Những chuyện "quái đản" ở Bệnh viện VN

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn, ngày 21.10.2013
Nói đến chuyện bệnh viện ở VN nhiều quá rồi, thật tình tôi không muốn nhắc đến nữa. Nhưng còn những chuyện vượt quá sức tưởng tượng của con người giữa thời đại này và có lẽ ngay cả ở thời đại y khoa còn non trẻ lạc hậu cũng không ai dám ngờ tới. Ở đây không phải do khoa học kỹ thuật mà do chính con người. Những con người được dạy dỗ, đào tạo bài bản cả về trình độ chuyên môn đến lương tâm trong sáng và được mang danh là những nhà trí thức, được mọi người vì nể quý trọng. Nhưng tiếc rằng họ đã bỏ quên lương tâm là thứ mà bất cứ một con người nào từ anh vô học đến anh “đại trí thức” đều phải có mới xứng đáng làm người.
Trong tuần vừa qua, cả nước rộ lên nguồn tin về những sai phạm hay nói thẳng ra là những vụ “ăn bẩn” của các ông chủ chốt tại hai bệnh viện lớn nhất thành phố Sài Gòn là Bệnh Viện Bình Dân và Bệnh Viện Chấn Thương – Chỉnh Hình. Nói đến 2 bệnh viện (BV) này hầu như toàn bộ người dân miền Nam VN không ai không biết và may mắn lắm mới có gia đình chưa có ai phải qua hai BV lớn đó.
Nói thẳng ra, lâu nay đa số người dân đã có những bàn tán, kêu ca, nghi ngờ về sự phục vụ và cách “kiếm tiền” của các vị bác sĩ ở từng khoa trong 2 BV này, tất nhiên nói như thế không phải là tất cả các vị BS đều mang tiếng xấu, có chăng người tốt bị vạ lây. Chỉ cần vài ông thiếu lương tâm là người ta có thể nói đến cả cái BV đó rồi.
Nhưng trước khi tường thuật những chuyện động trời vừa được công bố của 2 BV lớn này, mời bạn đọc xem qua những chuyện “nhỏ” nhưng rất lạ, rất quái đản, tôi tin rằng các bạn khó có thể hình dung ra nổi. Mà nếu có ai kể lại, bạn có thể nghi anh ta “phịa” hoặc thứ chuyện khôi hài, bịa đặt với mục đích hay ác ý nào đó, chứ không thể có thật. Đây là những chuyện có thật 100% xảy ra trong những ngày tháng gần đây.
1. Sản phụ và chồng suýt tự vẫn vì BV thông báo nhầm nhiễm HIV
Theo lời kể của bà Phạm Thị Hương (phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa), rạng sáng ngày 23/8/2013, con gái bà là chị Lê Thị Oanh (21 tuổi) có dấu hiệu chuyển dạ nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa chờ sinh. Bác sĩ đưa chị Oanh đi khám, lấy mẫu xét nghiệm, trong đó có thử nghiệm máu.
Chị Oanh vừa sinh xong thì gia đình nhận được hung tin, chị dương tính với HIV.
Bà Hương kể, “Nhận tờ kết quả xét nghiệm của con gái từ nữ y tá, tôi như chết lặng rồi òa khóc. Dù rất hoang mang nhưng chúng tôi cố trấn tĩnh không để con gái biết chuyện vì sợ cháu bị sốc mà nghĩ quẩn.”
Các bác sĩ cũng bàn tán khiến mọi người xa lánh
Nhưng theo bà Hương, câu chuyện con gái bà bị nhiễm căn bệnh thế kỷ được các y bác sĩ trong bệnh viện bàn tán khắp nơi. Thậm chí nhiều bệnh nhân cùng phòng biết chuyện nên tìm cách xa lánh, khiến sau đó mọi chuyện đến tai chị Oanh.
Bà Hương tâm sự, “Con gái tôi từ khi biết tin mình bị nhiễm HIV cứ một mực đòi cắn lưỡi mà chết. Gia đình phải thường xuyên cử người túc trực bên giường bệnh để an ủi, khuyên giải. Mất nhiều ngày, cháu nó mới bình tâm trở lại nhưng tỏ ra rất đau đớn vì án tử lơ lửng trên đầu.” Bà cho biết các bác sĩ đề nghị gia đình đem nhau thai về chôn, để ở viện sẽ làm ô nhiễm và tăng nguy cơ lây bệnh.
Trước tình trạng bệnh nhân có dấu hiệu ra nhiều máu, sức khỏe xấu đi, phần vì không tin kết quả xét nghiệm của Bệnh Viện Đa Khoa thành phố Thanh Hóa nên người nhà đã chuyển chị Oanh đến Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa để theo dõi đồng thời lấy máu đi xét nghiệm lại.
Xét nghiệm lầm
Tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, qua hai lần xét nghiệm, kết quả đều khẳng định, bệnh nhân Lê Thị Oanh âm tính với HIV.

Anh Trọng chồng chị Oanh nói lúc đó tôi chỉ nghĩ đến việc đưa vợ con ra sông tự tử

Trong tâm trạng rối bời, anh Lê Duy Trọng, chồng chị Oanh cho biết, những ngày qua, gia đình sống trong không khí vô cùng nặng nề. Anh Trọng nói, “Mấy bữa trước, trong đầu tôi cứ lởn vởn ý nghĩ sẽ đưa vợ con ra sông tự tử vì cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì. Hai bên nội ngoại và bạn bè đều nhìn vợ chồng chúng tôi với một cái nhìn ghẻ lạnh. Đi đâu tôi cũng nghe bàn tán về chuyện tai ương nhà mình, thật không tài nào chịu đựng nổi.”
Chỉ là sai sót nhỏ
Trả lời báo chí về việc này, chiều 27/8, ông Lê Tiến Toàn, giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa thành phố Thanh Hóa cho rằng đây là sơ suất đáng tiếc của nhân viên bệnh viện. Tuy nhiên ông này khẳng định đó “chỉ là sai sót nhỏ,” sẽ chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.


Ông Lê Tiến Toàn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa cho rằng đây là “sai sót nhỏ”

Khi được đề cập việc bồi thường cho chị Oanh, bác sĩ Toàn cho rằng, “Hiện nay bệnh viện không có cơ chế bồi thường thiệt hại trong trường hợp chị Oanh. Việc bồi thường về vật chất thì không bởi bệnh viện không có kinh phí.”
Thưa bạn đọc, bạn có thể ngờ được chuyện đó lại xảy ra trong một BV cấp tỉnh. Và hơn thế ông giám đốc BV lại cho rằng “chỉ là sai sót nhỏ.” Vậy thế nào mới là sai sót lớn? Có lẽ là khi cả 2 vợ chồng anh Trọng, chị Oanh và cháu nhỏ cùng ôm nhau nhảy xuống sông tự vẫn mới là lớn? Câu trả lời vô trách nhiệm như thế thì BV ấy còn dẫn đến nhiều “sai sót nhỏ” nữa. Chưa biết chừng đã từ lâu, những sai sót này xảy ra nhưng người bệnh không biết hoặc chết rồi, không lên tiếng được nữa. Họ chỉ còn cách đợi các ông BS này ở đầu con đường đến địa ngục ở thế giới bên kia.
2. Gãy chân phải, bác sĩ bó bột chân trái
Câu chuyện thứ hai cũng ly kỳ không kém, có lẽ chỉ có ở VN mới làm được.
Anh Trần Văn Hợi (bố cháu Thạch) bị bệnh đang điều trị nên ngày 17/5, chị Phạm Thị Ca (mẹ cháu Thạch) đã nhờ người thân chở cháu Thạch đến Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Sơn điều trị. Sau khi chụp X - Quang và làm các thủ tục gây tê, cháu Thạch được bó bột điều trị. Người trực tiếp điều trị cho cháu Thạch là bác sỹ chuyên khoa Trần Xuân Hạnh, Trưởng Khoa ngoại của bệnh viện.


Cháu Thạch gãy chân phải, bác sĩ bó bột chân trái

Sau khi bó bột xong, cháu Thạch được xuất viện, chuyển về gia đình điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, khi về đến nhà, cháu Thạch hết thuốc tê nên kêu khóc ầm ĩ. Lúc này, chị Ca mới phát hiện ra sự việc, bác sỹ đã bó bột và điều trị nhầm chân cho con trai mình. Chân phải của cháu bị gãy nhưng bột lại bó ở chân trái. Lúc này, chị Ca chở con ra bệnh viện gặp lại bác sỹ. BS Hạnh đã thừa nhận lỗi “cẩu thả” và mong gia đình thông cảm. BS này lý giải, vì do vội vàng chuẩn bị cho một ca mổ sinh nên dẫn đến sơ suất.
3. Vỡ xương tay phải, bó bột tay trái
Anh Trần Ngọc Thạch (25 tuổi) ở phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi cho biết, ngày 26-9, anh bị tai nạn, chụp phim bị vỡ xương thuyền tay phải và nhập viện điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.
Thay vì bó bột tay phải, nhưng kỹ thuật viên bệnh viện lại bó bột tay trái. Sau đó bác sĩ khoa kiểm tra lại thấy anh Thạch bị bó nhầm nên đã chỉ định bó lại tay phải, nhưng nhân viên khoa này không chịu tháo bột tay trái bị bó nhầm cho anh Thạch mà cứ để luôn vậy. Thật khó hiểu!


Anh Trần Ngọc Thạch bị bó bột nhầm tay
Chỉ cần đọc ba “chuyện vặt” đó trong các BV ở VN, chắc chắn bạn đọc đã có thể hình dung ra được những nguy hiểm chết người rình rập đủ mọi loại bệnh nhân bởi sự “sai sót nhỏ” của các vị “lương y như từ mẫu” là thế nào. Nhưng những chuyện như vậy còn là “hạng nhẹ.” Có nhiều chuyện nặng nề hơn, cả một tập đoàn “lãnh đạo” ở một số BV VN bất chấp tính mạng của bệnh nhân, vơ vét cho đầy túi tham. Gần đây đã có nhiều vụ được chính các nhân viên làm việc trong BV tố cáo, lúc đó “cơ quan chức năng” mới biết vào cuộc điều tra. Sau vụ tai tiếng rùm trời về vụ nhân bản giấy xét nghiệm tại BV Hoài Đức Hà Nội, lại đến vụ tráo đổi thủy tinh thể tại BV mắt Hà Nội cũng khiến dư luận của người dân VN vô cùng phẫn nộ.
Vụ đánh tráo thủy tinh thể
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thủy (làm việc tại BV Mắt Hà Nội), đã tố cáo BV này với 7 điểm khuất tất hay có thể gọi thẳng là gian lận. Ở đây, tôi chỉ tóm tắt một nội dung chính là việc BV này đã tráo đổi thủy tinh thể cho bệnh nhân đến mổ mắt kiếm lời bất chính nhiều tỉ đồng.
Từ năm 2011, BV Mắt HN đã mổ cho khoảng 3.000 ca (giá mỗi ca mổ khoảng 6.5 triệu đồng, chừng $308 Mỹ kim). Với số tiền này, lẽ ra người bệnh phải được dùng toàn bộ chất liệu của Mỹ. Nhưng trên thực tế, Giám đốc BV Vũ Thị Thanh đã cho đấu thầu các chất liệu rẻ tiền, từ dịch nhầy, đến thể thủy tinh nhân tạo để tráo đổi lúc phẫu thuật.
Mỗi ống dịch nhầy của Ấn Độ- 245,000 đồng /hộp (lẽ ra là của Mỹ- 600,000 đồng/ hộp), dùng cho một người bệnh, lại được chia ra, dùng cho 4-5 người bệnh (có khoảng 3,000 ca) bị tráo dịch nhầy. Chưa kể, trước khi mổ, bệnh nhân không được xét nghiệm HIV, viêm gan B, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Ước tính trong năm 2011, có khoảng 3,000 ca mổ với số tiền thu được là 6.5 triệu đồng/ca... (VietNamNet, ngày 27/09)
Sáng 6-10-2012, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức gặp gỡ báo chí chính thức thông tin về sự việc đánh tráo thủy tinh thể tại Bệnh viện (BV) Mắt Hà Nội. Buổi họp báo có sự tham gia của ông Phan Đăng Long, phó trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội; Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; đại diện BV Mắt Hà Nội và BV Mắt Trung ương. Bà Nguyễn Thu Hương - Phó Giám đốc BV Mắt Hà Nội: BV đã “thanh minh thanh nga” rằng không có sự đánh tráo thủy tinh thể trong khi phẫu thuật cho bệnh nhân. Đây là sự hiểu lầm và đây là lỗi về hành chính của phòng tài chính.... Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng đồng ý với lời thanh minh này. Tuy nhiên có vài câu hỏi của giới báo chí, bà Phó Giám đốc đã từ chối trả lời.
Một sự việc lạ lùng hơn, không cho người tố cáo đối chất.


BS Nguyễn Thị Thu Thủy người tố cáo BV mắt Hà Nội không được đối chất trong cuộc họp báo. Vì lý do gì?
Cũng trong buổi họp báo sáng 6-10, người tố cáo là BS Nguyễn Thị Thu Thủy đã liên lạc với Sở Y tế mong muốn được đối chất để nói lên sự thực, nhưng Sở Y tế từ chối. Nói với phóng viên, chị Thủy cho biết đã đã đợi nhiều giờ liền để được vào cuộc họp nhưng nhưng bảo vệ không cho vào, mặc dù có một số phóng viên bảo lãnh.
Nói với giới báo chí, bác sĩ Thủy tiếp tục khẳng định có sự gian lận, tráo đổi thủy tinh thể của BV Mắt Hà Nội đối với người bệnh chứ không phải là sự chỉ định phù hợp cho bệnh nhân như giải thích của lãnh đạo BV. BS Thủy rất phẫn nộ, “Đây là một sai phạm nghiêm trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quyền lợi của người bệnh.” Không dám cho người tố cáo đối chất trước công luận, phải chăng BV đã run sợ, đã gián tiếp công nhận những sự thật như đơn tố cáo? Chưa biết vụ này có “qua sông đắm đò” không.
Nhưng bỏ qua những tai tiếng của mấy BV ở Hà Nội. Trong thời gian này, người dân TP Sài Gòn đang bàn tán rùm beng về những sai phạm tầy đình của hai BV lớn nhất TP và của cả miền Nam VN như tôi đã đề cập ở phần đầu bài.
Sai phạm động trời tại hai bệnh viện lớn tại Sài Gòn
Chiều ngày 7/10, lãnh đạo sở Y tế TP. Sài Gòn đã công bố kết luận chính thức thanh tra bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và bệnh viện Bình Dân.
Theo tường thuật của phóng viên Quốc Ngọc (báo Dân Việt), việc thanh tra được thực hiện sau khi có đơn tố cáo từ các bác sĩ làm việc tại đây bày tỏ sự bất bình trước tình trạng bệnh nhân bị “móc túi” hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng không một ai dám lên tiếng.
Nhóm lợi ích tại Bệnh Viện Bình Dân
Thanh tra Sở Y Tế TP Sài Gòn phát hiện hành loạt sai phạm trong việc liên doanh, liên kết với tư nhân bên ngoài nhằm đặt máy móc, thiết bị tại bệnh viện để thu lợi vào túi cá nhân hàng tỷ đồng.
Theo đó, mỗi bác sĩ khi chỉ định một bệnh nhân đi siêu âm, chụp X-quang... từ các máy liên doanh, liên kết này sẽ được hưởng 50,000 đồng, bác sĩ đọc kết quả hưởng 40,000 đồng.



Bệnh viện Bình dân nơi phát hiện hàng loạt sai phạm

Tất nhiên, một số thành viên ban giám đốc bệnh viện còn được hưởng số tiền chênh lệch lớn từ sự liên kết đặt máy này. Cụ thể “nhóm lợi ích” (hay nói cho rõ hơn đó là nhóm tham nhũng) gồm bác sĩ Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc mới về hưu của Bệnh viện Bình Dân - được hơn 1,16 tỷ đồng, BS Nguyễn Văn Vĩnh - Phó Giám đốc bệnh viện - được hơn 723 triệu đồng, BS Vũ Lê Chuyên - Phó Giám đốc bệnh viện - được hơn 415 triệu đồng, bà Trần Thị Xuyến - Trưởng phòng Tài chính - được hơn 531 triệu đồng và BS Hoàng Vĩnh Chúc - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - được hơn 254 triệu đồng.
Bệnh viện vi phạm mua sắm trang thiết bị y tế không qua đấu thầu, gây lãng phí 53.7 tỷ đồng. Mua 2 máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp và 2 máy cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến nhưng để “trùm mền” không sử dụng được, gây lãng phí hơn 1.7 tỉ đồng. (1 tỉ đồng VN tương đương $47,500 Mỹ kim).
Ngoài các sai phạm trên, Bệnh Viện Bình Dân còn thực hiện không đúng quy trình tuyển dụng lao động theo Bộ Luật Lao động; cho thuê chỗ làm bãi giữ xe, căng tin, đặt máy ATM, nhà vệ sinh, máy photocopy đều không có căn cứ pháp lý, đấu thầu; vi phạm về công tác đấu thầu, cung ứng thuốc; vi phạm công tác thực hiện quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh và công tác phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Sở Y Tế đã đề nghị thu hồi số tiền gần 3.4 tỷ đồng sai phạm nộp ngân sách Nhà nước, yêu cầu bệnh viện chấn chỉnh hoạt động, xem xét tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các cá nhân đã có sai phạm trong kết luận thanh tra.
Ăn phim X-quang, ép bệnh nhân mổ dịch vụ
Tại Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình, qua kiểm tra 32,033 phim chụp X-quang trong các tháng 10-2010, tháng 10-2011 và tháng 6-2012, Thanh tra Sở Y tế TP Sài Gòn phát hiện có đến 6.688 phim sai, phim cắt xén để hưởng phần chênh lệch vật tư tiêu hao.


Bệnh nhân ngồi chờ đợi tại BV Chấn thương chỉnh hình
Cụ thể, khi có bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A (kích thước 35 x 43 cm) thì kỹ thuật viên sẽ phù phép cắt đôi phim khi chụp, cho ra hình ảnh X-quang với tấm phim chỉ còn kích thước 35 x 21,5 cm.
Ngoài “chiêu” cắt xén, kỹ thuật viên còn dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng phim B (kích thước 26 x 36 cm) có đơn giá 23,000 đồng/tấm thay cho loại phim A có đơn giá 42,000 đồng/tấm. Qua kiểm tra 1.126 phim chụp cho bệnh nhân ngoại trú còn lưu trữ trong tháng 10,2011, thanh tra phát hiện có 444 trường hợp đổi phim A thành B, chiếm tỉ lệ hơn 39,4%.
Bằng các thủ đoạn cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang như trên, nhiều năm nay, một số cá nhân tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình đã “móc túi” nhiều tỷ đồng từ hàng chục ngàn bệnh nhân.
Theo Thanh tra Sở Y tế, ước tính số tiền sai lệch trên tổng số phim sử dụng hàng năm của bệnh viện là hơn 3.3 tỷ đồng. Riêng trong 5 tháng cuối năm 2011, việc cắt, ghép phim tạo ra số lượng “phim thừa” là 12,630 phim, tương đương gần 320 triệu đồng.

6.688 tờ phim "mang tội gian lận" bị thanh tra Sở tạm giữ

Do còn có những sai phạm chưa có cơ sở làm rõ, Thanh tra Sở Y tế đã đề nghị chuyển hồ sơ Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình cho Thanh tra TP Sài Gòn tiếp tục thanh tra toàn diện bệnh viện này.
Một loạt sai phạm ở Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn
Bên cạnh 2 “ông lớn,” một BV nhỏ hơn là BV Nguyễn Tri Phương, Thanh tra Sở Y tế cũng xác định tình trạng gian lận phim xảy ra tại bệnh viện này. Có 2 bác sĩ gây ra “vụ việc tiêu cực” này đã phải bồi hoàn hơn 600 triệu đồng và đã nộp đơn xin nghỉ việc. (Rất tiếc tên tuổi của 2 vị bác sĩ “khả kính” này chưa được tiết lộ).
Nguồn tin mới nhất còn cho biết: Chỉ định mổ dịch vụ những bệnh nhân cấp cứu, các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, còn bị cho là đã "rút ruột" hàng chục ngàn tấm phim để hưởng lợi.
Ngoài việc “ăn” 18,000 tấm phim, đến tháng 7/2012, khoa chẩn đoán hình ảnh còn bị Ban giám đốc bệnh viện phát hiện đã “rút ruột” 135 lọ thuốc cản quang.
Thanh tra TP Sài Gòn còn phát hiện bệnh viện này có tình trạng “nhập nhằng” giữa điều trị dịch vụ và điều trị công. Bệnh viện này đã thực hiện hoạt động dịch vụ "cả trong và ngoài giờ hành chính,” bác sĩ vừa hưởng lương nhà nước vừa hưởng tiền công từ điều trị dịch vụ. Trong đó, tỷ lệ điều trị dịch vụ năm 2011 chiếm hơn 53%, năm 2012 khoảng 47% tổng số ca phẫu thuật thủ thuật toàn bệnh viện (cả trong và ngoài giờ hành chính).
Qua các vụ việc xảy ra tại các bệnh viện trên, Thanh tra Sở Y tế cho biết sẽ có kế hoạch tiếp tục thanh tra toàn diện các bệnh viện tại TP.Sài Gòn trong thời gian tới nhằm chấn chỉnh hoạt động tại các đơn vị này.
Hãy chờ những cuộc thanh tra tiếp theo
Hiện Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện kết luận 20 cuộc thanh tra nữa. Trong đó có các tập đoàn, các ngân hàng như: Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Cao Su Việt Nam (VRG); thanh tra tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) và nhiều cuộc thanh tra khác đang được thực hiện.
Hãy chờ đợi những cuộc thanh tra này đưa dẫn tới đâu và những “quan lớn” nào sẽ bị vạch mặt chỉ tên cho nhân dân cả nước được biết. Người dân rất muốn biết những vấn đề cụ thể như ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao Thông Vận tải đã nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD. Ngoài ra, ông Dương Chí Dũng bỏ túi 10 tỷ đồng trong thương vụ “béo bở” hơn. Đó là vụ mua u nổi cũ, 43 năm tuổi có giá thực tế hơn 2 triệu USD nhưng ông Dương Chí Dũng vẫn đồng ý mua với giá gấp gần 10 lần, bỏ túi hơn 10 tỷ đồng do bên môi giới “lại quả.” Việc làm của ông Dũng gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 tỷ đồng.
Lần theo số tiền này, cơ quan điều tra phát hiện Dương Chí Dũng đã sử dụng số tiền tham ô để mua nhà cho “bồ nhí,” người đã có con riêng với Dương Chí Dũng, 2 căn nhà, một căn tại tầng 29 tòa tháp B, tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Nếu tính theo giá bán căn nhà cao cấp này trên thị trường, giá trị tài sản lên đến khoảng gần 17,4 tỷ đồng. Rất có thể hai căn nhà này sẽ bị phong tỏa kê biên. (Tôi sẽ tường thuật chi tiết vụ tham nhũng “vĩ đại” và chạy trốn rất bài bản này trong một bài khác).
Đó là điều cụ thể mà người dân muốn biết và có quyền được biết. Người dân lúc này không còn muốn nghe “một bộ phận cán bộ tham nhũng” hoặc một “một số nơi, một số địa phương yếu kém,” nói theo kiểu “huề cả làng.”
Cũng trong buổi họp báo sáng 6-10, người tố cáo là BS Nguyễn Thị Thu Thủy đã liên lạc với Sở Y tế mong muốn được đối chất để nói lên sự thực, nhưng Sở Y tế từ chối. Nói với phóng viên, chị Thủy cho biết đã đã đợi nhiều giờ liền để được vào cuộc họp nhưng nhưng bảo vệ không cho vào, mặc dù có một số phóng viên bảo lãnh.
Nói với giới báo chí, bác sĩ Thủy tiếp tục khẳng định có sự gian lận, tráo đổi thủy tinh thể của BV Mắt Hà Nội đối với người bệnh chứ không phải là sự chỉ định phù hợp cho bệnh nhân như giải thích của lãnh đạo BV. BS Thủy rất phẫn nộ, “Đây là một sai phạm nghiêm trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quyền lợi của người bệnh.” Không dám cho người tố cáo đối chất trước công luận, phải chăng BV đã run sợ, đã gián tiếp công nhận những sự thật như đơn tố cáo? Chưa biết vụ này có “qua sông đắm đò” không.
Nhưng bỏ qua những tai tiếng của mấy BV ở Hà Nội. Trong thời gian này, người dân TP Sài Gòn đang bàn tán rùm beng về những sai phạm tầy đình của hai BV lớn nhất TP và của cả miền Nam VN như tôi đã đề cập ở phần đầu bài.

Sai phạm động trời tại hai bệnh viện lớn tại Sài Gòn

Chiều ngày 7/10, lãnh đạo sở Y tế TP. Sài Gòn đã công bố kết luận chính thức thanh tra bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và bệnh viện Bình Dân.
Theo tường thuật của phóng viên Quốc Ngọc (báo Dân Việt), việc thanh tra được thực hiện sau khi có đơn tố cáo từ các bác sĩ làm việc tại đây bày tỏ sự bất bình trước tình trạng bệnh nhân bị “móc túi” hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng không một ai dám lên tiếng.

Nhóm lợi ích tại Bệnh Viện Bình Dân

Thanh tra Sở Y Tế TP Sài Gòn phát hiện hành loạt sai phạm trong việc liên doanh, liên kết với tư nhân bên ngoài nhằm đặt máy móc, thiết bị tại bệnh viện để thu lợi vào túi cá nhân hàng tỷ đồng.
Theo đó, mỗi bác sĩ khi chỉ định một bệnh nhân đi siêu âm, chụp X-quang... từ các máy liên doanh, liên kết này sẽ được hưởng 50,000 đồng, bác sĩ đọc kết quả hưởng 40,000 đồng.
Tất nhiên, một số thành viên ban giám đốc bệnh viện còn được hưởng số tiền chênh lệch lớn từ sự liên kết đặt máy này. Cụ thể “nhóm lợi ích” (hay nói cho rõ hơn đó là nhóm tham nhũng) gồm bác sĩ Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc mới về hưu của Bệnh viện Bình Dân - được hơn 1,16 tỷ đồng, BS Nguyễn Văn Vĩnh - Phó Giám đốc bệnh viện - được hơn 723 triệu đồng, BS Vũ Lê Chuyên - Phó Giám đốc bệnh viện - được hơn 415 triệu đồng, bà Trần Thị Xuyến - Trưởng phòng Tài chính - được hơn 531 triệu đồng và BS Hoàng Vĩnh Chúc - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - được hơn 254 triệu đồng.
Bệnh viện vi phạm mua sắm trang thiết bị y tế không qua đấu thầu, gây lãng phí 53.7 tỷ đồng. Mua 2 máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp và 2 máy cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến nhưng để “trùm mền” không sử dụng được, gây lãng phí hơn 1.7 tỉ đồng. (1 tỉ đồng VN tương đương $47,500 Mỹ kim).
Ngoài các sai phạm trên, Bệnh Viện Bình Dân còn thực hiện không đúng quy trình tuyển dụng lao động theo Bộ Luật Lao động; cho thuê chỗ làm bãi giữ xe, căng tin, đặt máy ATM, nhà vệ sinh, máy photocopy đều không có căn cứ pháp lý, đấu thầu; vi phạm về công tác đấu thầu, cung ứng thuốc; vi phạm công tác thực hiện quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh và công tác phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Sở Y Tế đã đề nghị thu hồi số tiền gần 3.4 tỷ đồng sai phạm nộp ngân sách Nhà nước, yêu cầu bệnh viện chấn chỉnh hoạt động, xem xét tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các cá nhân đã có sai phạm trong kết luận thanh tra.

Ăn phim X-quang, ép bệnh nhân mổ dịch vụ

Tại Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh HÌNH, qua kiểm tra 32,033 phim chụp X-quang trong các tháng 10-2010, tháng 10-2011 và tháng 6-2012, Thanh tra Sở Y tế TP Sài Gòn phát hiện có đến 6.688 phim sai, phim cắt xén để hưởng phần chênh lệch vật tư tiêu hao.
Cụ thể, khi có bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A (kích thước 35 x 43 cm) thì kỹ thuật viên sẽ phù phép cắt đôi phim khi chụp, cho ra hình ảnh X-quang với tấm phim chỉ còn kích thước 35 x 21,5 cm.
Ngoài “chiêu” cắt xén, kỹ thuật viên còn dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng phim B (kích thước 26 x 36 cm) có đơn giá 23,000 đồng/tấm thay cho loại phim A có đơn giá 42,000 đồng/tấm. Qua kiểm tra 1.126 phim chụp cho bệnh nhân ngoại trú còn lưu trữ trong tháng 10,2011, thanh tra phát hiện có 444 trường hợp đổi phim A thành B, chiếm tỉ lệ hơn 39,4%.
Bằng các thủ đoạn cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang như trên, nhiều năm nay, một số cá nhân tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình đã “móc túi” nhiều tỷ đồng từ hàng chục ngàn bệnh nhân.
Theo Thanh tra Sở Y tế, ước tính số tiền sai lệch trên tổng số phim sử dụng hàng năm của bệnh viện là hơn 3.3 tỷ đồng. Riêng trong 5 tháng cuối năm 2011, việc cắt, ghép phim tạo ra số lượng “phim thừa” là 12,630 phim, tương đương gần 320 triệu đồng.
Do còn có những sai phạm chưa có cơ sở làm rõ, Thanh tra Sở Y tế đã đề nghị chuyển hồ sơ Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình cho Thanh tra TP Sài Gòn tiếp tục thanh tra toàn diện bệnh viện này.

Một loạt sai phạm ở Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn

Bên cạnh 2 “ông lớn,” một BV nhỏ hơn là BV Nguyễn Tri Phương, Thanh tra Sở Y tế cũng xác định tình trạng gian lận phim xảy ra tại bệnh viện này. Có 2 bác sĩ gây ra “vụ việc tiêu cực” này đã phải bồi hoàn hơn 600 triệu đồng và đã nộp đơn xin nghỉ việc. (Rất tiếc tên tuổi của 2 vị bác sĩ “khả kính” này chưa được tiết lộ).
Nguồn tin mới nhất còn cho biết: Chỉ định mổ dịch vụ những bệnh nhân cấp cứu, các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, còn bị cho là đã "rút ruột" hàng chục ngàn tấm phim để hưởng lợi.
Ngoài việc “ăn” 18,000 tấm phim, đến tháng 7/2012, khoa chẩn đoán hình ảnh còn bị Ban giám đốc bệnh viện phát hiện đã “rút ruột” 135 lọ thuốc cản quang.
Thanh tra TP Sài Gòn còn phát hiện bệnh viện này có tình trạng “nhập nhằng” giữa điều trị dịch vụ và điều trị công. Bệnh viện này đã thực hiện hoạt động dịch vụ "cả trong và ngoài giờ hành chính,” bác sĩ vừa hưởng lương nhà nước vừa hưởng tiền công từ điều trị dịch vụ. Trong đó, tỷ lệ điều trị dịch vụ năm 2011 chiếm hơn 53%, năm 2012 khoảng 47% tổng số ca phẫu thuật thủ thuật toàn bệnh viện (cả trong và ngoài giờ hành chính).
Qua các vụ việc xảy ra tại các bệnh viện trên, Thanh tra Sở Y tế cho biết sẽ có kế hoạch tiếp tục thanh tra toàn diện các bệnh viện tại TP.Sài Gòn trong thời gian tới nhằm chấn chỉnh hoạt động tại các đơn vị này.

Hãy chờ những cuộc thanh tra tiếp theo

Hiện Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện kết luận 20 cuộc thanh tra nữa. Trong đó có các tập đoàn, các ngân hàng như: Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Cao Su Việt Nam (VRG); thanh tra tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) và nhiều cuộc thanh tra khác đang được thực hiện.
Hãy chờ đợi những cuộc thanh tra này đưa dẫn tới đâu và những “quan lớn” nào sẽ bị vạch mặt chỉ tên cho nhân dân cả nước được biết. Người dân rất muốn biết những vấn đề cụ thể như ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao Thông Vận tải đã nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD. Ngoài ra, ông Dương Chí Dũng bỏ túi 10 tỷ đồng trong thương vụ “béo bở” hơn. Đó là vụ mua u nổi cũ, 43 năm tuổi có giá thực tế hơn 2 triệu USD nhưng ông Dương Chí Dũng vẫn đồng ý mua với giá gấp gần 10 lần, bỏ túi hơn 10 tỷ đồng do bên môi giới “lại quả.” Việc làm của ông Dũng gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 tỷ đồng.
Lần theo số tiền này, cơ quan điều tra phát hiện Dương Chí Dũng đã sử dụng số tiền tham ô để mua nhà cho “bồ nhí,” người đã có con riêng với Dương Chí Dũng, 2 căn nhà, một căn tại tầng 29 tòa tháp B, tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Nếu tính theo giá bán căn nhà cao cấp này trên thị trường, giá trị tài sản lên đến khoảng gần 17,4 tỷ đồng. Rất có thể hai căn nhà này sẽ bị phong tỏa kê biên. (Tôi sẽ tường thuật chi tiết vụ tham nhũng “vĩ đại” và chạy trốn rất bài bản này trong một bài khác).
Đó là điều cụ thể mà người dân muốn biết và có quyền được biết. Người dân lúc này không còn muốn nghe “một bộ phận cán bộ tham nhũng” hoặc một “một số nơi, một số địa phương yếu kém,” nói theo kiểu “huề cả làng.”

Văn Quang