêu cháy trước khi tài liệu của ngài Buddhaghōsa đến Sri Lanka; (xem bên dưới.)
- Công việc của ngài Buddhaghōsa là dịch những tài liệu này từ Sinhala sang Pāli, nhưng thay vào đó ông chỉ thực hiện một vài Chú giải của riêng mình - đặc biệt là Thanh Tịnh Đạo - nơi ông kết hợp các tư tưởng Vệ Đà trong đó xem bên dưới.
5. Như đã đề cập trong phần # 1, một sự kiện quan trọng đã xảy ra trước khi ngài Buddhaghōsa xuất hiện ở Sri Lanka dẫn đến sự hủy hoại có thể của nhiều bản Chú giải gốc; đó là việc thành lập của Abhayagiri Vihara (Vô Úy Sơn) ở Anuradhapura vào khoảng năm 100 TCN. Điều này dẫn đến sự suy tàn của Phật pháp ở Sri Lanka, sau đó được tăng tốc bằng các văn bản Thanh Tịnh Đạo, như chúng ta thảo luận dưới đây.
- Qua nhiều thập kỷ, Abhayagiri Vihara trở thành đối thủ của Mahavihara, vốn là trung tâm của hoạt động tôn giáo kể từ ngài Ven. Mahinda (Vua Devanampiyatissa).
- Sự xuất hiện của các tu sĩ từ Pallarama ở Ấn Độ, người thuộc về nhóm Vajjiputta Nikaya, dường như đã bắt đầu sự ly khai tôn giáo giữa hai Vihara (tr. 29, Ref. 3). Bộ phái này xuất phát từ những người bị trục xuất khỏi Thēravāda bởi Trưởng lão Moggaliputta Tissa ở Kỳ Kiết tập thứ Ba.
6. Sau đó, trong thời trị vì của vua Voharaka Tissa (215-237 STL), Abhayagiri Vihara đã thừa nhận Vaitulya Pitaka. Không phải ngẫu nhiên mà đến thời điểm này PG Đại Thừa (Mahāyāna) đã trở thành thống trị ở Ấn Độ.
- Khi Mahavihara thúc giục phản đối sự phát triển mới này, Vua Voharaka Tissa bổ nhiệm bộ trưởng Kapila để điều tra, và theo lệnh của ông đốt tất cả sách Vaitulya.
- Một điểm mấu chốt cần nhớ là, “Hoạt động văn học ở Ceylon (Sri Lanka) bị suy tàn và dường như đã rơi vào tình trạng như thể đình trệ vào giữa 150 STL và 350 STL, sẽ thấy bên dưới” (Ref. 1, p. Xxiii).
7. Trong triều đại của Vua Gothabhaya (254-267 TTL), nhóm dị giáo Vaitulyan lại trổi dậy, và nhà vua lại hành động. Ông không chỉ đốt sách của họ, mà còn thích chữ (branded) lên người 60 lãnh đạo của họ và trục xuất họ.
- Những người bị trục xuất định cư tại Kavira ở Nam Ấn. Trong khi họ ở đó, có một tân tòng tên là Sangamitta gia nhập.
- Một ngày nọ trong khi tắm, Sangamitta thấy chữ thích trên lưng của những người kia và khi biết chuyện xảy ra ở Sri Lanka. Anh thề sẽ trả thù.
8. Sangamitta đến Sri Lanka, và có được sự tín nhiệm của vua Gothabhaya, người đã bổ nhiệm Sangamitta làm gia sư cho hai người con trai ông.
- Khi vua Gothabhaya qua đời, con trai lớn của ông là Jettha Tissa lên làm vua, nhưng không gắn bó nhiều với Sangamitta, vì thế Sangamitta trở về Ấn Độ. Mười bốn năm sau đó Jettha Tissa qua đời và người em trai, Mahasena, trở thành Vua.
9. Mahasena rất gắn bó với Sangamitta, và Sangamitta quyết định trở lại Sri Lanka, và nhận ra rằng thời khắc báo thù đã đến
- Theo lời khuyên của Sangamitta, Vua Mahasena đã bắt đầu một quá trình hãm hại Mahavihara và Phật pháp ở Sri Lanka nói chung. Vua cấm cấp dưỡng cho Mahavihara, và dần dần các tỳ kheo tại Mahavihara di cư đến những quốc gia khác
- Đến thời điểm này, Phật giáo ở Sri Lanka đã bị suy tàn do các yếu tố khác nữa, đó là sự gia tăng của PG Đại Thừa ở Ấn Độ. Những vị A-la-hán giờ đây hiếm hoi ở quốc đảo này và nếu có, chỉ một ít ở vùng sâu vùng xa.
10. Trong 9 năm, Sangamitta sống trong vinh quang, cướp bóc tài sản của Mahavihara, và cuối cùng đốt cháy tòa nhà bảy tầng cùng với các thư viện bên trong đó (tr. 47 của Ref. 3). Mọi người trở nên phẫn nộ bởi những gì đã xảy ra cho Mahavihara, và một cuộc nổi loạn dấy lên bởi một tướng lĩnh của vua tên là Meghavaranabhaya.
- Tuy nhiên, trước khi cuộc chiến diễn ra, viên tướng lĩnh đã có thể gặp nhà vua và giải thích lý do tại sao ông cần phải sửa đổi cho Mahavihara để phủ dụ dân chúng. Nhà vua xin lỗi và xây dựng lại Mahavihara.
- Tuy nhiên, mọi người khá tức giận với Sangamitta, và ông đã bị giết theo lệnh của hoàng hậu, có lẽ vua không biết điều này.
11. Thiệt hại cũng rồi. Người ta cũng nói rằng khi vua xây dựng lại Mahavihara, hầu hết những người ở Abhayagiri đã đến cư trú tại Mahavihara tái dựng. Do đó, khi ngài Buddhaghōsa viếng thăm Mahavihara, các tỳ khưu ở đó có thể là những người ban đầu thuộc về giáo phái Abhayagiri.
- Hơn nữa, Có thể nhiều trong số các Sinhala Atthakathā nguyên thủy đã bị phá hủy khi Mahavihara bị cháy rụi. Mặc dù các bản sao của Tipitaka ở nhiều địa điểm khác nhau rải rác khắp đất nước, người ta vẫn không biết có bao nhiêu bản sao của Atthakathā.
- Bất luận ra sao thì cũng không bản chú giải gốc Sinhala nào tồn tại hôm nay.
- PG Đại Thừa đã bắt rễ ở Ấn Độ và có thể đã góp phần cho sự suy tàn của Thēravāda ở Sri Lanka. Sanskrit trở thành “ngôn ngữ của các học giả” (với nhiều kinh điển tiếng Phạn mới được viết bởi Nagarjuna, Vasudeava v.v...) và Pāli đang thất trận, xem (“Incorrect Thēravāda Interpretations – Historical Timeline).
12. Vào thời gian ngài Buddhaghōsa đến Sri Lanka (trong triều đại của vua Mahanama giữa 412-434 TTL), có thể là một số trong những Atthakathā vẫn còn đó.
- Ven. Nyanamoli nói (p. Xviii of Ref. 1), “..Có những tài liệu tham khảo trong những tác phẩm này (của Buddhaghōsa) cho “Ancients (Porana) hay “Former Teachers (Pubbacariya)” cũng như một số Chú giải Sinhale bổ sung cho ba trong 3 chủ điểm đã dẫn ở trên. Thực tế là đủ rõ ràng rằng trọn vẹn phần thân của Chú giải đã được soạn thảo trong suốt 9 thế kỷ hoặc để tách rời Bhandantacariya Buddhaghōsa khỏi Đức Phật …” và "…phần thân của bản thảo này - người ta có thể đoán rằng số lượng của nó là rất lớn – Bhandantacariya, ngài Buddhaghōsa tự mình cải biên thành Pāli (bản thân Tam Tạng Tipitaka đã bị bỏ lại trong Pāli nguyên thủy) ... ”
- Nhân tiện, “Porāna” là một từ Sinhala (nay là Puräna), có nghĩa là cổ xưa.
- Rõ ràng, những lời giải thích chi tiết trong Atthakathā được những Phật tử còn lại ở Ấn Độ tôn kính, và như chúng ta thấy dưới đây, đây là bối cảnh ngài Buddhaghōsa đến.
- Vì vậy, có vẻ như mặc dù một số Chú giải Sinhala bị đốt cháy theo Mahavihara, vẫn còn một số ở các nơi khác và được mang trở về Mahavihara mới khôi phục.
13. Ngài Buddhaghōsa sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn, sống gần Cây Bồ Đề (Bodhi Tree) ở Ấn Độ. Ngài làu thông Tam Vệ Đà và là một học giả nổi tiếng. Ngài cải đạo sang PG nhờ tỳ kheo Revata sống trong vùng đó ở Ấn Độ.
- Luật (p. 6 của Ref. 2) viết rằng TK. Revata nói với ngài Buddhaghōsa, “..Bản Chú giải tiếng Sinhale là bản chính, do ngài Mahinda uyên thâm trước tác bằng ngôn ngữ Sinhala - người trước đây đã tham khảo Kinh điển của Đức Phật được xác nhận tại ba cuộc Kiết Tập, và các luận văn và các phản luận của ngài Sariputto và những người khác còn lưu giữ được trong tiếng Sinhale. Theo hướng đó hoàn thiện, nghiên cứu và dịch theo văn luật của Maghadhas (Pāli). Đây sẽ là một việc vô cùng lợi lạc cho toàn thế giới”. Malalasekara (p.66 của Ref 3) đưa ra một nội dung tương tự về yêu cầu đó.
- Ven. Nyanamoli cũng đưa ra một văn bản chi tiết về cách Ven. Revata chiêu nạp ngài Buddhaghōsa cho dự án trên trang xxxiv-xxv (Giới thiệu) của Ref. 1. Xem thêm, trang 31-39 của Ref. 2 và trang 64-69 của Ref. 3.
14. Vị trí quan trọng được xác nhận trong truyền thống Thēravāda trong tác phẩm của ngài Buddhaghōsa là dễ dàng thấy từ trích dẫn sau, từ Ref. 1 (tr. Xli):
- “...Giáo lý của Thēravāda Pāli truyền thống có thể được truy tìm thuận tiện trong ba cấp. (1) Thứ nhất trong số này gồm những cuốn sách chính của Tạng Kinh Pāli (2) Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma Pitaka), đáng chú ý là những cuốn sách liên quan chặt chẽ, Dhammasangayani, Vibhanga Patthana. (3). Hệ thống mà tác giả của Thanh Tịnh Đạo đã hoàn thành, hoặc được tìm thấy đã hoàn thành, và ông đã tự mình biên tập và dịch sang Pāli .. ”.
- Thậm chí ngày nay, nhiều vị Theravada chỉ sử dụng Thanh Tịnh Đạo và không bận tâm tham khảo Tam Tạng
15. Truyền thống Sinhala cho rằng sự xuất hiện của ngài Buddhaghōsa ở Sri Lanka 965 năm sau khi Phật Niết bàn, theo Malalasekara (trang 66). Điều này phù hợp với dòng thời gian trên.
- Khi đến Mahavihara ở Anuradhapura, Sri Lanka, ngài Buddhaghōsa xin tham cứu những Chú giải này từ chính quyền. Họ mới đầu đã miễn cưỡng, nhưng sau khi xác minh rằng ông thực sự là một học giả, họ đã cho ông truy cập vào các cuốn sách (Ref 1-3).
- Luật (p. 8 của Ref 2) nói, “…Kiếm một chỗ hẻo lánh tại Anuradhapura, ông đã dịch, theo các quy tắc của ngôn ngữ Maghdhas, gốc của tất cả các ngôn ngữ, toàn bộ Chú giải tiếng Sinhale (sang Pāli) ”.
16. Điều này khẳng định rằng ngài Buddhaghōsa đã "dịch Chú giải tiếng Sinhale sang Pāli" rõ ràng là không chính xác.
- Rõ ràng là ông đã kết hợp nhiều kiến thức Vệ Đà của mình (thiền định hơi thở, thiền định kasina, vv) và đưa ra những bình luận tư kiến , tôi sẽ thảo luận trong bài tiếp theo.
- Hơn nữa, trong bài tiếp theo, tôi sẽ chỉ ra những mâu thuẫn rõ ràng của Thanh Tịnh Đạo với Tam Tạng và với ba Chú giải Pāli gốc vẫn còn trong Tam Tạng
17. Luật đưa ra khẳng định thú vị sau đây (p. 38 of Ref. 2): “Công việc phiên dịch của ngài Buddhaghōsa đã hoàn thành trong ba tháng. Trong buổi Tự tứ, ông đã thông báo cho bậc trưởng thượng mình đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các vị trưởng lão rất khen ngợi ngài và đốt hết những trước tác bằng tiếng Sinhale của Mahinda.” Chúng ta có thể có hai nhận xét sau:
- Nếu thực sự công việc được hoàn thành trong ba tháng như Luật nói, ngài Buddhaghōsa rõ ràng không có thời gian để đi qua toàn bộ Chú giải tiếng Sinhalese, thậm chí chỉ một phần còn lại của nó.
- Thật khó tin rằng vị Tỳ khưu trưởng tràng đã đốt cháy những cuốn nguyên gốc. Tuy nhiên, đúng là TẤT CẢ những Chú giải Sinhalese đã bị mất sau thời của ngài Buddhaghōsa.
18. Trong bài tiếp theo trong phần này, “Buddhaghōsa’s Visuddhimagga – A Focused Analysis”, tôi sẽ thảo luận về những lý do chính tại sao Thanh Tịnh Đạo không đại diện cho Phật pháp.
- Tuy nhiên, như chúng ta đã thảo luận ở trên, tất cả các Sớ giải Sinhala đã bị mất không lâu sau khi xuất bản Thanh Tịnh Đạo, và Thanh Tịnh Đạo trở thành nguồn duy nhất để giải thích tài liệu Tam Tạng.
- Trong thực tế, nó đã phong tục hóa việc chỉ sử dụng Thanh Tịnh Đạo và thậm chí không tham khảo Tam Tạng cho đến thời gian gần đây, đặc biệt là cho đến khi "Khám phá Phật giáo" của những người châu Âu bắt đầu dịch Tam Tạng cũng như các tác phẩm của ngài Buddhaghōsa; xem chi tiết trong phần Historical Background”
19. Hơn nữa, khi người châu Âu bắt đầu phiên dịch Tam Tạng (bắt đầu với Rhys Davis và những người khác), họ đã phiên dịch từng chữ một sang tiếng Anh, một lề thói vẫn tiếp diễn đến hôm nay.
- Tuy nhiên, không phải là một ý tưởng hay ho khi dịch các kinh điển Pāli từng chữ một, và những Chú giải ban đầu đó là cực kỳ quan trọng để khai triển tài liệu Kinh Tạng. Điều này được thảo luận trong Sutta – Introduction“.
- Ngoài ra, những học giả châu Âu đầu tiên đã phạm một sai lầm lớn bằng cách dịch sai những từ Pāli “anicca” và “anatta” thành “vô thường” và “vô ngã”; xem, “Sự hiều lầm về Anicca và Anatta của Các Học Giả Châu Âu Thời Kỳ Đầu” (“Misintepretation of Anicca and Anatta by Early European Scholars.)
- Đó là lý do tại sao tác phẩm của TrưởngLão Waharaka quá quan trọng. Ông đã có thể "tái khám phá" ý nghĩa của những từ Pāli quan trọng bằng cách nghiên cứu xuyên suốt ba bản Chú Giải Pāli nguyên gốc còn lại của Patisambhidamagga (Vô Ngại Giải Đạo), Petakopadesa (Tạng Luận Thích), và Nettippakarana (Chỉ Đạo Luận) ; xem Preservation of the Dhamma“.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét