Tâm từ bi trác tuyệt của Thiền sư Hakuin nước Nhật
Chuyện Thiền tông Nhật Bản có ghi chép lại rằng: Thiền sư Hakuin Ekaku (1686-1768) là một vị thầy đạo hạnh khiêm nhu, lối sống giản dị, thanh tịnh, là thiền sư vĩ đại “500 năm mới có một người” của nước Nhật. Thiền sư Hakuin rất được mọi người trọng vọng kính nể vì phong cách đạo đức thánh thiện của ông.Thiền sư Hakuin Ekaku sinh năm 1684 ở thời kỳ Edo Nhật bản, xuất gia từ năm 8 tuổi, là một vị thiền sư quan trọng nhất của dòng thiền Lâm Tế, người đã có công phục hưng lại thiền phái vốn đã bị tàn lụi trước đó nhiều thế kỷ. Chính vì thế, người ta gọi ông là thiền sư vĩ đại “500 năm mới có một người” của nước Nhật.
Thiền sư Hakuin (Ảnh: Theo noma.org)
Bình thản đối mặt với tất cả
Một vị sư được người người kính trọng lại làm chuyện như vậy nên câu chuyện lan ra khắp xóm làng, dân chúng dị nghị, nghi ngờ, xầm xì, khinh thường, cho rằng ông ấy mà tu hành gì, đồ đạo đức giả…
Đệ tử của thiền sư dần dần bỏ đi gần hết. Không chỉ có vậy, gia đình cô gái vô cùng tức giận, chờ đứa con được sinh ra rồi mang tới dúi cho thiền sư. Họ nói: “Đấy, con của ông đấy, ông giữ mà nuôi lấy, đồ đạo đức giả!”. Thiền sư không nói gì, bình thản nhận lấy đứa bé. Vì không có sữa cho đứa bé, bị đệ tử xa lánh, nên chính thiền sư phải bồng đứa bé ngày ngày đi xin sữa, bị người đời chê bai, dè bỉu.
Thiền sư Hakuin và đứa bé (Ảnh: Nguồn internet)
Sau một thời gian dài, vì lương tâm cắn rứt và giày vò khôn nguôi nên cô gái quyết tâm nói ra sự thật để giải thoát cho bản thân mình. Cô khai đứa bé đó là con của cô và chàng bán cá tanh hôi ở chợ. Cha mẹ cô nghe xong liền hoảng hốt, cảm thấy tội lỗi vô cùng nên tức tốc dẫn con gái tới chùa dập đầu sám hối với thiền sư và xin cháu về.
Thiền sư nghe xong, bình thản nói: “Thế à!”.
Sự tình được truyền đi, dân chúng ngưỡng mộ, các đệ tử cảm phục đức nhẫn nhục và tâm lượng thản nhiên của thiền sư nên lần lượt kéo về. Danh tiếng thiền sư nay lại hơn xưa. Đọc câu chuyện trên ai ai cũng nhận thấy ở thiền sư Hakuin chữ “Nhẫn” và “Thiện” vô cùng to lớn. Vậy điều gì đã khiến thiền sư làm được như vậy?
Quan hệ nhân duyên
Phật gia giải thích rằng, giữa người với người đến với nhau bởi quan hệ nhân duyên, nên những sự việc xảy ra giữa người với người đều không phải ngẫu nhiên mà là để trả nhau ân oán. Có thể là đời trước thiền sư Hakuin đã làm điều gì không tốt với cô gái và kiếp này chịu nhận vu oan tày trời như vậy chính là để “trả nợ”. Vì hiểu được điều đó nên thiền sư chỉ trả lời “thế à”, nhẫn chịu mọi dè bỉu của người đời, dùng thiện để hóa giải, mọi chuyện qua đi, coi như một món nợ đã trả xong.
Phật gia giải thích rằng, giữa người với người đến với nhau bởi quan hệ nhân duyên, nên những sự việc xảy ra giữa người với người đều không phải ngẫu nhiên mà là để trả nhau ân oán.
Vượt qua “tham, sân, si”, buông bỏ danh lợi tình
Con người chính vì “tham, sân, si” mà khổ, với người tu hành thì dứt khoát phải tránh xa “tham, sân, si” này . Thiền sư Hakuin là một người rất được kính trọng nhưng ông đã không bị lòng tham vào danh lợi làm lóa mắt.
Người tu hành phải buông chữ “tình” để hướng tới điều cao thượng hơn, đó là từ bi. “Si” là nóng giận, đó là một thứ “tình” mà người tu hành cần phải buông bỏ. Bị nỗi oan tày trời như vậy mà thiền sư Hakuin vẫn không hề nóng giận, có thể thấy cảnh giới tâm tính của ông thật cao thâm.
Yêu, ghét, nóng giận, vui thích đều là “tình”. Sau khi được giải oan, với một người thường có lẽ phải tỏ ra vô cùng hạnh phúc, nhưng thiền sư vẫn rất bình thản, đó chính là ông đã bước ra khỏi sự vui thích của người thường, hoàn toàn ở trong cảnh giới tĩnh tại của người tu hành.
Con người chính vì “tham, sân, si” mà khổ, với người tu hành thì dứt khoát phải tránh xa “tham, sân, si” này . Thiền sư Hakuin là một người rất được kính trọng nhưng ông đã không bị lòng tham vào danh lợi làm lóa mắt.
Tâm từ bi quảng đại
Thiền sư Hakuin bị vu oan tày trời như vậy mà không hề oán hận cô gái, điều mà ít ai có thể làm được. Ngài vẫn tận tâm chăm sóc đứa bé, nguyên nhân của nỗi oan to lớn mà ngài phải gánh chịu. Có thể thấy tâm từ bi của thiền sư thật quảng đại.
Cảnh giới “không” của bậc giác ngộ
Cảnh giới “không” ở đây không phải là “không có gì, không tồn tại” như nhiều người vẫn nghĩ, mà là không còn các tâm xấu của con người như: oán hận, tranh đấu, đố kỵ… và cũng như thất tình lục dục. Theo Phật gia, khi loại bỏ được thất tình lục dục và các tâm xấu của con người thì người tu hành sẽ đạt đến cảnh giới “không”, đó là cảnh giới mà tâm trong như nước, tĩnh lặng như núi, nhẹ như làn mây, không bất cứ chuyện gì của con người làm xao động tâm của họ được nữa. Trong câu chuyện trên, ta thấy thiền sư Hakuin đã ở ngoài thất tình lục dục của nhân gian và đạt cảnh giới “không” của bậc Giác ngộ.
Theo Phật gia, khi loại bỏ được thất tình lục dục và các tâm xấu của con người thì người tu hành sẽ đạt đến cảnh giới “không”, đó là cảnh giới mà tâm trong như nước, tĩnh lặng như núi, nhẹ như làn mây, không bất cứ chuyện gì của con người làm xao động tâm của họ được nữa. Ảnh minh họa
Hy Vọng
Source: https://phatgiao.org.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét