“Nào thơ, nào rượu dập dìu
Trông trăng tựa gió đìu hiu (buồn thiu) một mình…”
(Cao Bá Nhạ)
Hay là:
“…Thành phố nào vừa đi đã mỏi.
Đường quanh co quyện gốc thông già.
Chiều đan tay nghe nắng chan hòa.
Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em….!
……………………………..
Đường quanh co quyện gốc thông già.
Chiều đan tay nghe nắng chan hòa.
Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em….!
……………………………..
Thành phố buồn lắm tơ vương / Cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn/ và con đường ngày xưa lá đổ/ Giờ không em sỏi đá u buồn/ Giờ không em hoang vắng phố phường / Tiếng chuông chiều (chùa) chầm chậm thê lương / Tiển đưa người quên núi đồi - quên cả tình yêu!
Tác giả: Lam Phương
Đứng vậy, nói đến (Thành Phố Buồn…) quê hương Việt Nam yêu dấu vào những thập niên (60 - 70) chiến tranh xảy ra khốc liệt, tác giả Lam Phương đã diễn tả thật chính xác viết lên dòng nhạc, bất hủ mãi mãi đến ngày nay vẫn còn lưu truyền khắp nơi nơi...! Trong thời chiến chinh, dù xác thân sỏi đá nhưng vẫn u buồn, huống hồ gì là thành phố thân thương, ngay cả tiếng chuông chiều phát ra từ những (ngôi chùa) làng vang lên cũng rất (thê lương) thật ra tiếng chuông chùa, không phải thê lương như thế đâu nhỉ! Nhưng chúng ta là Phật Tử lòng thiết tha nghĩ về, tiếng chuông Đại Hồng Chung vang vọng đến núi thiết vi nơi (u ám) thức tỉnh cho nhân loại và tất cả chúng sanh khi nghe được tiếng chuông này vi diệu âm thanh thánh thoát, siêu phàm vượt thời gian và không gian có thể tiêu tan phiền não, tăng trưởng trí tuệ và phát tâm Bồ đề:
“Văn chung thinh phiền não khinh / Trí tuệ trưởng bồ đề sanh / Ly địa ngục xuất hỏa khanh / Nguyện thành Phật độ chúng sanh. Tạm dịch: Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ / Trí tuệ lớn, Bồ đề sanh / Thoát địa ngục, vượt hầm lửa / Nguyện thành Phật, độ chúng sanh.” Hồi tưởng tiếng (chuông) ngày xưa kèm theo tiếng (trống) cũng là mệnh lệnh (nhà vua) ban ra, giục giã thúc gọi thanh niên lên đường nhập ngũ, bảo vệ non sông…! Trong thời chiến dĩ nhiên ai ai cũng hiểu đều đó cả!
Đứng trước bối cảnh xã hội bây giờ, từ Âu sang Á, nói chung là cả thế giới lâm vào cảnh “đại dịch” (Corona virus còn gọi là Covid – 19 nay còn lại thêm Covid -2) nữa đó nhé! Thế thì, chúng ta được biết đại dịch mà còn “biến thể” như thế thì lòng dân như thế nào? Nói đến đại dịch thế giới mới bước vào giai đoạn đầu, mà cũng đã có rất nhiều tin tức trên dư luận truyền thông báo chí cập nhật hằng ngày…Trong một đất nước cường quốc như Hoa Kỳ chẳng hạng, một khi đã lâm vào nạn đại dịch như thế mà dân chúng Mỹ cũng phải hoảng sợ. Ngay cả TT Trump ngày ngày lên trước ống kính truyền thông nói về nạn đại dịch, còn ra sức trấn an dân chúng nữa! Nào là xuống bút phê chuẩn cùng quốc hội, cho xuất ngân quỹ quốc gia, thông báo mọi việc từ nhỏ đến lớn, ông ta rất phấn đấu trong công việc này làm gương cho cả chính giới trong Tòa Nhà Trắng…Từ chánh trị, quân sự, hành chánh, tài chánh, y tế phân chia cho mọi người đầy đủ quyền lợi... Chúng ta, ai ai cũng biết thành phố nào trên đất Mỹ cũng đều như nhau cả, khi lâm vào đại nạn hay chiến tranh đều giống nhau cả. Cho nên gọi là thành phố “buồn” hay nói một cách khác là thành phố “buồn thiu” nhưng còn đỡ hơn nhiều. Nếu giả dụ thành phố nào đó rơi vào chiến tranh có nghĩa “khói lửa” lan tràn, mạng sống không đảm bảo thì chúng ta sẽ cảm nhận ra sao?
Có phải chăng cuộc sống không còn bình an nữa hay không? Một khi, xã hội có những dấu hiệu bất an xảy ra dù là Âu hay Á đi chăng nữa, sự mất mát nhà cửa vật chất thêm vào chết chóc người thân, ai ai cũng phải ngậm ngùi thương tiếc cả! Đã là con người cùng dòng máu đỏ, tuy khác mầu da nhưng nước mắt cùng mặn, dù là năm châu – bốn bể nhưng (tình người vẫn là tình người). Hằng ngày quý bạn! Dán mắt trên màn ảnh tivi, nhìn thấy những cảnh thật xót xa, trong nhà thờ lớn rất uy nghi ở tại phương Tây mà có hàng loạt chiếc quan tài thẳng tấp, ở đó thật mà xúc động vô cùng. Người thì không đến nhà thờ (cầu nguyện) mà chỉ là quan tài lạnh lẽo nằm xếp hàng như thế thì mọi người sẽ nghĩ sao đây ? Còn chùa thì sao ??? Chúng ta thấy tôn giáo hiện giờ có buồn hay không? Còn tranh chấp nữa hay thôi? Mạng sống con người giờ này chẳng khác nào “chỉ mành treo trước gió” Bản thân ai thì lo cho người nấy. Không còn phải phân biệt (nam, phụ, lão, ấu) vì con vi trùng đại dịch (covid – 19) chúng chẳng chừa riêng cho ai cả!!!
Đúng như lời chư Tổ đã dạy: “Sinh tử đại sự,Vô thường tấn tốc”
Nghĩa là (sinh tử việc lớn, vô thường mau chóng) cần giải quyết ngay.
Có nhiều người lắm lúc cứ nói đạo Phật là “bi quan, yếm thế” lúc nào cũng nói (vô thường) chẳng nói gì khác hơn nhưng có mấy ai biết đâu? Vạn vật diễn tiến theo tuần hoàn của vũ trụ. Đức Phật Ngài đã nói cách nay hơn 2500 năm vạn vật phải theo chu kỳ “thành- trụ - hoại- diệt”. Một khi đến giai đoạn nào đó, hết thời kỳ biến chuyển thì phải nhận lấy sự hoại diệt … Chúng ta có muốn cưỡng cầu cũng không thể nào làm được.
Thử nghĩ, xem thế giới ngày nay trên đà tiến bộ về khoa học kỹ thuật như thế, có nước nào muốn chịu thua, nước nào không? Anh hùng trên trận mạc ai ai cũng muốn chiếm lấy danh nghĩa “độc tôn” ấy chứ có mấy ai muốn bó tay chịu thua hay không? Chữ có ba chữ “tham- sân – si” mà mấy ai chiến thắng được nó. Nói cho cùng xã hội ngày nay lâm vào nạn (đại dịch) nhưng vẫn còn có lối thở chưa hẳn là thúc thủ để dẫn đến con đường cùng.
Tuy là thành phố vắng vẻ chứ chưa hẳn là “thiết quân lực” hay “giới nghiêm” gắt gao theo lệnh của các nước đưa ra. Đây chỉ là lệnh “tạm ở nhà” tạm giới hạn đi lại để tránh tình trạng lây lan giữa người với người. Chúng ta, cũng cần tuân thủ và hợp tác với chính quyền sở tại là điều tốt, những yêu cầu cấp bách chính quyền đưa ra hầu mong bệnh trạng của dân chúng sớm chấm dứt mọi sự lây lan, bởi do số (bệnh nhân) vì nhiễm (corona virus) mà ca dịch (càng ngày càng lên cao.) So với những tuần lễ vừa qua.
Đứng trên bình diện khách quan, đôi khi cũng thật sự thất vọng với “cuộc đời” có nhiều lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi thật sự, vì “lực bất tòng tâm” không giúp được gì cho mọi người khi gặp hoạn nạn. Bản thân tôi sẽ quay trở về với những điều đơn giản và cơ bản nhất, cố gắng vượt qua tất cả, nhìn nhận cuộc sống một cách hoàn toàn mới mẻ, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ một định kiến nào về giá trị cơ bản. Trong những khoảng khắc bình an, sáng suốt và tách rời ra đó, dường như chẳng có gì là quan trọng cả. Chỉ có vài sự thật quan trọng hiện lên rõ ràng là “vô thường, vô ngã, tham ái, chấp thủ, khao khát mong cầu, “khổ” là nỗi đau thể chất đến tinh thần. Riêng về “tâm tham” “tâm sân” “tâm si”. Ai ai, cũng biết được mà không bao giờ thoát ra được.
Dù là kẻ “ấy” đã xuất thế gian rồi nhưng vẫn còn vướng mắc huống hồ là bao nhiêu kẻ khác. Nói rất là “dễ” như làm không dễ chút nào. Bởi vậy, thế giới hiện giờ đòi hỏi hai chữ “bình an” trong lúc (đại dịch) nổi lên lại càng khó hơn lên cả trên trời. Bạn cứ nghĩ đi “tâm” của bạn đã “an chưa?” mà đòi thế giới này “an” . Ra đường thấy phố sá “buồn tênh” lòng bạn nghĩ sao??? Ước gì cuộc sống “xôn xao” như trước trở lại…!
Bạn có thấy không? Một khi đã có chuyện “chẳng may” xảy ra thì “tâm” bạn có được (bình yên hay tán loạn) Sự xào xáo đó do đâu mà ra? Chẳng ai, trả lời được cả! Thật ra, mà nói:
“Đại dịch không ai muốn “nó” xảy ra!”. Nhưng chúng ta không quán sát (bình tâm) lại chính mình. Mà cứ đỗ xô ra đường mua sắm cho thật nhiều thức ăn và vật cần dùng, khiến cho người chung quanh ta xao động. Nếu chẳng may lâm vào (dương tính) thời gian sống còn rất ngắn hạn, thì bạn xử sự ra sao đây?
Con người bị cuộc sống chi phối và phân tán quá nhiều…” Có lắm lúc, con người phải chịu nhiều đau khổ đến như thế, chỉ để đóng một vai tuồng trong kịch bản nào đó? Có đúng phải không các bạn? Bạn phải biết:
Nếu bạn, nói thật ra hết những gì bạn nghĩ, thì kết cuộc phải gặp nhiều rắc rối. “Sống trung thực và thẳng thắn không phải là dễ” Sống giả dối lừa đảo mọi người thì chẳng ai muốn làm việc ấy cả. Nhưng mà bạn muốn sống thật lòng hơn, dù là bạn trắng tay hay tay trắng cũng thế thôi…Khuyên bạn luôn luôn học cách im lặng và kiên nhẫn là điều tốt...!
Trong cái thế giới “đại dịch” đảo điên này, dù rằng siêu thanh, siêu hình, tối tân, chi phối và phù phiếm đến đâu đi nữa! Có còn hy vọng nào để con người trở nên tỉnh táo được không nhỉ? Bình an hay an bình trước bối cảnh mọi người đang “bấn loạn” thì “tâm” ta nên “an” hay là “bất an”. Nếu bạn hiểu cho thấu tình đạt lý.
Chiến tranh chưa xảy ra mà tâm mình “tán loạn” thì chuyện gì sẽ xảy ra? Theo binh pháp, ngày xưa chúng ta nghiền ngẫm: “Việc gì quan trọng nhất, khi giặc bao vây thành? ” Ngày nay thì khác, chúng ta đang sống trong một “cường quốc” dù giặc có vây bủa khắp nơi, nhưng lương thực ở đây vẫn dư giả cung cấp cho dân chúng, không ai bị thiếu ăn cả!
Nói một cách khác “kẻ thù” chúng ta là “con vi trùng, corona virus…” chúng không hình dáng mà chúng ta sợ như thế, hổn loạn lên như thế thì ai là kẻ chết trước? Trong trận dịch nào xảy ra cũng phải có tổn thất sinh mạng, nhiều hay ít mà thôi. Cuối cùng “tâm” ta vững thì mọi việc từ từ sẽ có lối thoát.
Cổ nhân đã nói: “Cùng tắc biến – biến tắc thông” đó là định luật sống còn.
Đức Phật cũng đã từng nói: “Ta có thể thấy người thân thể không bệnh tật trong một ngày, hai ngày, ba ngày… một năm, hai năm…Nhưng nếu có người nói rằng tâm người đó không có bệnh, dù là trong một khoảng khắc ngắn ngủi, kẻ đó không thể là “ai” khác chính hắn là kẻ (vô tâm) (phiền não là tâm bệnh). Vậy bạn là “ai?” Khi đứng trước hàng loại người do “đại dịch” gây ra mà phải nằm xuống???
Tóm lại bài viết này tôi chỉ muốn nói lên. Bạn hãy giúp mọi người trong cơn nguy khốn, bằng đủ cách thức và khả năng mình có thể làm được giúp một tay với chính quyền sở tại, giúp cũng là giúp, như giọt nước nhỏ giọt trong chiếc ly khi cần dùng đến, có như thế mới thật đúng nghĩa:
Tục ngữ có câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hay là hãy giúp mọi người chung quanh ta nhưng tự mình giúp chính mình trước cái đã, (bản thân, vợ - chồng – con cái- thân nhân- gần gũi nhất- vệ sinh cá nhân nhắc nhở nhau làm đúng nguyên tắc, khoảng cách – rửa tay – ăn uống.v.v…)
Điều quan trọng nhất ở đây là sống phải có trí tuệ luôn luôn “an tâm” trước mọi tình huống xảy ra, dù phải mất mạng chúng ta cũng phải giữ “tâm” cho thật “bình an” có như thế mới đủ can đảm lao vào “trận đại dịch” giúp người… bằng không thì bỏ mạng trước khi (corona virus) đến viếng thăm bạn!!!
Điều quan trọng nhất là tấm lòng chân thành và lòng nhiệt tâm, sống mạnh mẽ và cố gắng và cố gắng lên để đạt tới những hiểu biết sâu sắc về bản chất đích thực của chính bản thân mình. Giúp đỡ người là việc làm có ý nghĩa là điều cần thiết hãy “vì mọi người mà làm việc tốt, đừng vì cá nhân ích kỷ” Bạn làm được thế mọi người rất trân quý tấm lòng bao dung quảng đại của bạn. Tất cả hãy vì cuộc sống của mọi người. Cố lên!!! Cố lên….!!! Dẹp tan (Corona virus) chiến thắng bằng ý chí!!! Hỡi bạn ơi!!!
Một lần nữa, tôi mong cầu quý vị cùng tôi chắp tay lên nguyện cầu Chư Phật, Chư Bồ Tát cùng Đức Quán Thế Âm Mẹ Hiền mở rộng lòng hải hà rưới nước cam lồ, cứu khổ cứu nạn chúng sinh trên thế giới này đang gặp cơn ách nạn “đại dịch” sớm bình an trở lại cuộc sống an lành như xưa.
Thành tâm đảnh lễ mười phương Chư Phật thùy từ gia hộ cho thế giới an lành dân quần yên ổn trong cõi Ta bà này.
Ngày đại dịch hoàn cầu
California ngày 27 /3/ 2020
Nhuận Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét