Con cám ơn câu trả lời của Thầy ạ!
Nếu chưa tự mình thấy ra sự thật thì cứ hỏi Thầy hoài, mà vẫn chẳng biết gì... Con hiểu về sự thật như sau, Thầy xem con đúng sai chỗ nào. Thầy giúp con về mặt lý thuyết, phần còn lại con sẽ phải tự mình thấy ra.
1. Sự thật là chân lý, là sự vận hành của Pháp, chỉ có tại đây và bây giờ.
2. Sự thật là kết quả của 6 căn tiếp xúc 6 trần.
Là sự vận hành của Thân, Thọ, Tâm (các định luật về Tâm) và Pháp (các định luật về sinh học, thiên văn, tự nhiên, nhân quả, nghiệp báo).
3. Ngoài ra sự thật còn bao gồm cả:
+ Vô thường - Khổ - Vô ngã.
+ Khổ Đế - Tập Đế - Đạo Đế - Diệt Đế.
4. Muốn thấy sự thật phải tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác là cảm nhận trực tiếp cái đang là.
5. Thấy sự thật là thấy ra tánh, tướng, thể dụng của sự thật ấy, sau đó dùng sao cho lợi mình lợi người. Nếu sai thì tùy duyên đối trị hay buông.
6. Sự thật luôn thay đổi theo thời - vị - tính, mỗi người mỗi khác, nên không kết luận điều gì.
Con có chỗ nào hiều lầm xin Thầy giúp con.
Con cám ơn Thầy.
2. Sự thật là kết quả của 6 căn tiếp xúc 6 trần.
Là sự vận hành của Thân, Thọ, Tâm (các định luật về Tâm) và Pháp (các định luật về sinh học, thiên văn, tự nhiên, nhân quả, nghiệp báo).
3. Ngoài ra sự thật còn bao gồm cả:
+ Vô thường - Khổ - Vô ngã.
+ Khổ Đế - Tập Đế - Đạo Đế - Diệt Đế.
4. Muốn thấy sự thật phải tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác là cảm nhận trực tiếp cái đang là.
5. Thấy sự thật là thấy ra tánh, tướng, thể dụng của sự thật ấy, sau đó dùng sao cho lợi mình lợi người. Nếu sai thì tùy duyên đối trị hay buông.
6. Sự thật luôn thay đổi theo thời - vị - tính, mỗi người mỗi khác, nên không kết luận điều gì.
Con có chỗ nào hiều lầm xin Thầy giúp con.
Con cám ơn Thầy.
Trả lời:
- Trong câu 2, pháp không phải là "các định luật sinh học v.v..." mà là những yếu tố che lấp (triền cái), trói buộc (kiết sử) hoặc những yếu tố giác ngộ giải thoát (thất giác chi), rốt ráo đó là Bốn Sự Thật rốt ráo (Tứ Thánh Đế).
- Trong câu 6, sự thật chỉ thay đổi trên hiện tượng thể, tướng, dụng chứ không thay đổi tự tánh bản nhiên. Thí dụ nước thay đổi thể tướng dụng qua hơi, sương, mây, mưa, nước sông, nước biển, nhựa cây, máu v.v... nhưng tánh nước không thay đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét