Có làm phẫu thuật thay tim mới biết: Trong tim ẩn giấu “nguyên thần”
Trong thực tế, có nhiều ca thay xong tim là thay luôn cả tâm tình con người. Điều này đã chứng minh câu nói “tình yêu xuất phát từ trái tim” là điều rất thật.
Trái tim là nơi tâm hồn con người trú ngụ. (Ảnh minh họa)
Vào tối 2/12/1967, bác sĩ phẫu thuật tim người Nam Phi, Christiaan Barnard đã thực hiện thành công ca cấy ghép tim đầu tiên trên thế giới, tuy nhiên bệnh nhân chỉ sống được 18 ngày sau phẫu thuật. Bệnh nhân thứ hai chấp nhận cấy ghép tim là một nha sĩ 59 tuổi. Ông là bệnh nhân cấy ghép tim đầu tiên trên thế giới sống sót ra viện và sau đó ông đã sống thêm được 19 tháng.
Trong những năm 1970, tỷ lệ có thể sống sót một năm của các bệnh nhân cấy ghép tim rất thấp, chỉ có 15%. Đến những năm 1890, tỷ lệ bệnh nhân cấy ghép tim có thể sống tới 5 năm đã tăng lên 50%. Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật ghép tim và sự ra đời của các loại thuốc chống thải ghép mới, bệnh nhân được ghép tim ngày càng có thể sống lâu hơn. Hiện nay trên thế giới, thời gian dài nhất của bệnh nhân sống được sau khi thực hiện cấy ghép tim là hơn 28 năm.Tuy nhiên, với việc phẫu thuật cấy ghép tim đã dẫn đến rất nhiều câu chuyện kỳ diệu về việc “thay tim” mà nhiều người vẫn chưa giải thích được.
Câu chuyện “thay tim” hiện đại
Năm 2008 tại tiểu bang Georgia nước Mỹ đã xảy ra một câu chuyện “thay tim” kỳ lạ. Graham, 69 tuổi, đã thực hiện phẫu thuật cấy ghép tim từ 12 năm trước, người hiến tim là Cottle, 33 tuổi. Không lâu sau khi chấp nhận phẫu thuật, Graham đã đến gặp người vợ của người hiến tim cho mình, hai người đã yêu nhau và rất nhanh đi đến hôn nhân. Nhưng không may, kết cục của Graham cũng giống như Cottle người đã hiến tim cho mình 12 năm về trước, ông đã tự nổ súng tự kết thúc mạng sống của mình.
Người hiến tim là Cottle ở hình bên trái và người nhận tim là Graham, 69 tuổi, ở giữa hình bên phải. (Ảnh: qua Eye Opening Info)
Theo tờ Daily Mail năm 2008 có đăng tin, Sheridan, 63 tuổi sống ở New York, Mỹ vì một lần bệnh tim nặng đã tiếp nhận phẫu thuật cấy ghép tim tại bệnh viện Mount Sinai. Tuy nhiên, điều làm các nhân viên y tế tại bệnh viện Mount Sinai rất kinh ngạc là trước khi Sheridan phẫu thuật cấy ghép tim, khả năng hội họa không khác gì một đứa trẻ mẫu giáo; nhưng sau khi phẫu thuật, kỹ thuật vẽ tranh của ông bỗng nhiên tiến bộ rất nhanh, ông đã vẽ ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo khiến người ta phải kinh ngạc. Hóa ra, quả tim mới mà Sheridan được cấy ghép có được từ một họa sĩ nghiệp dư, người vừa qua đời trong một vụ tai nạn xe.
Câu chuyện “thay tim” xưa
2500 năm trước vào thời Chiến Quốc ở Trung Quốc đã xảy ra một câu chuyện rất thú vị về “tráo đổi trái tim”. Trong “Liệt Tử-Thang Vấn thiên” có ghi chép lại như sau: Biển Thước cho hai người là Công Hộ và Tề Anh uống rượu pha thuốc mê, hai người mê man bất tỉnh ba ngày, ông mở lồng ngực của hai người này để tráo đổi trái tim của họ. Sau ca mổ ông cho họ uống thuốc giải mê, hai người đã tỉnh lại, đã hồi phục và mạnh khỏe như lúc trước, hai người từ biệt trở về nhà.
Chân dung thần y Biển Thước. (Ảnh: qua 雪花新闻)
Sau khi tráo đổi tim thành công, hai người đều trở về nhầm nhà. Công Hộ trở về nhà của Tề Anh, nhận vợ Tề Anh là vợ mình; còn Tề Anh trở về nhà của Công Hộ, nhận vợ của Công Hộ là vợ mình. Vợ của hai người vừa bị tráo tim đã không còn nhận ra chồng của mình nữa và cuộc sống hai gia đình sau đó cũng xảy ra nhiều xung đột. Thế là hai cặp vợ chồng phải dắt nhau đến quan phủ. Sau đó Biển Thước đã giải thích toàn bộ câu chuyện để quan tòa có thể phân xử vụ việc.
2500 năm trước, Biển Thước quả thật là thần y tiếng tăm lẫy lừng, người xưa không ai hoài nghi về “thuật thay tâm” thần diệu của ông, đặc biệt là lại được ghi chép trong Liệt Tử – điển tích của Đạo gia. Song, cho đến ngày nay, con người hiện đại sùng bái khoa học, nhất định có nhiều người cho rằng thuật thay tâm của Biển Thước là “thần thoại”, với hàm ý châm biếm, cho rằng điều đó là không thể nào.
Với sự phát triển tiến bộ không ngừng của kỹ thuật ghép tim, tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau phẫu thuật tăng lên. Điều khiến người ta thấy khó tin đó là đã xảy ra rất nhiều câu chuyện mà sử dụng lý luận y học phương Tây cũng không cách nào giải thích được. Tuy nhiên, những thứ này đều có liên quan đến ý thức và tinh thần của con người. Vì vậy, hiện tại cho thấy đằng sau phẫu thuật cấy ghép tim nhất định có ẩn giấu bí mật mà y học phương Tây không thể giải thích được.
Y học phương Tây cho rằng tim chẳng qua chỉ là một cái bơm
Y học phương Tây cho rằng chức năng của tim giống như một cái máy bơm tăng áp lực. Tim co lại sẽ sản sinh áp lực vận chuyển máu đến các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Song, chức năng của tim và não lại hoàn toàn khác nhau. Não chủ yếu phụ trách các hoạt động ý thức và tinh thần, ví dụ như nhận thức, tình cảm, ký ức hay học tập,… Vậy thì tại sao sau khi cấy ghép tim lại sản sinh ra sự thay đổi về nhận thức và tinh thần vốn là chức năng của não?
Ảnh 3D về vị trí của tim trong cơ thể người. (Ảnh: Medical Xpress)
Y học phương Tây là “y học thực chứng” (evidence-based medicine), chính là tất cả các trình bày và phân tích y khoa đều phải có bằng chứng khoa học. Nếu không có bằng chứng, thì chính là phủ định sự tồn tại. Cho nên, y học phương Tây từ trước cho tới nay vẫn không thừa nhận sự tồn tại của “linh hồn”, bởi vì không thể dùng các dụng cụ khoa học để chứng nghiệm linh hồn.
Tổ nghiên cứu của Giáo sư Tâm lý học Gary Schwartz, Đại học Arizona, Mỹ đã ghi chép lại, có hơn 70 câu chuyện cấy ghép tim khó lý giải tương tự như Graham. Nghiên cứu phát hiện ra bệnh nhân sau khi được ghép tim có những biến đổi về tích cách và phẩm chất giống hệt như người hiến tặng. Ví dụ như Graham sau khi được cấy ghép tim đã nhận biết được người vợ của Cottle một cách rất tự nhiên, còn Sheridan sau khi ghép tim lại có thiên phú về hội họa của người hiến tặng.
Trung y tin rằng trong trái tim có ẩn giấu “Nguyên thần”
Trung y đã được Hoàng Đế truyền lại từ 5000 năm trước, bản chất thuộc về “y học Thần truyền”, bắt nguồn từ thần “Thượng Đế” trong Đạo gia. Tất cả trình bày và phân tích trong Trung y đều căn cứ vào thánh kinh “Hoàng Đế nội kinh”. Do đó, có sự khác nhau một trời một vực về bản chất và phương pháp nghiên cứu giữa y học Trung Quốc và y học phương Tây.
Theo cuốn “Hoàng Đế nội kinh”, “Nguyên thần” của con người cư ngụ ở tim. Nguyên thần giống như “linh hồn”, thuộc dạng “vô hình” không nhìn thấy được bằng mắt thường, đây là điều mà y học phương Tây hoàn toàn không thể chạm tới hoặc nghiên cứu được. Thế nhưng “nguyên thần” là cần thiết để con người trở thành một thể hoàn chỉnh, “Hoàng Đế nội kinh” có giảng: “Có nguyên thần con người mới sống, không có nguyên thần thì là người đã chết”.
Từ khái niệm trong tim cất giấu “nguyên thần” của Trung y thì có thể hiểu được bí mật trong những câu chuyện về thay tim cổ đại và hiện đại. Khi thần y Biển Thước thực hiện việc hoán đổi trái tim giữa hai người, ông cũng tráo đổi cả linh hồn của họ vì trái tim ẩn chứa linh hồn. Sau đó, thân xác người này lại mang linh hồn của người kia, nên khi trở về nhà sau phẫu thuật, họ đã nhầm nhà và thấy người vợ cùng ngôi nhà không phải là của mình.
Graham đã nhận được trái tim của Cottle, và đó là nguyên thần của Cottle, cho nên bề ngoài Graham vẫn luôn là Graham, nhưng trái tim chứa đựng linh hồn của Cottle, do đó Graham đã nhanh chóng đến gặp người vợ góa của Cottle, đã yêu và kết hôn với cô. Tương tự như vậy Sheridan đã được thay tim và đã nhận được những đặc điểm của người hiến tim, do đó ông đã trở thành một thiên tài hội họa.
Kết luận
Cơ Đốc giáo của phương Tây từ lâu đã nói đến “linh hồn”, đều này tương tự như thuyết “nguyên thần” của Đạo gia phương Đông. Có thể thấy được “văn hóa Thần truyền” cổ đại đều tin rằng, sinh mệnh con người không chỉ có thân thể “hữu hình”, mà còn ẩn chứa thành phần “vô hình” nữa.
Nhưng quan điểm biện chứng của y học phương Tây hiện nay quá hạn hẹp, bởi quan điểm này chỉ có thể sử dụng các thiết bị máy móc để kiểm chứng được phần hữu hình, chứ không thể kiểm chứng thành phần vô hình. Điều này cũng đã dẫn đến việc kỹ thuật y học có thể hoàn thành việc thực hiện phẫu thuật cấy ghép tim, nhưng lý luận y khoa không thể giải thích được tất cả các hiện tượng thay đổi xảy ra sau ca phẫu thuật cấy ghép này.
Tuệ Tâm, theo Secretchina
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét