Hình từ trang Web: www.malala-yousafzai.com |
Vào năm 2004 lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban chiếm toàn bộ khu vực thung lũng Swat, nơi em đang sống bình yên với bố mẹ và hai người em, hằng ngày cắp sách đến trường. Tiếp đó, từ năm 2007, Taliban cấm phụ nữ không nghe nhạc và hạn chế họ lui tới nhiều cơ sở công cộng. Đến 15.01.2009 thì Taliban lại ban hành một sắc lệnh mới cấm các em học sinh nữ đi học, phá hủy khoảng 150 trường học. Thời gian này đài BBC phổ biến một tập nhật ký của một cô gái Pakistan 11 tuổi có tên là Gul Makai bằng tiếng Urdu trên trang Blog của đài BBC. Sau này người ta mới biết được Gul Makai là bút hiệu của Malala Yousafzai.Những trang nhật ký đầy lo âu đau buồn của cô gái Pakistan 11 tuổi ấy được BBC News online đăng tải ngày 19 tháng 1 năm 2009 đã gây xúc động, như sau:
Thứ tư ngày 14 tháng
1: KHÔNG ĐI HỌC TRỞ LẠI
Tôi đang ở trong một tâm trạng xấu trong khi đi học bởi vì kỳ nghỉ mùa đông đang bắt đầu từ ngày mai. Hiệu trưởng công bố những kỳ nghỉ, nhưng không đề cập đến ngày nhà trường sẽ mở cửa trở lại. Đây là lần đầu tiên điều này đã xảy ra.
Thứ Năm 15 tháng 1:
Tôi đang ở trong một tâm trạng xấu trong khi đi học bởi vì kỳ nghỉ mùa đông đang bắt đầu từ ngày mai. Hiệu trưởng công bố những kỳ nghỉ, nhưng không đề cập đến ngày nhà trường sẽ mở cửa trở lại. Đây là lần đầu tiên điều này đã xảy ra.
Thứ Năm 15 tháng 1:
ĐÊM ĐẦY HỎA LỰC CỦA ĐẠN PHÁO
Đêm đã được lấp đầy với tiếng ồn của hỏa lực pháo binh và tôi thức dậy ba lần. Nhưng kể từ khi không còn đến trường học, tôi thức dậy muộn hơn sau 10 giờ sáng. Sau đó, bạn của tôi đến và chúng tôi đã thảo luận bài tập mang về nhà của chúng tôi. Taliban đã nhiều lần nhắm mục tiêu các trường học ở Swat.
Hôm nay là ngày 15 tháng 1, ngày cuối cùng trước khi sắc lệnh của Taliban có hiệu lực, và bạn tôi đã thảo luận về bài tập ở nhà, nếu như không có gì khác thường đã xảy ra.
Hôm nay, tôi cũng đọc nhật ký viết cho đài BBC (Urdu) và được công bố trên báo chí. Mẹ tôi thích bút hiệu “Gul Makai” và nói với cha tôi rằng tại sao không thay đổi tên của tôi là“Gul Makai”? Tôi cũng thích cái tên nầy bởi vì thực sự tên đó có nghĩa là “đau buồn”. Cha tôi nói rằng mấy hôm trước, có một người nào đó mang lại các bản in của cuốn nhật ký này nói rằng nó tuyệt vời như thế nào. Cha tôi nói rằng ông chỉ mỉm cười, nhưng thậm chí không thể nói nó đã được viết bởi con gái của mình. (Nguồn: RFA)
Khoảng cuối năm 2009 quân chính phủ Pakistan đã đuổi được phiến quân Taliban ra khỏi ngôi làng, nhưng tình hình an ninh vẫn chưa tốt đẹp mấy. Báo The New York Times và nhà làm phim Adam Ellich có đến Swat-Tal và thực hiện cuốn phim Class Dismissed (Bị sa thải khỏi lớp). Cuốn phim làm chấn động cả thế giới bên ngoài Pakistan. Hội Từ Thiện ở Thụy Sĩ thông qua Trung tâm Phụ nữ Pakistan giúp thành lập một ngôi trường ở Swat-Tal, thu nhận khoảng 150 học sinh. Sự kiện này là một cái gai trong mắt những kẻ cuồng tín của Lực Lượng Hồi giáo cực đoan Taliban.
Chiều ngày 09.10.2012 trên chuyến xe bus về nhà sau giờ tan học, một kẻ khủng bố bịt mặt bước lên xe, hỏi các học sinh ai là Malala. Tất cả đều nín thở yên lặng, nhưng nhiều ánh mắt ngây thơ phản ứng tự nhiên hướng về hàng ghế đầu, chỗ Malala ngồi. Tên khủng bố có hàm râu quai nón nhắm vào đầu và cổ Malala và các bạn em nổ súng. Malala bị thương nặng, vài em học sinh khác trên xe cũng bị thương. Hay tin Thủ Tướng Pakistan đã ra lệnh trực thăng chở em ngay đến bệnh viện thủ đô và sau đó em được chuyển cấp tốc sang Queen Elizabeth Hospital ở London để giải phẩu. May mắn thay Malala được những bác sĩ ở Anh cứu sống và được ở lại đi học ở London. Một lần nữa giấc mơ đến trường của em được thành tựu.
Nhưng Malala không chỉ dừng lại ở đó. Em cũng mong muốn các bạn của em ở Pakistan và cả 57 triệu trẻ em bất hạnh trên toàn thế giới cũng được đi học như em. Ở vùng đất tự do em đã được phép nói những gì mình suy nghĩ. Malala, dù đến nay mới 17 tuổi đã đi diễn thuyết, trả lời phỏng vấn tại rất nhiều nơi và nhiều cơ quan thông tấn.
Có thể kể vài ví dụ như sau:
Ngày 12.07.2013, ngày sinh nhật thứ 16 của em, ở Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Đây cũng là một ngày rất đặc biệt, LHQ đặt tên là “Ngày Malala – Malala Day”, ngày mà cả ngàn sinh viên học sinh từ 85 quốc gia trên thế giới được mời đến và được ngồi trên những hàng ghế đầu còn các nhà ngoại giao và các chính trị gia lại được xếp ngồi phía sau. Hôm đó ông Gordin Browm, cựu Thủ Tướng Anh và là đặc sứ danh dự của LHQ về giáo dục toàn cầu đã chúc mừng sinh nhật của Malala và gọi cô là "cô gái dũng cảm nhất thế giới". Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cũng ngợi khen "Malala, nữ anh hùng, nhà vô địch", ông giải thích rằng "những kẻ khủng bố sợ nhất là việc người trẻ được học hành, các bé gái được học hành".
Trong bài phát biểu của Malala hôm đó, em đã trao gởi một “Thông Điệp Malala” không những chỉ đến gần một ngàn những bạn trẻ và mấy trăm nhà ngoại giao trong hội trường Liên Hiệp Quốc mà cho cả thế giới:
… “Các bạn thân mến của tôi, vào ngày 09 tháng 10 năm 2012, người Taliban đã bắn vào trán bên trái của tôi. Họ bắn bạn bè của tôi nữa. Họ cho rằng những viên đạn đó sẽ làm cho chúng tôi im lặng, nhưng họ đã thất bại. Và từ sự im lặng đó đã trỗi lên hàng ngàn tiếng nói khác. Những người khủng bố nghĩ rằng họ sẽ thay đổi mục đích của tôi và ngăn chận tham vọng của tôi. Nhưng không có gì thay đổi trong cuộc sống của tôi trừ điều này: sự yếu hèn, sự sợ hãi và nỗi tuyệt vọng đã chết. Sự mạnh mẽ, sức mạnh và lòng can đảm đã nảy sinh. Tôi vẫn là Malala như xưa. Những ước muốn của tôi vẫn như cũ. Những hy vọng của tôi vẫn như cũ. Và những giấc mơ của tôi cũng vẫn như cũ. Anh chị em thân mến, tôi không chống phá ai hết. Tôi cũng không đứng đây để nói về sự trả thù cá nhân đối với người Taliban hay bất cứ một nhóm khủng bố nào. Tôi đứng đây để nói về quyền được đi học của mỗi trẻ em. Tôi mong muốn sự giáo dục cho con trai và con gái của người Taliban và của tất cả những người khủng bố và cực đoan. Tôi thậm chí không căm thù người Taliban nào đã bắn trúng tôi.
Cho dù tôi có súng trong tay và anh ta đang đứng trước mặt tôi, tôi cũng sẽ không bắn anh ta. Đây là sự từ bi mà tôi đã học được từ Mohamed, nhà tiên tri của nhân từ, từ Jesus Christ và đức Phật. Đây là di sản về sự đổi thay mà tôi đã thừa hưởng được từ Martin Luther King, Nelson Mandela và Mohammed Ali Jinnah.”
[…]
“Anh chị em thân mến, chúng ta không nên quên rằng hàng triệu người đang phải chịu đựng nghèo khó và bất bình đẳng và sự vô học. Chúng ta không nên quên rằng hàng triệu trẻ em phải rời bỏ trường lớp. Chúng ta không nên quên rằng anh chị em chúng ta đang chờ đợi một tương lai tươi sáng và hòa bình. Vậy chúng ta hãy mở một cuộc đấu tranh thật huy hoàng chống lại sự thất học, nghèo đói và khủng bố, chúng ta hãy nhặt sách và bút lên, vì đây là những vũ khí mạnh mẽ nhất. Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút có thể làm thay đổi cả thế giới. Giáo dục là phương thức duy nhất. Giáo dục là hàng đầu. Cám ơn.”
(Nguồn:http://haydanhthoigian.net/2013/07/14/bai-noi-chuyen-cua-malala-yousafzai-truoc-lien-hiep-quoc/ - Diệu Quyên dịch)
Lần khác, vào ngày 08.10.2013 trong chương trình truyền hình The Daily Show with Jon Stewart của Mỹ. Phóng viên đồng thời là danh hài Jon Stewart đã giới thiệu cuốn sách vừa xuất bản mang tựa đề „Tôi là Malala – I am Malala“ và đặt câu hỏi là Malala sẽ hành động như thế nào nếu Talaiban muốn đến sát hại cô. Câu trả lời tự nhiên không chuẩn bị của em đã khiến người dẫn chương trình nổi tiếng và đầy kinh nghiệm như Jon Stewart phải lặng người trong vài phút và không nói nên lời.
Malala đã phát biểu đầy cảm động: „Tôi vẫn tự hỏi, tôi phải làm thế nào nếu Taliban đến đây. Tôi tự nhủ: Malala này sẽ cầm chiếc giày lên và đập vào đầu họ. Nếu họ từng nghĩ là Malala thuở đó thật ngây thơ ngu dại thì sẽ lầm to. Nhưng tôi liền nghĩ ngay lại rằng: nếu tôi cầm chiếc giày đánh lên họ thì thật tôi cũng chẳng khác gì họ. Tôi không thể đối xử với người khác bằng bạo lực và hung ác, tôi sẽ đấu tranh với người khác bằng hòa bình, bằng đối thoại và bằng giáo dục. Rồi tôi nghĩ tôi sẽ nói với họ rằng giáo dục là quan trọng thế nào và sẽ nói, thậm chí tôi cũng muốn mang nền giáo dục đến với con cái của họ nữa. Và tôi sẽ nói: đó là tất cả những điều tôi muốn nói với các ông, giờ thì các ông muốn làm gì tôi thì làm”.
Ông Jon Stewart và khán giả sửng sờ trước câu trả lời của Malala. Sau đó để làm dịu không khí buổi phỏng vấn, ông ta xin nhận Malala làm con nuôi.
(Chú thích: hình ảnh dùng giày đánh lên đầu người khác trong văn hóa Ả Rập là một hình thức sỉ nhục, như sự kiện Tổng Thống Mỹ George W. Bush đã từng bị một phóng viên ném giày vào đầu tại Iraq vào năm 2008 trong một buổi họp báo; có thể so sánh như người bình dân ở Việt Nam hay nói dùng chổi đánh lên đầu. - vct)
Đáng khâm phục thay một em bé gái lớn lên trong văn hóa Hồi Giáo, lúc đó chỉ mới 16 tuổi, mà đã có những nhận định chín chắn như thế. Cốt cách và khẩu khí này đến nay người ta chỉ thấy ở những bậc Thầy tiếng tăm như Mahamat Gandhi hay Đạt Lai Lạt Ma, Thích Nhất Hạnh.
Em Malala cũng được Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle cũng như con gái Malia tiếp kiến tại Tòa Bạch Ốc vào 11.10.2013. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama muốn ngỏ lời cám ơn Malala vì những công lao của cô cho việc giáo dục trẻ gái ở Pakistan. Em cũng đã tiếp kiến Nữ Hoàng Anh Elisabeth để cám ơn và tặng bà cuốn sách của em.
Trong năm 2013 Malala đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế giá trị, ví dụ như:
Giải “Hòa bình Thiếu Nhi Quốc tế - International Children Peace” vào 06.09.2013 tại thành phố The Hague (Den Haag) Hòa Lan.
Giải thưởng nhân quyền Politkovskaya vào ngày 4.10.2013 do Tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền lợi phụ nữ “RAW in WAR“.
Giải thưởng Sakarov: Giải thưởng nhân quyền danh giá nhất Liên hiệp Âu Châu (Sakarov Award-EU’s top Human Rights Award) vào ngày 11.10.2013. Giải thưởng đã từng trao cho các nhân vật tranh đấu nhân quyền lừng danh như Nelson Mandela (Nam Phi), bà Aung San Suu kyi (Miến Điệm)… Malala đã vượt qua những người được đề cử khác là Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo đã tiết lộ tài liệu mật về chương trình giám sát quy mô của Mỹ, và ba nhà đối lập Belarus đang bị cầm tù. Đây còn được xem là giải thưởng hàng đầu châu Âu với giá trị tương đương 65.000 USD.
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi.
Trên một chương trình Truyền hình ở Đức mang tên “RTL-Một Năm Nhìn Lại” vào ngày 02.12.2013, người dẫn chương trình nổi tiếng là Günther Jauch đã phỏng vấn Malala và em cũng đã nói: "Tôi chỉ mong muốn mọi trẻ em được hưởng nền giáo dục. Và tôi cũng muốn con cái của Taliban cũng có thể đi học, bởi vì giấc mơ của tôi là mọi trẻ em được cầm các cuốn sách và cây bút trong tay. Tôi sẽ luôn luôn đấu tranh cho giáo dục.” Khi Günther Jauch đề nghị Malala có một lời nhắn gởi gì đó với các bạn trẻ ở Đức thì Malala đã mỉm cười và nói rằng: Sự học rất ư cần thiết. Có bao nhiêu đứa trẻ trên thế giới muốn đi học mà vì lý do này lý do nọ không thể đi được. Các bạn ơi, các bạn vẫn có thể thích và cứ chơi Gameboy nhưng phải nhớ học.
Malala, một cô gái 17 tuổi, với tôi dù xa địa lý, lạ văn hóa như thế, đã nhắc cho tôi những bài học Phật Pháp cơ bản mà tôi đã học từ thuở còn là Oanh Vũ ở GĐPT Hà Linh, đó là Bi Trí Dũng.
Bi: Tình thương người rộng lớn, kể cả với những kẻ đã từng có ý giết hại em. Em vẫn xem họ chỉ là những nạn nhân của cuồng tín ngu muội, của tham sân si. Em sẵn sàng tha thứ cho họ và sẵn sàng giúp con cái họ trên bước đường giáo dục. Bài học về sự tha thứ của em bé 17 tuổi này đáng để mọi người suy nghĩ.
Trí: Đặt giáo dục trẻ em lên hàng đầu, bất chấp tất cả hiểm nguy. Em đã đánh thức tất cả những kẻ trách nhiệm trên thế giới biết rằng hiện nay, thế kỷ thứ 21 vẫn còn 57 triệu trẻ em không có cơ hội đi học. Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút là khẩu hiệu em đã đề ra tại Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, câu chuyện này cũng giúp cho những bạn trẻ khác ở Tây phương, ở khắp nơi biết rằng, sự việc được cắp sách đến trường không phải ai cũng có được, không phải là một điều dĩ nhiên!
Dũng: Vô úy – không sợ hãi trước mũi súng, không sợ hãi trước bạo lực. Em cũng dạy cho chúng tôi rằng, cách giải quyết mâu thuẩn không phải bằng con đường bạo lực: lấy oán báo oán, oán ấy chất chồng; lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan. Em cũng cho thấy rằng tâm vô úy không phân biệt tuổi tác, dù lúc em 11 tuổi hay 17 tuổi bây giờ và những ngày sau này nữa.
Tôi biết, em không phải Phật Tử, và em cũng còn quá trẻ để chỉ nghĩ tới một kiểu chính trị toan tính thiếu thành thật, nhưng tại sao em có thể có những suy nghĩ như những Phật Tử, kể cả tinh thần bất bạo động của Phật Giáo? Thôi, tôi hiểu rồi - em chỉ nói ra những nhận thức đúng như chân lý. Và chân lý, sự thật luôn bên nhau, là nhau – dù đó là những điều đã hơn một lần được nói ra ở tận vùng thung lũng sông Hằng miền đông bắc của tiểu lục địa Ấn Độ trên hai ngàn năm trước, không chỉ cho riêng ai mà cho cả nhân loại.
Xin cám ơn em, Malala. Ma-la-la, mãi-là-lá / Ma-la-la, mãi-là-hoa. Vâng, em là lá, em là hoa cho đời thêm xanh mát. Cho phép tôi gọi em như thế theo âm ngữ tiếng Việt của tôi: Ma-la-la, mãi-là-lá / Ma-la-la, mãi-là-hoa
Ma-la-la,
mãi-là-lá, mãi-là-hoa
Cho đời rộn mãi khúc ca tình người.
Cám ơn em đã giúp tôi ôn lại bài học Phật Pháp Oanh Vũ ngày xưa. Xin cám ơn!
Kiel, nghinh xuân 2014
Nguyên Đạo - Văn Công Tuấn
Đêm đã được lấp đầy với tiếng ồn của hỏa lực pháo binh và tôi thức dậy ba lần. Nhưng kể từ khi không còn đến trường học, tôi thức dậy muộn hơn sau 10 giờ sáng. Sau đó, bạn của tôi đến và chúng tôi đã thảo luận bài tập mang về nhà của chúng tôi. Taliban đã nhiều lần nhắm mục tiêu các trường học ở Swat.
Hôm nay là ngày 15 tháng 1, ngày cuối cùng trước khi sắc lệnh của Taliban có hiệu lực, và bạn tôi đã thảo luận về bài tập ở nhà, nếu như không có gì khác thường đã xảy ra.
Hôm nay, tôi cũng đọc nhật ký viết cho đài BBC (Urdu) và được công bố trên báo chí. Mẹ tôi thích bút hiệu “Gul Makai” và nói với cha tôi rằng tại sao không thay đổi tên của tôi là“Gul Makai”? Tôi cũng thích cái tên nầy bởi vì thực sự tên đó có nghĩa là “đau buồn”. Cha tôi nói rằng mấy hôm trước, có một người nào đó mang lại các bản in của cuốn nhật ký này nói rằng nó tuyệt vời như thế nào. Cha tôi nói rằng ông chỉ mỉm cười, nhưng thậm chí không thể nói nó đã được viết bởi con gái của mình. (Nguồn: RFA)
Khoảng cuối năm 2009 quân chính phủ Pakistan đã đuổi được phiến quân Taliban ra khỏi ngôi làng, nhưng tình hình an ninh vẫn chưa tốt đẹp mấy. Báo The New York Times và nhà làm phim Adam Ellich có đến Swat-Tal và thực hiện cuốn phim Class Dismissed (Bị sa thải khỏi lớp). Cuốn phim làm chấn động cả thế giới bên ngoài Pakistan. Hội Từ Thiện ở Thụy Sĩ thông qua Trung tâm Phụ nữ Pakistan giúp thành lập một ngôi trường ở Swat-Tal, thu nhận khoảng 150 học sinh. Sự kiện này là một cái gai trong mắt những kẻ cuồng tín của Lực Lượng Hồi giáo cực đoan Taliban.
Chiều ngày 09.10.2012 trên chuyến xe bus về nhà sau giờ tan học, một kẻ khủng bố bịt mặt bước lên xe, hỏi các học sinh ai là Malala. Tất cả đều nín thở yên lặng, nhưng nhiều ánh mắt ngây thơ phản ứng tự nhiên hướng về hàng ghế đầu, chỗ Malala ngồi. Tên khủng bố có hàm râu quai nón nhắm vào đầu và cổ Malala và các bạn em nổ súng. Malala bị thương nặng, vài em học sinh khác trên xe cũng bị thương. Hay tin Thủ Tướng Pakistan đã ra lệnh trực thăng chở em ngay đến bệnh viện thủ đô và sau đó em được chuyển cấp tốc sang Queen Elizabeth Hospital ở London để giải phẩu. May mắn thay Malala được những bác sĩ ở Anh cứu sống và được ở lại đi học ở London. Một lần nữa giấc mơ đến trường của em được thành tựu.
Nhưng Malala không chỉ dừng lại ở đó. Em cũng mong muốn các bạn của em ở Pakistan và cả 57 triệu trẻ em bất hạnh trên toàn thế giới cũng được đi học như em. Ở vùng đất tự do em đã được phép nói những gì mình suy nghĩ. Malala, dù đến nay mới 17 tuổi đã đi diễn thuyết, trả lời phỏng vấn tại rất nhiều nơi và nhiều cơ quan thông tấn.
Có thể kể vài ví dụ như sau:
Ngày 12.07.2013, ngày sinh nhật thứ 16 của em, ở Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Đây cũng là một ngày rất đặc biệt, LHQ đặt tên là “Ngày Malala – Malala Day”, ngày mà cả ngàn sinh viên học sinh từ 85 quốc gia trên thế giới được mời đến và được ngồi trên những hàng ghế đầu còn các nhà ngoại giao và các chính trị gia lại được xếp ngồi phía sau. Hôm đó ông Gordin Browm, cựu Thủ Tướng Anh và là đặc sứ danh dự của LHQ về giáo dục toàn cầu đã chúc mừng sinh nhật của Malala và gọi cô là "cô gái dũng cảm nhất thế giới". Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cũng ngợi khen "Malala, nữ anh hùng, nhà vô địch", ông giải thích rằng "những kẻ khủng bố sợ nhất là việc người trẻ được học hành, các bé gái được học hành".
Trong bài phát biểu của Malala hôm đó, em đã trao gởi một “Thông Điệp Malala” không những chỉ đến gần một ngàn những bạn trẻ và mấy trăm nhà ngoại giao trong hội trường Liên Hiệp Quốc mà cho cả thế giới:
… “Các bạn thân mến của tôi, vào ngày 09 tháng 10 năm 2012, người Taliban đã bắn vào trán bên trái của tôi. Họ bắn bạn bè của tôi nữa. Họ cho rằng những viên đạn đó sẽ làm cho chúng tôi im lặng, nhưng họ đã thất bại. Và từ sự im lặng đó đã trỗi lên hàng ngàn tiếng nói khác. Những người khủng bố nghĩ rằng họ sẽ thay đổi mục đích của tôi và ngăn chận tham vọng của tôi. Nhưng không có gì thay đổi trong cuộc sống của tôi trừ điều này: sự yếu hèn, sự sợ hãi và nỗi tuyệt vọng đã chết. Sự mạnh mẽ, sức mạnh và lòng can đảm đã nảy sinh. Tôi vẫn là Malala như xưa. Những ước muốn của tôi vẫn như cũ. Những hy vọng của tôi vẫn như cũ. Và những giấc mơ của tôi cũng vẫn như cũ. Anh chị em thân mến, tôi không chống phá ai hết. Tôi cũng không đứng đây để nói về sự trả thù cá nhân đối với người Taliban hay bất cứ một nhóm khủng bố nào. Tôi đứng đây để nói về quyền được đi học của mỗi trẻ em. Tôi mong muốn sự giáo dục cho con trai và con gái của người Taliban và của tất cả những người khủng bố và cực đoan. Tôi thậm chí không căm thù người Taliban nào đã bắn trúng tôi.
Cho dù tôi có súng trong tay và anh ta đang đứng trước mặt tôi, tôi cũng sẽ không bắn anh ta. Đây là sự từ bi mà tôi đã học được từ Mohamed, nhà tiên tri của nhân từ, từ Jesus Christ và đức Phật. Đây là di sản về sự đổi thay mà tôi đã thừa hưởng được từ Martin Luther King, Nelson Mandela và Mohammed Ali Jinnah.”
[…]
“Anh chị em thân mến, chúng ta không nên quên rằng hàng triệu người đang phải chịu đựng nghèo khó và bất bình đẳng và sự vô học. Chúng ta không nên quên rằng hàng triệu trẻ em phải rời bỏ trường lớp. Chúng ta không nên quên rằng anh chị em chúng ta đang chờ đợi một tương lai tươi sáng và hòa bình. Vậy chúng ta hãy mở một cuộc đấu tranh thật huy hoàng chống lại sự thất học, nghèo đói và khủng bố, chúng ta hãy nhặt sách và bút lên, vì đây là những vũ khí mạnh mẽ nhất. Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút có thể làm thay đổi cả thế giới. Giáo dục là phương thức duy nhất. Giáo dục là hàng đầu. Cám ơn.”
(Nguồn:http://haydanhthoigian.net/2013/07/14/bai-noi-chuyen-cua-malala-yousafzai-truoc-lien-hiep-quoc/ - Diệu Quyên dịch)
Lần khác, vào ngày 08.10.2013 trong chương trình truyền hình The Daily Show with Jon Stewart của Mỹ. Phóng viên đồng thời là danh hài Jon Stewart đã giới thiệu cuốn sách vừa xuất bản mang tựa đề „Tôi là Malala – I am Malala“ và đặt câu hỏi là Malala sẽ hành động như thế nào nếu Talaiban muốn đến sát hại cô. Câu trả lời tự nhiên không chuẩn bị của em đã khiến người dẫn chương trình nổi tiếng và đầy kinh nghiệm như Jon Stewart phải lặng người trong vài phút và không nói nên lời.
Malala đã phát biểu đầy cảm động: „Tôi vẫn tự hỏi, tôi phải làm thế nào nếu Taliban đến đây. Tôi tự nhủ: Malala này sẽ cầm chiếc giày lên và đập vào đầu họ. Nếu họ từng nghĩ là Malala thuở đó thật ngây thơ ngu dại thì sẽ lầm to. Nhưng tôi liền nghĩ ngay lại rằng: nếu tôi cầm chiếc giày đánh lên họ thì thật tôi cũng chẳng khác gì họ. Tôi không thể đối xử với người khác bằng bạo lực và hung ác, tôi sẽ đấu tranh với người khác bằng hòa bình, bằng đối thoại và bằng giáo dục. Rồi tôi nghĩ tôi sẽ nói với họ rằng giáo dục là quan trọng thế nào và sẽ nói, thậm chí tôi cũng muốn mang nền giáo dục đến với con cái của họ nữa. Và tôi sẽ nói: đó là tất cả những điều tôi muốn nói với các ông, giờ thì các ông muốn làm gì tôi thì làm”.
Ông Jon Stewart và khán giả sửng sờ trước câu trả lời của Malala. Sau đó để làm dịu không khí buổi phỏng vấn, ông ta xin nhận Malala làm con nuôi.
(Chú thích: hình ảnh dùng giày đánh lên đầu người khác trong văn hóa Ả Rập là một hình thức sỉ nhục, như sự kiện Tổng Thống Mỹ George W. Bush đã từng bị một phóng viên ném giày vào đầu tại Iraq vào năm 2008 trong một buổi họp báo; có thể so sánh như người bình dân ở Việt Nam hay nói dùng chổi đánh lên đầu. - vct)
Đáng khâm phục thay một em bé gái lớn lên trong văn hóa Hồi Giáo, lúc đó chỉ mới 16 tuổi, mà đã có những nhận định chín chắn như thế. Cốt cách và khẩu khí này đến nay người ta chỉ thấy ở những bậc Thầy tiếng tăm như Mahamat Gandhi hay Đạt Lai Lạt Ma, Thích Nhất Hạnh.
Em Malala cũng được Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle cũng như con gái Malia tiếp kiến tại Tòa Bạch Ốc vào 11.10.2013. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama muốn ngỏ lời cám ơn Malala vì những công lao của cô cho việc giáo dục trẻ gái ở Pakistan. Em cũng đã tiếp kiến Nữ Hoàng Anh Elisabeth để cám ơn và tặng bà cuốn sách của em.
Trong năm 2013 Malala đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế giá trị, ví dụ như:
Giải “Hòa bình Thiếu Nhi Quốc tế - International Children Peace” vào 06.09.2013 tại thành phố The Hague (Den Haag) Hòa Lan.
Giải thưởng nhân quyền Politkovskaya vào ngày 4.10.2013 do Tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền lợi phụ nữ “RAW in WAR“.
Giải thưởng Sakarov: Giải thưởng nhân quyền danh giá nhất Liên hiệp Âu Châu (Sakarov Award-EU’s top Human Rights Award) vào ngày 11.10.2013. Giải thưởng đã từng trao cho các nhân vật tranh đấu nhân quyền lừng danh như Nelson Mandela (Nam Phi), bà Aung San Suu kyi (Miến Điệm)… Malala đã vượt qua những người được đề cử khác là Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo đã tiết lộ tài liệu mật về chương trình giám sát quy mô của Mỹ, và ba nhà đối lập Belarus đang bị cầm tù. Đây còn được xem là giải thưởng hàng đầu châu Âu với giá trị tương đương 65.000 USD.
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi.
Trên một chương trình Truyền hình ở Đức mang tên “RTL-Một Năm Nhìn Lại” vào ngày 02.12.2013, người dẫn chương trình nổi tiếng là Günther Jauch đã phỏng vấn Malala và em cũng đã nói: "Tôi chỉ mong muốn mọi trẻ em được hưởng nền giáo dục. Và tôi cũng muốn con cái của Taliban cũng có thể đi học, bởi vì giấc mơ của tôi là mọi trẻ em được cầm các cuốn sách và cây bút trong tay. Tôi sẽ luôn luôn đấu tranh cho giáo dục.” Khi Günther Jauch đề nghị Malala có một lời nhắn gởi gì đó với các bạn trẻ ở Đức thì Malala đã mỉm cười và nói rằng: Sự học rất ư cần thiết. Có bao nhiêu đứa trẻ trên thế giới muốn đi học mà vì lý do này lý do nọ không thể đi được. Các bạn ơi, các bạn vẫn có thể thích và cứ chơi Gameboy nhưng phải nhớ học.
Malala, một cô gái 17 tuổi, với tôi dù xa địa lý, lạ văn hóa như thế, đã nhắc cho tôi những bài học Phật Pháp cơ bản mà tôi đã học từ thuở còn là Oanh Vũ ở GĐPT Hà Linh, đó là Bi Trí Dũng.
Bi: Tình thương người rộng lớn, kể cả với những kẻ đã từng có ý giết hại em. Em vẫn xem họ chỉ là những nạn nhân của cuồng tín ngu muội, của tham sân si. Em sẵn sàng tha thứ cho họ và sẵn sàng giúp con cái họ trên bước đường giáo dục. Bài học về sự tha thứ của em bé 17 tuổi này đáng để mọi người suy nghĩ.
Trí: Đặt giáo dục trẻ em lên hàng đầu, bất chấp tất cả hiểm nguy. Em đã đánh thức tất cả những kẻ trách nhiệm trên thế giới biết rằng hiện nay, thế kỷ thứ 21 vẫn còn 57 triệu trẻ em không có cơ hội đi học. Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút là khẩu hiệu em đã đề ra tại Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, câu chuyện này cũng giúp cho những bạn trẻ khác ở Tây phương, ở khắp nơi biết rằng, sự việc được cắp sách đến trường không phải ai cũng có được, không phải là một điều dĩ nhiên!
Dũng: Vô úy – không sợ hãi trước mũi súng, không sợ hãi trước bạo lực. Em cũng dạy cho chúng tôi rằng, cách giải quyết mâu thuẩn không phải bằng con đường bạo lực: lấy oán báo oán, oán ấy chất chồng; lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan. Em cũng cho thấy rằng tâm vô úy không phân biệt tuổi tác, dù lúc em 11 tuổi hay 17 tuổi bây giờ và những ngày sau này nữa.
Tôi biết, em không phải Phật Tử, và em cũng còn quá trẻ để chỉ nghĩ tới một kiểu chính trị toan tính thiếu thành thật, nhưng tại sao em có thể có những suy nghĩ như những Phật Tử, kể cả tinh thần bất bạo động của Phật Giáo? Thôi, tôi hiểu rồi - em chỉ nói ra những nhận thức đúng như chân lý. Và chân lý, sự thật luôn bên nhau, là nhau – dù đó là những điều đã hơn một lần được nói ra ở tận vùng thung lũng sông Hằng miền đông bắc của tiểu lục địa Ấn Độ trên hai ngàn năm trước, không chỉ cho riêng ai mà cho cả nhân loại.
Xin cám ơn em, Malala. Ma-la-la, mãi-là-lá / Ma-la-la, mãi-là-hoa. Vâng, em là lá, em là hoa cho đời thêm xanh mát. Cho phép tôi gọi em như thế theo âm ngữ tiếng Việt của tôi: Ma-la-la, mãi-là-lá / Ma-la-la, mãi-là-hoa
Ma-la-la,
mãi-là-lá, mãi-là-hoa
Cho đời rộn mãi khúc ca tình người.
Cám ơn em đã giúp tôi ôn lại bài học Phật Pháp Oanh Vũ ngày xưa. Xin cám ơn!
Kiel, nghinh xuân 2014
Nguyên Đạo - Văn Công Tuấn