Thế nhưng bạn nên nhớ rằng trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn.
Các đầu bếp thường bị chỉ trích khi chế biến sò bằng cách luộc và cho sôi nhanh. Điều này dĩ nhiên không thể ngăn chặn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị. Lời khuyên tốt nhất bạn nên tìm nên những nhà hàng uy tín để tránh được những mối lo về an toàn thực phẩm.
Bản thân nhiều người thích ăn sò huyết nướng tái. Đây cũng là nguy cơ mắc bệnh nếu bạn không may mắn.
Cá ngừ: Thịt cá ngừ sẽ sinh ra độc tố scombrotoxin khi bảo quản ở nhiệt độ trên 60 độ C. Loại độc tố này gây nhức đầu, chuột rút và gây sốt. Điều tệ hại là độc tố này không bị phân hủy kể cả khi bạn đã nấu nướng thịt cá trên bếp thật lâu.
Hàu: Hàu chứa vi trùng Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus có thể gây ra những cơn nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy. Nguy cơ bị “dính” các triệu chứng này càng lớn nếu bạn ăn hàu sống hoặc nấu chưa chín.
Khoai tây: Khoai tây được nấu chín không có khả năng gây bệnh. Mầm bệnh có thể “ủ” vào khoai tây từ những thức ăn sống khác chẳng hạn như thịt, nhất là khi bạn dùng chung thớt.
Phô mai: Loại thực phẩm này dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn như Salmonella hay Listeria – một loại vi khuẩn có thể gây sẩy thai. Đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai cần thận trọng khi ăn các loại phô mai.
Rau mầm: Hạt giống bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới rau không sạch và khí hậu nóng ẩm của Việt Nam là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vì vậy, trẻ em, người già và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu nên cẩn thận khi ăn rau mầm.
Trứng nướng: TS Lê Thị Hồng Hảo, phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết: Người dân nên lưu ý đến nguồn gốc cũng như quy trình chế biến của các loại thực phẩm. Đối với món ăn trứng gà nướng kiểu Thái Lan, nếu ăn phải loại trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiễm khuẩn trong khi chế biến sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, người ăn có thể bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí tiêu chảy.
TS Lê Thị Hồng Hảo phân tích ở vỏ trứng gà luôn chứa nhiều loại vi khuẩn do trứng hay bị dính phân gà. Trong các loại vi khuẩn có ở phân gà, có một loại vi khuẩn rất phổ biến là Salmonella.
Loại vi khuẩn này chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 80-100 độ C. Nếu ở nhiệt độ 35-37 độ C thì loại vi khuẩn này có thể sống được 6 ngày. Chính vì vậy, nếu trong quá trình lấy lòng trứng ra khỏi vỏ mà vỏ quả trứng không được rửa sạch thì vi khuẩn có thể bị dính vào lòng trứng.
Ăn phải quả trứng có vi khuẩn còn sống thì người ăn có thể mắc phải nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Đặc biệt nguy hại hơn, các bác sĩ còn cho biết trứng gà nướng nếu là trứng không rõ nguồn gốc, không có tem kiểm dịch thì nguy cơ trứng nhiễm H5N1 là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ăn thịt hộp bảo quản không đúng có thể gây liệt cơ. Nếu bạn cất giữ thịt tươi, thịt hộp hoặc các thức ăn giàu đạm không đúng cách hoặc quá thời hạn sử dụng chính là tạo điều kiện lý tưởng cho một loại vi khuẩn có tên là Clostridium botulinum phát triển, sinh độc tố…
C.botulinum là một loại vi khuẩn kỵ khí gram dương, có khả năng sinh nha bào (vỏ) khi gặp điều kiện sống không thuận lợi. Nha bào của vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ 120oC trong 4 phút. C.botulinum sống trong đất, bùn, bụi bẩn, ruột cá, ruột gia súc và đặc biệt phát triển mạnh trong thức ăn ôi thiu, môi trường kín như thịt hộp để lâu ngày (đã từng có những vụ ngộ độc hàng loạt độc tố C.botulinum do ăn thịt hộp).
Độc tố do C.botulinum sinh ra là loại độc tố thần kinh (neurotoxin) có bản chất là chuỗi polypetide với phân tử lượng 150kDa với các type A, B, E gây độc ở người. Độc tố này có thể bị phân hủy ở nhiệt độ 80oC trong 30 phút và 100oC trong 10 phút. Độc tính của neurotoxin rất mạnh, chỉ cần 0,03mg là đủ gây tử vong ở người lớn.